Đám người kéo thuyền cũng đứng dậy và lấy ra một sợi dây gai dầu to bằng quả trứng, người dẫn đầu đeo dây gai vào lưng, nắm lấy dây và bắt đầu leo núi.
Những người kéo thuyền còn lại cũng lấy dây thừng của riêng mình và đi theo phía sau người dẫn đầu.
Đúng như lời Trịnh Phương nói, những người đàn ông này có đôi bàn tay và bàn chân dày, trong quá trình leo núi có người bị trượt chân ngã nhiều lần, may mà tay phải luôn giữ chặt dây, nếu không sẽ rơi xuống dòng nước chảy xiết.
Sau hơn 20 phút, tất cả những người kéo thuyền cuối cùng cũng leo qua được vách đá.
Người đi đầu cởi dây gai sau lưng, chạy về phía trước hàng chục mét, tìm một cây to, quấn dây quanh thân cây hai lần rồi ném phần còn lại xuống nước.
Có những nút thắt trên sợi dây gai dày, khi dây trôi dọc sông đến nơi những người kéo thuyền dừng chân, những người kéo thuyền liền vớt nó lên, buộc dây của bản thân vào để tiếp nối đoạn dây, rồi lại thả nó cuống nước.
"Họ đang làm cái gì vậy?"
Mãn Thương gãi đầu hỏi.
"Đoạn đường này quá nguy hiểm, thậm chí không có chỗ để đi. Họ cần phải kéo dài dây".
Trịnh Phương giải thích và nhắc nhở: "Tiên sinh, đứng vững vào, đừng để rơi xuống".
Kim Phi nhanh chóng nắm lấy lan can trước mặt y.
Sợi dây trôi theo dòng sông đến nơi nghỉ ngơi.
Người phụ nữ đứng đợi bên dưới vớt sợi dây dưới nước buộc vào sợi dây ban đầu.
Sau khi xác định rằng dây đã chặt, liền tháo đầu dây buộc vào cây.
Chiếc thuyền gỗ trôi sông ngay lập tức.
Chỉ là nó chưa kịp trôi xa thì đã bị những người kéo thuyền kéo lại.
"Ba thước vải trắng, hây! Bốn lạng cây gai, hây! Chân đạp tảng đá, hây! Tay đào cát, hây! …"
Những người kéo thuyền lại hát lên và cố gắng hết sức để kéo chiếc thuyền gỗ về phía trước.
Tuy rằng con đường bên dưới không giống như vách núi không có chỗ đặt chân, nhưng cũng rất hẹp, nhiều nhất chỉ có thể đặt một chân.
Những người kéo thuyền gần như bò trên mặt đất, sử dụng tay và chân của họ, siết chặt những viên đá với vẻ mặt dữ tợn để tiến lên.
Khi thuyền được kéo đến nơi nước chảy hẹp nhất, hai người phụ nữ cũng đặt gùi xuống đất, vội vàng cởi bỏ quần áo rồi gia nhập đội người kéo thuyền.
Người phụ nữ làm việc đã lâu, da ngăm đen và thô ráp như những người kéo thuyền, nhưng dáng người rất đẹp, Mãn Thương quan sát đầy thích thú, nhưng Kim Phi không hề xao lòng, trong đầu mơ hồ nhớ đến bài “người chèo thuyền bên sông Volga”.
Nhìn vào bức tranh minh họa, Kim Phi và các bạn cùng lớp của mình cũng thảo luận về việc liệu thực sự có người nào trên thế giới này có thể chịu đựng được loại khổ này hay không.
Khi y thực sự nhìn thấy người kéo thuyền ngày hôm nay, Kim Phi nhận ra rằng thế gian này cực khổ nhiều hơn y tưởng tượng.
Đối với hai người phụ nữ, Kim Phi chỉ có sự tôn trọng và cảm thông.
Nếu có những cách khác, làm gì có người phụ nữ nào sẵn sàng trở thành người kéo thuyền?
Chắc hẳn khi mới bắt đầu họ cũng rất ngại ngùng đúng không?
Kim Phi trước giờ luôn là một kẻ ích kỉ, sau khi xuyên về không hề nghĩ đến việc làm lợi cho thiên hạ hay bất cứ thứ gì, chỉ muốn sống cuộc sống xa hoa của một địa chủ giàu có.