Phan Ngọc vô cùng sửng sốt, vốn y tưởng rằng Hứa Tiên không sở trường ngâm thơ làm phú, không nghĩ rằng say rượu rồi vẫn thuận miệng ngâm ra được bài thơ hay như vậy. Câu thơ đơn giản sáng nghĩa, ngay cả một người không biết chữ cũng hiểu, nhưng trong đó còn có chút hương vị dạo khắp nhân gian hào sảng không câu chấp, vô luận thế nào y cũng không ngâm ra được.
Phan Ngọc thầm nghĩ: tài thơ như vậy, khó trách được Vương Học chính coi trọng. Lại đọc lại bài thơ kia mấy lần, trong lòng càng thầm than thở, quay đầu nhìn Hứa Tiên đã khe khẽ ngáy.
Chỉ mong được thú say, kẻ tỉnh mặc ai khen. Nhưng ta không dám say, cũng không thể say!
Trong căn phòng nhỏ, không biết người nào thở dài mà phiền muộn như thế!
Khi Hứa Tiên một lần nữa tỉnh lại, trời đã đen kịt, sờ sờ đầu cũng không đau, nhưng là vô cùng khát.
Bàn tiệc rượu này đúng là ăn được thật đã.
- Hứa huynh, huynh tỉnh rồi à? Trên bàn có trà lạnh.
Nhờ Phan Ngọc chỉ điểm, Hứa Tiên uống ừng ực mấy chén nước, rồi ngưng mắt nhìn quanh bốn phía, thấy Phan Ngọc đang dựa cửa đọc sách, mở xong trang cuối cùng, quay đầu lại cười với Hứa Tiên:
- Hứa huynh đúng là một người làm thơ thật hay!
Sắc trời đã tối, trong phòng bố trí cổ kính, Hứa Tiên còn đang mơ màng với giấc mộng trở về kiếp trước, nghe vậy không khỏi sửng sốt nói:
- Thơ gì?
Phan Ngọc đọc lại bài thơ Hứa Tiên ngâm sau khi say, lại thêm tán thưởng Hứa Tiên mới hiểu được ngọn nguồn, vội vàng chối:
- Ta làm sao có thi tài như vậy, đây là khi còn bé nghe một đạo sĩ tha phương ngâm cho nghe.
Suy nghĩ một chút lại nói:
- Phan huynh vẫn đừng nên nói bài thơ này cho người khác biết.
Phan Ngọc trong lòng khó hiểu, bài thơ này nếu truyền ra thì đúng là vang danh thiên hạ, nhưng người trước mặt mình lại nói không phải là mình làm, lại bảo mình đừng nói ra, thật là tai quái. Nhưng mà hắn nghĩ lại, bài thơ này tuy đúng là hay như vậy, nhưng lại khó tránh làm cho người khác có ấn tượng ham rượu, chưa chắc là chuyện tốt cho con đường làm quan. Lúc này mới thấy thoải mãi, càng thấy Hứa Tiên nông sâu khó lường.
- Xin Hứa huynh yên tâm, ta tất nhiên giữ bí mật cho huynh.
Hứa Tiên nói tạ, vừa cười nói:
- Chúng ta cứ gọi Hứa huynh, Phan huynh thật là mệt mỏi, không bằng trực tiếp xưng tên gọi họ, gọi ta Hứa Tiên là được rồi.
- Tên ta là Minh Ngọc, Hứa Tiên huynh gọi là Minh Ngọc là được rồi.
- Mỹ nhân như ngọc?
Hứa Tiên cảm thấy lạ lùng.
- Không, là quân tử như ngọc.
Phan Ngọc lập tức nghiêm chỉnh nói.
Hứa Tiên cười nói:
- Huynh cũng là lưỡng toàn tế mỹ, mỹ nhân hay quân tử cũng chiếm hết.
Lại không ngờ Phan Ngọc nghiêm mặt nói:
- Phan Ngọc thân nam nhi bảy thước, xin Hứa huynh không nên đùa như vậy, nếu không xin huynh cứ gọi ta là Phan Ngọc đi!
Hứa Tiên chặn lại nói xin lỗi, hắn đoán càng là nam nhân tuấn mỹ thì càng quan tâm điều này! Thật đúng là phí công khen, còn làm cho Phan Ngọc tức giận. Nhưng trong lòng Hứa Tiên thầm nghĩ, công tử Phan Ngọc này chính là cáu giận cũng giống như ngọc, còn về chuyện là mỹ nhân hay quân tử thì hắn cũng không dám nhắc lại.
Nói chuyện một thời gian, sắc trời đã hoàn toàn chuyển sang tối đen.
Thư viện Cận Thiên chọn nhân tài cho quốc gia, những tú tài trẻ tuổi này xem như là trọng điểm đầu tư, phí ăn ở tất cả đều là ngân sách trong kho. Hứa Tiên hàng năm còn có thể nhận được một khoản tiền, coi như là học bổng vậy. Đây cũng chính là do tri huyện Tiền Đường thấy Hứa Tiên tương lai như hoa như gấm, nên kết một cái thiện duyên.
Trải qua mười mấy năm, Hứa Tiên rốt cục có chút tiền dành dụm, lại cũng chỉ là mấy mảnh bạc vụn, đại khái chỉ có thể coi như sỉ nhục của xuyên việt giả. Chính hắn lại cũng thật là hài lòng, thói quen kiếp trước hình thành thói tiêu tiền như nước, kiếp này vừa có chút tiền đã không nhịn được mà muốn tiêu xài.
- Minh Ngọc, tối nay ta mời lại huynh một bữa, thấy sao?
Phan Ngọc có chủ tâm muốn kết giao với Hứa Tiên, nên sẽ không cự tuyệt. Hứa Tiên dẫn Phan Ngọc đi một vòng quanh Tây Hồ, nhưng đều là tửu lâu thượng hạng, Hứa Tiên sờ sờ túi tiền của mình, trong lòng cười khổ một tiếng, cũng chỉ có thể bước qua.
Phan Ngọc nhanh nhạy, sao mà không nhận ra tâm tư của hiện tại, chẳng qua là không tiện nói, đi bên cạnh âm thầm cười. Đi hồi lâu, Hứa Tiên đột nhiên phấn chấn, thấy phía trước có một quán rượu nhỏ, nhất thời vui mừng như nhặt được vàng, nhưng cũng lại do dự.
Phan Ngọc cười nói:
- Hứa huynh đúng là người hiểu biết, Hàng Châu đúng là ăn uống ở ngõ nhỏ mới là tiêu điểm, đừng thấy những tửu lâu kia xa hoa, chân chính phong vị lại chính là những chỗ như này.
Hứa Tiên không phải đần độn, hiểu được Phan Ngọc là đang thay mình nói đỡ, nhưng đã đến lúc này hắn ngược lại thấy thoải mái, đột nhiên nói:
- Hôm nay thật ngại, chờ ta rộng rãi nhất định mời ngươi đến tửu lâu đắt tiền nhất Hàng Châu ăn uống một bữa.
Cái kiểu chưa phát tài đã tỏ ra giàu có, đây vốn là kiểu mà Phan Ngọc trước nay ghét nhất, nhưng thư sinh nghèo này nói vậy lại thấy thực thà dễ mến.
Cười trêu ghẹo nói:
- Ha ha, đến lúc đó ngươi cũng đừng xót của, rồi lại nói trong túi không đủ xin tha.
Hứa Tiên liên tục nói không đâu, hai người vào trong điếm, gọi mấy món ăn, cũng không uống rượu. Uống trà, Phan Ngọc hơi nếm thử một ngụm thì cũng không uống nữa, hắn từ nhỏ tới lớn cũng chưa từng uống loại trà kém như vậy, cũng chưa từng tới chỗ như này.
Quán rượu này làm ăn cũng không tệ, tiếng khách vung tay nói đùa, tiếng chưởng quầy đón khách, tiếng tiểu nhị oán giận đan vào chung với nhau, làm cho người ta có cảm giác quán rượu nhỏ này nhưng lại có một cỗ nhiệt khí, tục khí, nhân khí.
Chỉ là huyên náo, Phan Ngọc không khỏi khẽ cau mày, Hứa Tiên thấy thế không khỏi trong lòng hối hận, Phan Ngọc áo xanh vô khuyết, tóc dài như mực ngồi trong quán rượu như này thật đúng là có cảm giác bạch bích long đong, chỉ đơn giản ngồi đó cũng có cảm giác hoàn toàn không hợp với hoàn cảnh xung quanh.
Hứa Tiên thở dài nói:
- An năng dĩ hạo hạo chi bạch, nhiễm thế tục chi trần ai hồ. Ngã môn hoàn thị hoán nhất gia ba. (*)
Đó cũng là trích dẫn một câu nói trong “Ngư phụ” của Khuất Nguyên.
(*)
Ngư phủ - Hán
Khuất Nguyên ký phóng, du ư giang đàm, hành ngâm trạch bạn, nhan sắc tiều tuỵ, hình dung khô cảo.
Ngư phủ kiến nhi vấn chi, viết: "Tử phi Tam Lư đại phu dư? Hà cố chí ư tư?"
Khuất Nguyên viết: "Thế nhân giai trọc ngã độc thanh, chúng nhân giai tuý ngã độc tỉnh, thị dĩ kiến phóng."
Ngư phủ viết: "Thánh nhân bất ngưng trệ ư vật, nhi năng dữ thế suy di. Thế giai trọc, hà bất cốt kỳ nê nhi dương kỳ ba? Chúng nhân giai tuý, hà bất bô kỳ tao nhi xuyết kỳ ly? Hà cố thâm tư cao cử, tự linh phóng vi?"
Khuất Nguyên viết: "Ngô văn chi, tân mộc giả tất đàn quan, tân dục giả tất chấn y, an năng dĩ thân chi sát sát, thâu vật chi vấn vấn giả hồ! Ninh phó tương lưu, táng ư giang ngư phúc trung, an năng dĩ hạo hạo chi bạch, mông thế tục chi trần ai hồ!"
Ngư phủ hoàn nhĩ nhi tiếu, cổ duệ nhi khứ. Nãi ca viết: "Thương Lang chi thuỷ thanh hề, khả dĩ trạc ngã anh; Thương Lang chi thuỷ trọc hề, khả dĩ trạc ngã túc." Toại khứ, bất phục dữ ngôn.
Ngư phủ (Người dịch: Đào Duy Anh)
Khuất Nguyên bị đuổi, dạo trên bờ đầm, vừa đi vừa ngâm, vẻ mặt tiều tuỵ, dáng người gầy còm.
Ông chài trông thấy liền ướm hỏi: "Tam Lư đại phu đấy phải không? Vì sao mà đến nông nỗi ấy?"
Khuất Nguyên bèn đáp lại ung dung: "Mọi người đều say, mình ta tỉnh, khắp đời đều đục, mình ta trong, vì thế mà bị đuổi."
Ông chài nói: "Thánh nhân không câu nệ, theo đời mà biến thông. Mọi người đều say, sao không uống tràn cho ngây ngất đi? Khắp đời đều đục, sao không theo dòng mà sục ngàu lên? Lại cứ nghĩ sâu làm cao, để đến nỗi bị đuổi nào!"
Khuất Nguyên nói: "Ta nghe, người mới gội thì phủi khăn, người mới tắm thì giũ áo, ai lại đem tấm thân trong vắt, mà nhuốm lấy nhớp nhơ của vật? Thà nhảy xuống dòng Tương, chôn trong bụng thuồng luồng, sao lại đem cái tiết sáng ngời mà vùi vào bụi bặm của đời?"
Ông chài tủm tỉm cười, chèo thuyền mà đi. Hát vang sông: "Nước Thương Lang trong a, thì ta giặt khăn đầu; Nước Thương Lang đục a, thì ta rửa chân vào." Chèo thuyền thẳng đi, không nói thêm gì. |
Ngư phủ (Người dịch: Hà Thượng Nhân)
Bi ruồng bỏ Khuất Nguyên thơ thẩn
Dọc bờ sông ngơ ngẩn gầy gò
Có ông chài thấy hỏi dò:
“ngài từng giữ chức Tam Lư, thưa ngài ?
Sao đến nỗi hình hài tiều tụy
Vì cớ gì liên lụy đến thân ?
Rằng : “ nay khắp cả thế nhân,
Riêng mình ta tỉnh cõi trần đều nhơ !
Ta trong sạch không cho vấy bụi
vậy cho nên mới phải đi đầy”
Ông chài liền nói : “ xưa này,
Thánh nhân vẫn phải buông tay theo thời
Khư khư một chết chẳng dời,
Có đâu cố chấp như người mà than?
Ðời nếu đục khuấy bùn, khua sóng
Người mà say mình cũng cùng say”
Khuất rằng: “nghe nói xưa nay
Tắm xong ắt phải rủ ngay áo quần
Ðầu đã gội, ắt cần phải mũ
Tấm thân này cố giữ thanh cao
Lại đành nhơ bẩn được sao ?
Thà đem mạng sống gửi vào sông Tương
Ðâu lại chịu trăm đường tủi hổ”
Lão thuyền cười tay gõ thuyền ca :
“ Nước trong ta giặc mũ ta
Mà sông Tương đục, thôi thà rửa chân”
Rồi chèo đi không cần nói nữa.