Ngô Bình tiến lại gần, sau đó nhấc chân đá mạnh vào người ông ta. Sau ba cú đá của anh, mặt mũi đạo nhân kia đã sưng vù, ông ta vừa tức vừa ngạc nhiên nói: “Cậu dám đánh tôi…”
Chát!
Ngô Bình tát vào mặt ông ta rồi hỏi: “Ông bị điếc à? Không nghe thấy tôi nói gì hay sao? Muốn vào Thiên Kinh thì phải khai báo, ông đã khai báo chưa?”
Sau khi ăn một cái tát, đạo nhân kia lập tức ngoan hơn hẳn, vì ông ta đã nhìn thấy Linh Hy với khí tức khủng khiếp và phát hiện cô ấy là Thiên Tiên, hơn nữa người đang ra tay với ông ta rất mạnh, làm ông ta không còn sức chống trả.
Con hổ đen nằm im bất động, Ngô Bình nói: “Mày ra đây”.
Vì thế, nó chầm chậm bò tới cạnh chủ nhân của mình, sau đó lại nằm im.
Ngô Bình hỏi: “Ông là người của môn phái nào?”
Đạo nhân: “Tôi là trưởng lão của Tiên Phật Môn”.
Ngô Bình chỉ vào ba năm hai nữ ban nãy rồi nói: “Ông và họ nhanh chóng hô to nhận lỗi ngay một trăm nghìn lần, sau đó cùng khai báo khi nào rời đi”.
Cứ thế, trong một buổi sáng, Ngô Bình đã chặn được mấy chục người, ban đầu họ rất ngông nghênh, người cậy mạnh, kẻ vô lễ.
Nhưng cuối cùng, ai cũng phải quỳ dưới đất, sau đó cũng phải nói xin lỗi cả trăm nghìn lần.
Đến chiều, cục diện đã khác hẳn. Các tu sĩ bay đến nhìn thấy cả đám tu sĩ Địa Tiên quỳ dưới đất thì biết ngay không dây vào nhóm Ngô Bình được, vì thế hầu hết đều đồng ý đáp xuống khai báo.
Đương nhiên vẫn có người không chịu khai báo, sau đó người bị đánh đuổi đi, người thì lại quỳ xuống tiếp tục chịu phạt.
Đến khi trời tối, danh tiếng của Thiên Long đã vang khắp xa gần, ai cũng biết có một người lợi hại trấn thủ ở đây, ngoài ra còn có cả một tu sĩ Thiên Tiên nên tu sĩ nào đi ngang qua cũng phải khai báo và nói rõ mục đích đến đây. Nếu muốn ở lại Thiên Kinh thì phải xin giấy tạm trú.
Một khi quyền lực được hình thành thì mọi chuyện sau đó đã dễ dàng hơn hẳn. Sang ngày thứ hai, công việc còn thuận lợi hơn, sau đó các long vệ không cần hò hét nữa, mà ai cũng chủ động đáp xuống khai báo hết.
Chiều cùng ngày, Ngô Bình bảo Linh Hy trông coi ở đây, còn mình thì về nhà.
Về nhà rồi, anh mưới phát hiện người nhà của Đường Tử Di và Đào Như Tuyết vẫn đang lo công việc ở ngoài. Dẫu sao, sự nghiệp của nhà họ cũng lớn, dù đến đây tránh nạn thì cũng phải thu xếp ổn thoả mọi thứ đã.
Cuối cùng, Ngô Bình vẫn không yên tâm nên lại chạy đến Vân Kinh, xem khi nào thì Đường Tử Di mới đến.
Sau khi đến sơn trang Vân Đỉnh, Ngô Bình không gặp được Đường Tử Di, hỏi ra thì mới biết hầu hết thành viên của nhà họ Đường đều đang ở trên đảo Vân Mộng.
Dưới chân núi Vân Đỉnh có một hồ nước tên là hồ Vân Trạch. Hồ này thời cổ đại rất rộng, nhưng giờ thì đã bị thu hẹp lại nhiều.
Trên hồ có một hòn đảo nhỏ tên là Vân Mộng với diện tích hơn một trăm nghìn mét vuông, phong cảnh thì đẹp hết chỗ chê. 20 năm trước, Đường Thời Lộc đã mua lại hòn đảo này, say đó xây dựng nhà cửa mang phong cách cổ xưa trên đảo, ngoài ra còn trồng cây và hoa. Sau khi xây dựng xong, đảo Vân Mộng cũng trở thành nơi nghỉ dưỡng của gia tộc họ. 20 năm qua, nhà họ Đường liên tục mời các người thợ giỏi đến để hoàn thiện thêm cho hòn đảo.
Khi Ngô Bình đặt chân đến đây thì thấy hơi kinh ngạc, không ngờ hồ nước vốn bé tẹo giờ lại rộng tới mức mày.