Chuyện bức tranh này do chính tay Vân Trân vẽ Triệu Húc cũng không nói ra. Bởi vậy, dù là Túc Vương phủ hay người bên cạnh Triệu Húc đều không biết đồ đằng xuất phát từ tay Vân Trân. Mà bên phía tướng quân phủ, thời điểm biết hắn hỏi thăm chuyện năm đó cũng chỉ cho rằng sau khi Triệu Húc tới Bắc địa, trong lúc vô tình nghe được ở đâu nên tò mò điều tra.
Dù sao, cho dù triều đình hạ lệnh cấm, "Tham Lang" lại là cấm kỵ, cũng không thể thật sự lấp kín miệng lưỡi thế gian.
Trừ khi qua thêm hai mươi năm, trăm năm nữa... truyện đam mỹ
Khi đó, người chứng kiến sự việc kia đều chết sạch, vậy "Tham Lang" cùng tất cả thứ liên quan mới thật sự trở thành bí mật.
"Nếu thiếp nói thiếp cũng không biết đồ đằng này có ý nghĩa gì thì sao? Cũng không nói rõ tại sao thiếp lại biết đồ đằng này... Vậy vương gia có thể đừng nói tiếp không?" Vân Trân ngẩng đầu nhìn Triệu Húc.
Miến Đà Loa nói đây là đồ đằng gia tộc của nàng.
Triệu Húc lại nói đây là đồ đằng của phản quân "Tham Lang", là đồ đằng Thịnh gia của Thịnh Vân Lan.
Miến Đà Loa nói nữ tử trong tranh kia là mẫu thân của nàng.
Triệu Húc lại nói nữ tử che mặt trong tranh kia là thích khách từng đột nhập doanh trướng của Trấn Bắc Hầu, muốn báo thù cho Thịnh Vân Lan.
Như vậy, thân thế của thân thể này đã rõ như ban ngày.
Mẫu thân của nàng là thích khách, hơn hai mươi năm trước từng ám sát Trấn Bắc Hầu.
Trên cánh tay của nàng có đồ đằng gia tộc Thịnh gia, cho nên nàng đến từ Thịnh gia, Thịnh gia của Thịnh Vân Lan - chủ nhân của phản quân "Tham Lang" bị tiên hoàng xử tử hơn hai mươi năm trước.
Thân thế của nàng cùng "Tham Lang" năm đó có chút liên quan sâu xa, cho dù không có quan hệ huyết thống trực tiếp với Thịnh Vân Lan, nhất định cũng có quan hệ với ông ta.
Sau khi Thịnh Vân Lan bị xử tử, "Tham Lang", "Thịnh gia" liền thành cấm kỵ, chỉ cần là người dính líu tới nó đều có bi kịch thê thảm.
Mười mấy năm trước, vì ý kiến chính trị khác nhau, Hoài An Hầu Vương gia lấy tội danh tư thông phản quốc, phản quân loạn đãng vu hại Tài gia, khiến Tào gia bị xét nhà.
Tào gia bị trảm, cuối cùng chỉ còn Tử Thị sống sót.
Tới nay, "Tham Lang" vẫn là cấm kỵ, ngay cả Triệu Húc là Túc Vương cũng không rõ chân tướng năm đó. Hiện tại điều hắn biết đã phần đều nghe từ Trấn Bắc Hầu.
Mà Trấn Bắc Hầu ra mặt cũng chỉ là không muốn Triệu Húc tiếp tục điều tra, tránh rước lấy phiền phức.
Có thể thấy được triều đình sợ "Tham Lang" thế nào.
Nỗi sợ của hoàng tộc Triệu thị với "Tham Lang" đã đến mức thay đổi sắc mặt.
Như vậy, năm đó rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?
Tại sao hoàng tộc Triệu thị lại kiêng kị e dè "Tham Lang" như thế?
Chuyện đó Triệu Húc không biết, Vân Trân càng không biết.
Nhưng hiện tại điều nàng có thể xác định chính là nàng đến từ gia tộc bị coi là "cấm kỵ" kia, nàng là hậu nhân của Thịnh gia.
"Thịnh gia" này không phải "Thịnh gia" ở Lẫm Châu.
"Thịnh gia" ở Lẫm Châu là người của Lưu Vân Bạch. Nếu nó có thể tồn tại, chứng minh nó không có liên quan tới "Thịnh gia" của hơn hai mươi năm trước, hoặc là ít nhất ở bề ngoài không tra ra. Nếu không, tiên hoàng đã không cho phép bọn họ tồn tại.
Nàng là hậu nhân của "Tham Lang", điều này chú định nàng không thể nói rõ chân tướng với Triệu Húc.
Nàng vốn là một vong hồn dị thế, cơ duyên trùng hợp đi vào thế giới này, trở thành "Trân Nhi". Nàng mượn cơ thể này mà trọng sinh, nàng được ân của "nàng", vậy thân phận của "nàng", thù hận của "nàng", nàng cũng phải kế thừa.