Cả Vân Đông chấn động khi nghe tin này, đám người cùng tham gia đối phó nhà họ Lý đều sợ đến mất mật, vội vàng mang theo sổ sách công khai sản nghiệm đến nhà họ Lý dập đầu bồi tội.
Trong sân nhà họ Lý có rất nhiều người đang quỳ gối, hai tay họ nâng cao sổ sách, cả người không kìm được run rẩy.
Nhà họ Lý này quá mức đáng sợ, đến cả thế lực lớn mạnh như nhà họ Nghiêm mà còn bị diệt vong chỉ trong ngày một ngày hai, vậy nên sao bọn họ có thể chống lại được chứ?
Cùng hôm đó, thương hội Vân Đông do ba mươi hai gia tộc góp vốn được thành lập, bầu Lý Vân Đẩu lên làm hội trưởng. Ba mươi mốt nhà còn lại bỏ ra tổng cộng ba trăm tỉ, nhà họ Lý góp hai trăm tỉ, thành lập nên tập đoàn Đại Thương Vân Đông.
Tập đoàn Đại Thương lần lượt thiết lập các loại hạng mục như ngân hàng, bảo hiểm, công ty bất động sản. Nhưng ngoài nhà họ Lý thì những người khác chỉ nắm lượng cổ phần rất nhỏ, cộng lại chưa đến 10%, một mình nhà họ Lý chiếm 90% cổ phần.
Rõ ràng 31 nhà còn lại phải chịu thua thiệt, nhưng bọn họ cũng chỉ đành chấp nhận điều đó. Thành lập tập đoàn Đại Thương vốn dĩ chính là thủ đoạn để nhà họ Lý danh chính ngôn thuận chiếm lấy tài sản của đám người kia.
Tất nhiên Lý Vân Đẩu cũng đã lên tiếng, chỉ cần đám người kia thể hiện tốt thì sau này nhà họ Lý sẽ dẫn bọn họ cùng đi đến tương lai huy hoàng.
Rắc rối của nhà họ Lý đã được giải quyết hoàn toàn. Nhưng so với những rắc rối đó, điều Ngô Bình quan tâm hơn cả chính là chuyện dời mộ.
Anh tìm chuyên gia công trình thổ mộc tới, nhờ có sự trợ giúp của họ mà chỉ trong ba ngày đã hoàn thành bản quy hoạch của cục Vạn Long Triều Thánh.
Nhất thời, danh tiếng của nhà họ Lý nổi bật hẳn lên, ai ai cũng biết nhà họ Lý thâm sâu khó lường, không được phép động chạm. Đến cả nhánh con Nghiêm gia của Thánh Nhân cũng đã suy tàn thì làm gì có ai chống lại được đây?
Ngô Bình ở Vân Đông thêm bảy ngày, đến ngày thứ tám mới quay về Vân Đỉnh.
Trong mấy hôm anh ra ngoài, thành phố Vân Đỉnh đã phát sinh biến đổi long trời lở đất, bản quy hoạch tổng thể chính thức được đưa ra, gần tám mươi phần trăm diện tích Vân Đỉnh được gộp vào khu Hưng Long.
Mục tiêu phát triển của khu Hưng Long là trở thành trung tâm công nghiệp quốc gia về y học, nguồn năng lượng mới và chất bán dẫn. Trong tương lai, ba loại xí nghiệp đi theo định hướng này sẽ được miễn thuế ba năm và vay vốn với lãi suất thấp trong vòng năm năm.
Hiện giờ La Duy Khang đang giữ chức vị cao thứ hai của khu vực này, còn người đứng đầu là một vị tỉnh trưởng được thuyên chuyển từ tỉnh khác tới.
Việc khởi công xây dựng các xí nghiệp của Ngô Bình đều đang tiến triển vô cùng thuận lợi.
Lý Mai cũng đang ở Vân Đỉnh. Nhờ có sự tác động của cô mà tập đoàn Lý thị và tập đoàn Hắc Đế dưới quyền quản lý của Hắc Thiên Giáo cùng bỏ vốn thành lập một quỹ đầu tư.
Trong quỹ đầu tư đó, tập đoàn Lý thị nắm giữ 20% cổ phần, tập đoàn Hắc Đế nắm 20%, Ngô Bình giữ 50, 10% còn lại do nhóm Lý Nghiễm Long, Đào Như Tuyết, Lãnh Như Yên, Chu Thanh Nghiên, Diệp Huyền và Từ Quý Phi nắm giữ, mỗi người họ đều góp hoặc ít hoặc nhiều tiền bạc vào quỹ.
Quỹ đầu tư được đặt tên là Quỹ đầu tư phát triển Viêm Long, với số vốn lên đến 2500 tỉ.
Ngày về nhà, Ngô Bình đã tiện tay cải tạo luôn bố cục phong thủy của khu Hưng Long. Vì có nhiều công trình cần xây dựng nên phải cho nổ tung mấy ngọn núi, đào thêm mấy con sông, đồng thời triển khai công tác xanh sạch hóa trên diện rộng.
Phù sa không chảy ruộng ngoài, bởi vậy anh bèn gọi mấy người quen như Trương Bảo Thắng, Tần Nhược Vũ tới, để bọn họ phụ trách hạng mục công trình. Công trình lớn có giá trị mấy chục tỉ như thế, chỉ chia bừa vài phần lợi nhuận thôi thì bọn họ cũng đã có vài trăm triệu.
Vì thế, tuy Lý Mai tuyên bố với bên ngoài rằng tập đoàn Lục Hóa Vân Đỉnh là một tổ chức từ thiện, tương lai sẽ đóng góp 50 tỉ để tập trung vào vấn đề xanh sạch hóa và bảo vệ môi trường của Vân Đông, thậm chí là cả Viêm Long.