Mục lục
Thứ Nguyên Chi Môn
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Thiên Trạch đem Sở vương bức qua nước Tề đem thổ địa rộng lớn nước Sở sát nhập vào Đại Việt, sau khi trở về Đế thành được 10 ngày thì tổ chức đại lễ luận công phân thưởng cho những kẻ có công, cùng với đó lập tức thực thi biến sách trên toàn bộ lãnh thổ mới thu kia.

Làn gió cải cách đến với đất Sở, chỉ cần chống cự phản đối đều bị cưỡng chế trấn áp hoặc khu trục qua nước khác, những kẻ phản loạn Việt Đế cũng không ngại tắm máu.

Sở quốc chỉ trong chưa đến một năm liền bị đánh gục, nước Việt như mặt trời ban trưa thay thế Sở trở thành Thập Quốc Chư Hùng.

Diệt Sở xong Thiên Trạch không vội chinh phạt mà nghỉ ngơi hai năm, đem Sở nước bình ổn cùng trấn áp, thiết lập tuyệt đối khống chế trên lãnh thổ mới thu rộng lớn này.

Chia lãnh thổ Sở quốc làm ba châu là ba vùng Tây Sở Đông Sở Nam Sở, mỗi châu chia thành chín quận, thống nhất chế độ cân đo, tiền tệ, thống nhất kích thước của trục xe trong cả nước, dùng chung một loại chữ, hết thảy đều lấy Đại Việt làm chuẩn.

Cùng với đó là sáu trăm vạn quân Sở qua đi chiến tranh chỉ còn hai trăm năm mươi vạn hàng binh, dưới Thiên Trạch lôi kéo dụ dổ.... và được hắn chia làm ba phần.

Một phần thì phân vào việc xây dựng đường sá kiến trúc tháo bỏ thành trì.... một phần thì được giữ lại làm trị an kiểm soát các khu vực, nằm dưới quyền của các quan viên lâm thời Đại Việt quản hạt trên đất Sở. Còn lại được hắn biên chế vào quân đội Đại Việt, huấn luyện chuẩn bị mở rộng đại nghiệp chinh phục các nước.

Quá trình biến pháp cũng sinh ra không ít cản trở từ tầng lớp quý tộc quan viên, hoặc là thế lực giang hồ chống đối.

Tuy nhiên dưới thiết quân lực của Thiên Trạch ban xuống, những kẻ chống đối không bị giết cũng trở thành lực lượng lao động.

Mà trái với quý tộc, tầng lớp hạ lưu chiếm rất lớn trong xã hội các nước bị đàn áp thì nhiệt liệt hưởng ứng với Đại Việt. Bọn họ không quan tâm là nước nào thống trị, chỉ quan tâm đến việc ai cho bọn họ sinh tồn, giúp bọn họ sống sót không phải đói rét.

Mà Đại Việt không chỉ miễn phí dựng các Bệnh Xá cho các Đại Phu chữa trị dân chúng, mà còn lập ra các Trường Học dạy chữ, còn đem cây giống có năng suất cao ban cho người dân trồng trọt, thu lại thổ địa quý tộc phân phát lại....Chế độ thi cử quan lại để tầng lớp dân chúng thay đổi thân phận, các công trình công cộng....

Quá nhiều thứ tốt cùng đãi ngộ mà trước nay bọn họ chưa nhận được, đối với biến pháp của Đại Việt vui mừng hưởng ứng.

Chỉ cần chống đối liền trực tiếp cưỡng chế làm lao tù hoặc đuổi khỏi thổ địa, không có khoang nhượng chỉ có tuyệt đối phục tùng.

Trong hai năm Đại Việt tiêu thụ Sở quốc, các nước lớn lân cận cũng có biến động.

Vào năm Đế Long Hoàng năm thứ 3, Yên vương Hỉ sai tướng quốc Lật Phúc đi sứ nước Triệu, tặng Triệu Hiếu Thành vương 5000 lạng vàng để kết liên minh cùng chống Tần. Khi trở về, Lật Phúc lại khuyên vua Yên nên đánh chiếm nước Triệu vì trai tráng nước Triệu đã chết gần hết trong trận Trường Bình, chỉ còn trẻ con và người già yếu.

Yên vương Hỷ chia quân làm 2 đường, sai Lật Phúc tấn công đất Cao, còn Khánh Tần và Nhạc Gian đánh đất Đại.

Triệu Hiếu Thành vương sai Liêm Pha và Nhạc Thừa ra chống cự. Liêm Pha đánh tan quân Yên, giết chết Lật Phúc, còn Nhạc Thừa cũng phá Khánh Tần ở đất Đại, bắt sống Khánh Tần và Nhạc Gian.

Cuối năm này, Chu thiên tử Cơ Diên chết, thái tử Chích Viêm kế vị.

Đế Long Hoàng năm thứ 4, quân Triệu thừa thắng tiến sang đất Yên. Liêm Pha truy đuổi 500 dặm, tiến vào nước Yên, vây hãm Kế thành.

Yên vương Hỷ sợ hãi, cử Tương Cừ làm Tướng quốc ra điều đình với quân Triệu. Tương Cừ nói với Liêm Pha xin giảng hòa, Liêm Pha mới rút quân.

Cuối năm này Thiên Trạch lấy cớ Tề vương Kiến, chứa chấp Sở vương mà chuẩn bị binh lực phát binh đánh Tề.

Trong mười hai nước lớn thì Tề là quốc gia có thổ địa chỉ sau Sở quốc, tuy nhiên quốc lực lại không thể bì được.

Hai mươi năm trước khi Việt Đế phục quốc, nước Tề bị các nước chư hầu Yên, Ngụy, Tần, Triệu và Hàn tấn công suýt phải diệt quốc. Nhờ có người đất Cử ra sức giúp Tề Tương vương giữ thành, lại nhờ có tướng giữ thành là Điền Đan dùng mưu kế giữ được thành khiến Nhạc Nghị không thể hạ được 2 thành còn lại của nước Tề sau khi đã chiếm được 70 thành.

Sau này Điền Đan đánh bại Nhạc Nghị, quân Yên phải rút về nước. Nước Tề được khôi phục, Tề Tương vương ở ngôi được 19 năm thì chết, Tề vương hiện giờ chính là Điền vương Kiến, tại vị đã được 10 năm.

Nước Tề đang trong đà khôi phục, mà Việt quốc lúc này đã là bá chủ Trung Nguyên, binh lực có thể kém cạnh nhưng quốc lực mạnh mẽ vô cùng.

Đại Việt năm thứ 5 đầu tháng 2, Thiên Trạch đánh Tề dẫn theo gần 200 vạn binh lực, chia thành các mủi hướng khác nhau do các Tướng quân tiến đánh, thực hiện việc ăn chậm no lâu, những nơi chiếm được liền triệt để khống chế thổ địa.

Ngoài Đại Việt đại quân ra còn có Triệu quốc cử binh, Tần quốc cử binh, Tống, Minh tham dự vào, hoặc các thế lực giang hồ quấy phá.

Tề quốc chống cự được ư?

Mất một năm, sau khi đại tướng quân Điền Đan và Ngao Ngụy Mâu thất trận chết, Tề quốc không chống cự được, Tề vương Kiến nghe lời tướng quốc Hậu Thắng, không đánh trả mà mang gia quyến ra hàng.

Thiên Trạch cho Tề vương Kiến đầu hàng, giữ lại mạng sống cho Tề vương cùng trên dưới Điền thị, nhưng đặt nước Tề thành Tề châu chia thành mười hai quận.

Từ đó nước Điền Tề bị diệt, Tề quốc giống như Sở thổ địa thuộc về Đại Việt.

Thiên Trạch lại ngủ đông một năm tiêu thụ thổ địa rộng lớn cùng biến pháp trên nước Tề.

Trong năm Đại Việt đánh Tề, Triệu Hiếu Thành vương lại sai Nhạc Thừa vây đánh nước Yên.

Sang năm Đế Long Hoàng thứ 5, vua Triệu lại hợp binh với nước Ngụy cùng đánh Yên. Yên vương Hỷ phải cắt đất xin giảng hòa, quân Triệu mới rút lui.

Đế Long Hoàng năm thứ 6, Yên vương Hỷ và Triệu Hiếu Thành vương đổi đất cho nhau: Yên giao cho Triệu đất Cát, Vũ Dương và Bình Thư, còn Triệu giao cho Yên đất Long Đoái, Phân Môn, Lân Nhạc.

Tại phía bắc, Triệu Hiếu Thành vương dùng Lý Mục làm tướng trấn giữ chống Hung Nô. Nhờ tài năng của Lý Mục, quân Triệu diệt hơn 90 vạn quân Hung Nô, phá Đan Lam, phá Đông Hồ. Đất đai phía bắc nước Triệu được mở rộng.

Cuối năm Đế Long Hoàng thứ 6.

Nhận thấy Việt quốc thế lớn, Tín Lăng vương lo sợ Việt quốc chiếm Tề từ đất Sở quay sang công kích nước Ngụy, liền phái sứ thần hợp tung các nước còn lại liên kết cùng nhau chống Việt, các nước là Chu, Hàn, Yên, Vệ, Lương, Thục, Tam Tấn, Đại, Tống, Lỗ, Thổ Phồn, Đột Quyết, Minh, Tống đồng ý liên minh, hạn chế lại thế tằm đang ăn lá của Đại Việt.

Những khi sứ thần Ngụy quốc sang đi sứ Tần cùng Triệu lại sinh biến, không những không hưởng ứng còn chiêu cáo thiên hạ phát binh thay Việt đánh các nước có ý đồ liên minh đánh Việt.

Thiên Trạch lấy cớ các nước bất kính với mình, để các tướng lĩnh cất quân đánh các nước tham dự vào hợp tung.

Một đánh này đánh tận 2 năm, Việt, Tần cùng Triệu liên minh đánh các nước còn lại lấy thế thắng mà kết thúc, gần 1200 vạn sinh mạng chết trận chiến trường.

Chiến Quốc Thập Nhị Hùng lại thêm ba cái tên khác tiêu vong, Ngụy cùng Tống, Minh quốc sáu phần thổ địa rơi vào tay nước Việt, 4 phần còn lại Tần Triệu chiếm lấy.

Các nước còn lại hao binh tổn tướng, quốc thổ bị mất đi.

Nặng nề nhất là Chu quốc, một nữa thổ địa bị Tần tướng Lã Bất Vi thu lấy, Vệ quốc phụ thuộc vào Tần cũng bị Tần diệt.

Đế Long Hoàng đầu năm thứ 9, Triệu Hiếu Thành vương qua đời, vì thái tử chết yểu tại 3 năm trước nên Triệu Yển được giữ ngôi thái tử và nối ngôi, tức Triệu Điệu Tương vương.

Cự Lộc hầu Triệu Mục kiến nghị với Triệu vương hàng Việt, Triệu Điệu Tương vương chấp thuận,Triệu quốc cúi đầu xưng thần, Triệu vương chủ động đem binh quyền giao ra hợp nhất thổ địa với Đại Việt, khiến cho Đại Việt đã lớn còn thêm rộng lớn hơn, chiếm cứ đến 5 phần Trung Nguyên.

Việc làm của Triệu vương khiến cho nước Triệu không ít thế lực phản đối, trong đó Lý Mục cùng Liêm Pha nắm giữ binh quyền không đồng ý, nhưng Triệu vương hạ lệnh ra ngoài biên giới chống người Hồ canh giữ, không có lệnh không được về kinh.

Thiên Trạch đã sớm khống chế Triệu vương, cho nên khi trước Triệu Điệu Tương vương lên tiếng hàng thì bí mật bố trí ám thủ tiếp thu cùng chuyển giao quyền lực, thu lấy Triệu quốc một cách thuận lợi.

Cũng trong năm này, Trang Tương vương bị Lã Bất Vi hại chết, Doanh Chính kế vị làm Tần vương đời tiếp theo.

Tuy người Tần biết Lã Bất Vi đứng sau giết Trang Trương vương nhưng Lã Bất Vi lúc này thế đả mạnh, cùng với thái hậu Triệu Cơ đem nước Tần quyền lực chưởng khống, sau một năm Lã Bất Vi lại thông qua Tần vương phát động đánh Chu, muốn chiếm nốt nữa phần lãnh thổ còn lại của Chu quốc.

Chu vương Chích Viêm phái người đi sứ sang Việt cầu cứu, nhưng Thiên Trạch lấy cớ Chu quốc năm xưa hợp tung cùng các nước đánh Việt, lại thêm Việt xuất binh đánh Âu Việt phía nam không cứu giúp.

Mười hai nước lớn trung nguyên thì Sở, Tề, Ngụy, Triệu, Tống bị Việt xâm chiếm, Bắc Ly từ lâu cúi đầu xưng thần, Hàn quốc bấp bênh bị Việt Tần kẹp. Yên lại ở xa, Chu quốc chỉ có thể trông chờ vào các tiểu quốc phụ thuộc.

Nhưng Vệ quốc bị Tần diệt, Thục và Lương lại bị Tần kẹp không thể xuất binh, lại lo sợ Đại Việt cường quốc mà không dám cứu Chu quốc.

Đến cuối năm Đế Long Hoàng thứ 9, Lương vương Chu Ôn từ bỏ việc đối đầu với Tần quốc, hợp lực với Tần công phá đô thành Chu quốc, Chu quốc đến đây thì vong.

Lương, Thục cùng Tam Tấn ba nước cúi đầu xưng thần với Việt quốc, trở thành hai nước phụ thuộc với Đại Việt.

Đầu năm thứ 10, Âu Việt phía nam bị Đại Việt thu nạp, Đại Lý không đánh mà hàng sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt.

Trong năm này, Tần diệt Chu biên giới giáp với Hàn quốc, lại sẵn cơ hội Việt quốc đang sát nhập Tây Hạ, Tần lại động binh với Hàn.

Hàn quốc giống như Chu quốc trước đây, Đại Việt lấy cớ đang đánh Tây Hạ, lại thêm Tần cũng là minh hữu của Đại Việt mà không ứng cứu, để mặc Hàn quốc.

Hàn quốc từ khi Hàn vương An chết thổ địa bị cắt quốc khố bị dời, quốc lực suy kiệt theo Thiên Trạch họa hại. Sau lại Tần Trang Tương vương lấy cớ mà chiếm được không ít thổ địa, sau này vì hưởng ứng Tín Lăng vương mà lại thất thế.

Đứng trước hổ lang Tần quốc, chỉ trong một năm liền bị công phá.

Đại Việt dùng hai năm thời gian tiến đánh Dạ Lang, Nam Cương, Điền Việt đem các nước này thu vào thổ địa của mình.

Đại Việt trải qua 11 năm trở thành bá chủ trung nguyên chi địa, thay thế nhà Chu hiệu lệnh chư hầu, nắm giữ 7 phần trung nguyên chi địa.

Trong 11 năm này Đại Việt quốc thổ lẫn quốc lực bành trướng, song cùng với đó là các phản loạn hay chống đối ở các nước vẫn không ngừng nổ ra.

Có là giới quý tộc địa chủ phản đối với những lợi ích bị xâm phạm, hoặc có cá nhân trung liệt với nước cũ, hoặc là những kẻ thuần không ưa thích với bộ máy Đại Việt, hoặc những kẻ muốn đông sơn tái khởi trong tối...

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK