Tháng hai, năm Kiến An thứ năm.
Tào Tháo quyết ý xuất binh từ Từ Châu chinh phạt Lưu Bị.
Xương Hi phản loạn ở quận Đông Hải, thời gian giằng co chưa đến một tháng thì gặp Hạ Hầu Uyên và Tang Bá liên liên kết trấn áp thất bại thảm hại.
Còn Lưu Bị lại không cứu Xương Hi, chỉ xuất binh Lan Lăng mang tính tượng trưng rồi dừng lại chứ không tiến nữa.
Xương Hi bị nhốt trong huyện Đàm, kiên trì được trong mười ngày.
Nhìn thấy viện binh chưa đến, thời trước Tang Bá lại phái lão hữu Tôn Quan đến chiêu hàng. Quyết định cuối cùng của Xương Hi là mở thành đầu hàng.
Tào Tháo không muốn làm kho Xương nhưng lại bắt y dời khỏi Đông Hải.
Trong lịch sử, Xương Hi hai lần mưu phản. Sau khi kết thúc trận chiến ở Quan Độ y làm loạn cuối cùng là chết vào tay Trương Liêu. Nhưng vào lúc này dường như Tào Tháo cảm nhận được một vài tình hình cho nên cũng không giống như trong lịch sử Xương Hi tiếp tục ở lại Từ Châu mà điều động y rời khỏi Từ Châu, tránh y ở lại Đông Hải rồi sinh ra cái gì đó không phù hợp hoặc gây ra tai họa ở Từ Châu...
Sau khi giải quyết Xương Hi xong, rốt cuộc Tào Tháo cũng ra tay để toàn lực đối phó với Lưu Bị.
Cũng chính là lúc Tào Tháo phát động tấn công, ở nơi cách xa Liêu Đông Tương Bình cả ngàn dặm, có một buổi tiệc rượu đang mở màn.
Qua mười ngày thương lượng, sứ giả Cao Tú Lệ Đới Cố, Chung Vu và Trần Quần Đạt cùng đi.
Dựa theo lễ pháp hai bên chính thức kí vào công văn, làm những chứng cứ hòa giải thì nhất định Lưu Sấm phải tiến hành kí tên.
Sau khi kí xong văn bản hòa nghị, Lưu Sấm tiếp tục bài trí tiệc rượu tiếp đãi sứ đoàn Cao Tú Lệ.
Trong lòng chắc chắn cũng rất vui mừng.
Lần này đến Tương Bình, có thể đàm phán thành công coi như là một công lớn. Hẳn đây cũng là những suy nghĩ thực sự trong lòng đa số người Cao Tú Lệ. Tuy những năm gần đây Cao Tú Lệ liên tiếp tấn công quấy rối thành Liêu Đông nhưng Cao Tú Lệ chật hẹp chung quy lại là có phần phồn hoa và đông đúc hơn Trung Nguyên.
Sức mạnh của quốc gia thực sự là cách quá xa.
Cao Tú Lệ có thể dựa vào hoàn cảnh và nhân tố đối kháng với tên quái vật nhà Hán này. Có thể lại muốn tiến thêm bước nữa cũng không tránh khỏi phải lo lắng.
Dưới tình hình như vậy Lưu Sấm đàm phán thành công cũng đã cảm thấy mỹ mãn rồi.
Đới Cố thay xiêm y lộng lẫy mang theo các thành viên sứ đoang đi vào quý phủ của Lưu Sấm.
Lưu Sấm ở trong phủ của Tương Bình, chính là trụ sở của Công Tôn Đệ.
Hiện giờ cả nhà Công Tôn Độ hơn trăm nhân khẩu vào năm mới bị Lưu Sấm bêu đầu thị chúng, Công Tôn Thị ở Liêu Đông cũng đã trở thành một chuyện của lịch sử. Vốn dĩ có rất nhiều người khuyên bảo Lưu Sấm ứng với trái tim nhân đức tha thứ cho Công Tôn Thị nhưng Lưu Sấm sao có thể đồng ý được.
Công Tôn Thị ở Liêu Đông cả trăm năm cho dù thế nào thì cơ sở cũng đã rất vững vàng.
Vải cờ càng rộng thì cùng đất Liêu Đông lại càng lớn. Thậm chí hiện tại rất nhiều quan viên ở Liêu Đông đều là do một tay Công Tông Thị cất nhắc.
Giữ Công Tôn Thị ở lại lẽ nào lại để y khởi nghĩa ở Đông Sơn sao?
Lưu Sấm tin rằng nhổ cỏ phải nhổ tân gốc mới là đạo lý. Lòng dạ đàn bà cuối cùng chỉ chuốc lấy xui xẻo cho chính mình. Hắn và Công Tôn Thị có mối thâm thù huyết hải. Hắn cướp đi cơ nghiệp của Công Tôn Thị coi như đã là tha cho Công Tôn Độ, còn Công Tôn Độ cũng không thể cảm kích lòng tốt của Lưu Sấm.
Nếu đã như vậy đơn giản vẫn là nhổ cỏ thì phải nhổ tận gốc.
Một là tránh cho phiền toái về sau, thứ hai là cũng có thể khiến những người khác kinh sợ.
Trên thực tế, sau khi cả nhà Công Tôn Độ bị giết còn tồn tại rất nhiều quan viên nhỏ mọn ở Liêu Đông đã lập tức quỳ xuống ngoan ngoãn. Báo thù? Bọn họ chưa nghĩ đến, Công Tôn Thị đã chết bọn họ đi nói đến chuyện báo thù thì còn ý nghĩa gì nữa?
Làm một chuyện không tốt ngược lại sẽ liên lụy đến bản thân.
Lưu Sấm thấy quan viên ở Liêu Đông cũng không tồi lại càng không đi đến đụng chạm đến lợi ích của các cường hào ở Liêu Đông.
Với tình huống như vậy, ai lại muốn làm một người đòi lại công bằng cho gia tộc.********
Trong bữa tiệc rượu, Lưu Sấm mặt mày hớn hở, tươi cười chân thành.
Hắn liên tục nâng chén mời mọi người uống rượu cũng để cho trong lòng dần dần được thoải mái hơn.
Bữa tiệc rượu này người tham gia cũng không nhiều lắm... Ngoại trừ Trần Quần, Trần Kiểu tham dự còn có cả Cao Cú Lệ Vương Tử Bạt Kì tham gia.
Đám Mi Chúc, Diêm Nhu không đến.
Sau khi mọi người say sưa, một người trong sứ đoàn Cao Cú Lệ đứng lên.
Y khom người nói: - Hoành thúc, rượu thịt ngon như vậy không có ca múa thì thật là không thú vị chút nào?
- Hả?
- Dân gian Cao Tú Lệ tôi thịnh hành phổ biến một loại múa kiếm lần này tôi phụng mệnh vua mà đến có tổ chức riêng một vũ đoàn kiếm để dâng lên hoàng thúc.
Nay rượu hứng say sưa, sao không để cho các cô ấy múa kiếm giúp vui.
- Múa kiếm?
Lưu Sấm tò mò quay đầu về phía Bạt Kỳ hỏi: - Vương tử Bạt Kỳ, có chuyện này thật sao?
Bạt Kỳ gật đầu nói: - Điệu múa kiếm này, năm mới là từ Chu Vương Phòng truyền vào nước Phu Dư, sau đó lại cho người Cao Tú Lệ học và kéo dài đến ngày nay. Điệu múa kiếm này cần các cô gái múa cho nên nó rất lưu hành trong vương công quý tộc Cao Tú Lệ.
Bình thường muốn xem một vương công quý tộc có bao nhiêu quyền thế chỉ cần nhìn vào đội múa được nuôi dưỡng trong nhà y là có thể đoán được phần nào.
Điệu múa này rất đẹp. Hoàng thúc vũ dũng hơn người nếu cảm thấy hứng thú không ngại thì hãy xem một lần.
Lưu Sấm gật đầu liên tục, nói với sứ giả kia: - Nếu đã như vậy xin mời múa kiếm.
Người sứ giả ấy tên là Ất Chi Mạt Ly, nghe nói là một người Cao Tú Lệ có thế gia vọng tộc.
Ất Chi Mạt Ly nghe nói vậy lập tức sai người chuẩn bị đi làm. Một lúc sau, chỉ thấy từ ngoài đi vào cả trăm cô gái trẻ đẹp, dáng người uyển chuyển xinh đẹp kiều diễm ôm kiếm đi vào sân khấu.
Kèm theo là tiếng sáo trúc vang lên kiếm nhảy múa.
Các cô gái cầm kiếm trong tay, trong tiếng sáo trúc vang lên phô diễn ra những đường nét cơ thể vô cùng quyến rũ.
Lưu Sấm ngửi thấy mùi thơm, nhẹ nhàng vỗ án thư dường như là đang chìm đắm trong đó. Nhóm kiếm cơ vẻ mặt có chút tự đắc múa kiếm uyển chuyển. Tiết tấu của sáo trúc từ từ rồi lại dồn dập, đám kiếm cơ vũ đạo mỗi lúc một nhanh. Trong phút chốc chỉ thấy kiếm lóe sáng lóng lánh trong phòng khách, bóng kiếm đưa nhanh kèm theo những tiếng khen ngợi của đám người Trần Quần.
Nhưng vẻ mặt Đới Cố và Bạt Kỳ thì dần mất đi sự tươi cười.
Hai người nhìn nhau tỏ ra sự căng thẳng.
Lúc hai người định mở miệng thì Ất Chi Mạt Ly liền đập vỡ chén rượu trong tay xuống đất.
Cả trăm kiếm cơ chợt biến áo, ba người múa kiếm hàng đầu chĩa kiếm về phía Lưu Sấm miệng còn hét lớn: - Tên Hán Cẩu, đến nạp mạng đi.
Sự thay đổi bất thình lình khiến cho Trần Quần và Trần Kiểu bị kinh ngạc.
Bạt Kỳ và Đới Cố vươn người đứng dậy muốn tiên lên ngăn cản thì bị hai gã kiếm cơ khác ngăn lại. Nâng kiếm trong tay đâm hai người cũng ngã trên mặt đất.
Đối mặt với sự ám sát bất thình lình của người Cao Cú Lệ, Lưu Sấm sợ đến mức ngây người ra.
Hắn vẫn ngồi ở chỗ cũ không hề nhúc nhích.
Nhìn thấy ba đường kiếm đánh úp tới, không ngờ là hắn không né tránh.