“Ta…”, Cửu công chúa mở miệng, nhưng lại bất đắc dĩ ngậm lại.
Một chút thất vọng lóe lên trong mắt Kim Phi.
Lúc này mới là mùa thu, nhiệt độ đã xuống rất thấp, rất có khả năng năm nay sẽ là một mùa đông lạnh giá.
Mùa đông đối với người dân là một đại kiếp nạn, mỗi mùa đông là thời điểm người dân chết nhiều nhất.
Đặc biệt là trong những năm thiên tai và mùa đông khắc nghiệt, tình hình thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Sở dĩ y nói nhiều với Cửu công chúa như vậy, chính là hi vọng Cửu công chúa có thể nghĩ biện pháp huy động một ít lương thực ứng phó với đại nạn có thể xảy ra.
Như vậy nói không chừng có thể cứu hàng chục nghìn dân bị nạn.
Bây giờ xem Kim Phi quá đề cao Cửu công chúa rồi.
Có thể cô rất thành tâm, cũng có địa vị, nhưng chuyện này liên lụy đến quá nhiều, Cửu công chúa cũng đành bất lực.
“Ai ya, Kim tiên sinh không phải anh muốn nói chuyện làm nông sao? Sao lại liên quan đến chính trị rồi?”
Mặc dù Ngụy Vô Nhai dành toàn bộ tâm huyết cho y học, nhưng dù sao cũng đã sống mấy chục năm, biết rất rõ đây là tình thế nan giải, bàn luận thêm cũng vô ích.
Liền chủ động kéo lại về chủ đề chính: “Kim tiên sinh, ngài còn chưa nói, lão tiên sinh nói với ngài cách làm ruộng như nào?”
“Tiên sinh hứng thú với trồng trọt sao?”
Kim Phi thấy Cửu công chúa không còn cách nào khác nên cũng thôi, quay sang nói chuyện phiếm với Ngụy Vô Nhai.
“Không giấu Kim tiên sinh, lão hủ đến tận năm 20 tuổi mới bắt đầu học y, trước đây là một nông dân”.
Ngụy Vô Nhai nói: “Hơn nữa năng lực làm nông của lão hủ không hề kém năng lực khám bệnh đâu. Mấy năm nay lão hủ không hề lơ là, năm ngoái hai mẫu đất vợ trồng trọt thu hoạch gần 500 kg lúa mì”.
“Nhiều vậy sao?”, Kim Phi kinh ngạc hỏi.
Y chỉ nghe theo lời Ngụy Vô Nhai mà chuyển chủ đề, không ngờ Ngụy Vô Nhai thực sự biết làm ruộng.
Vậy thì chẳng phải nên cho ông ấy vài mấu đất để thử nghiệm sao?
"Ông Ngụy, ông có bí quyết gì sao?"
Cửu công chúa cũng bị hấp dẫn bởi câu chuyện giữa Kim Phi và Ngụy Vô Nhai.
"Không có bí quyết gì, cày sâu cuốc bẫm mà thôi".
Ngụy Vô Nhai nói: "Ta, vợ ta và thiếp của ta chăm sóc hai mẫu hoa màu này, cẩn thận cày ruộng bón phân, trừ sâu nhổ cỏ, sản lượng đương nhiên sẽ cao hơn".
"Dân chúng bình thường sao có được năng lực này?", Kim Phi bất lực nói.
Thực ra người Đại Khang có không ít đất trồng trọt, nhưng thiếu thanh niên trai tráng cùng nông cụ nên không thể nào cày sâu cuốc bẫm được.
Có nhiều nơi còn có lao dịch nặng nhọc.
Cái gọi là lao dịch chính là những kẻ làm việc cho
quan phủ, địa chủ, không có tiền công, còn tự phải mang lương khô theo.