Mặc dù Kim Phi không giỏi đoán ý qua lời nói và sắc mặt, phần lớn thời gian đều trong phòng thí nghiệm, nhưng không có nghĩa là y không hiểu gì hết.
Thật ra, khi quyết định đểu Cửu công chúa lên ngôi Hoàng đế, Kim Phi đã biết rằng sẽ có ngày như thế này.
Bởi vì Cửu công chúa là người có năng lực, có chính kiến, thích hợp với vị trí lãnh đạo hơn y.
Chỉ khi trao quyền cho những người như vậy thì Xuyên Thục mới càng phát triển tốt hơn.
Nhưng người như vậy định trước rằng sẽ không trở thành bù nhìn.
Cửu công chúa có suy nghĩ riêng của mình, một khi đã quyết định việc gì, cô ấy sẽ làm bất cứ điều gì để hoàn thành nó.
Ví dụ như lần này, cô ấy đoán Kim Phi có thể sẽ không đồng ý với quyết định của mình, nên quyết định tiền trảm hậu tấu.
"Chuyện lớn như vậy mà Vũ Dương cũng không thương lượng với chàng, thực sự là quá đáng mà!"
Quan Hạ Nhi tức giận: "Đương gia, chờ ta trở về nhất định sẽ nhắc nhở cô ấy!"
Sau khi Cửu công chúa lên ngôi, Quan Hạ Nhi chưa bao giờ tranh cãi với cô ấy, mà ngược lại lại trở nên khiêm tốn hơn.
Làm như vậy trừ tự ti ra, Quan Hạ Nhi cũng không muốn để Kim Phi khó xử.
Chỉ khi liên quan đến chuyện của Kim Phi, Quan Hạ Nhi mới không nhượng bộ.
Biết Cửu công chúa không thương lượng với Kim Phi, tự mình làm chủ đưa ra quyết định lớn như vậy, Quan Hạ Nhi thực sự rất tức giận.
"Hạ Nhi, đừng tức giận, Vũ Dương làm như vậy, chắc chắn là có lý do của cô ấy, khi trở về, ta sẽ tìm cô ấy nói chuyện."
Kim Phi vỗ vai Quan Hạ Nhi tỏ vẻ an ủi.
Thật ra, đứng ở góc độ chính trị mà nói, quyết định của Cửu công chúa là có lợi nhất cho Xuyên Thục, có thể mang lại sự ổn định và phát triển lâu dài cho Xuyên Thục với chi phí thấp nhất.
Chỉ là làm khổ người dân Đại Khang bên ngoài Xuyên Thục.
Nhưng trong lịch sử có vị Hoàng đế khai quốc và chủ nghĩa phục hưng nào không xây dựng uy danh bằng việc dùng núi xác và biển máu chứ?
Hàng trăm năm qua, khi mọi người nhìn thấy giai đoạn lịch sử này, có thể sẽ nhìn thấy thành tích của Cửu công chúa, thấy cô ấy từng bước từng bước từ một cô công chúa sa sút phải gả đến Thổ Phiên trở thành nữ đế một thời đại, trở thanh người phục hưng của Đại Khang, mà sẽ không quan tâm đến bao nhiêu người dân đã chết đi vì quyết định này của cô ấy.
Bởi vì chỉ cần thiên hạ thái bình, dân số phát triển rất nhanh, số lượng người dân chết đi sẽ nhanh chóng được tăng trở lại.
Khi người đời sau học lịch sử, những chuyện xảy ra những năm này chỉ là một dãy số cần ghi nhớ.
Hầu hết mọi người đều sẽ không đi tìm hiểu sâu ý nghĩa của dãy số này, cũng sẽ không quan tâm xem những con số này có ý nghĩa gì với người dân thời đó.
Trước đi khi Kim Phi học lịch sử, chính là như vậy.
Nhưng khi y trải qua thời loạn thế, mới hiểu được những dãy số đó nặng nề bao nhiêu!
Mỗi một con số đều tượng trưng cho bi kịch của một con người, giống như những gì y nhìn thấy lần đầu tiên khi từ Đông Hải trở về Xuyên Thục.
Cũng chính vì trải nghiệm đó, Kim Phi nhận ra rằng mạng người như cỏ rác, hiểu được ý nghĩa thực sự của câu "thà làm chó thời hòa bình, còn hơn làm người trong thời loạn thế".
Thật ra những năm gần đây, nguyên nhân nghiêm trọng nhất dẫn đến tình trạng mất dân số ở Đại Khang không phải là binh lính chết trên chiến trường, mà là những người chết vì đói, vì bệnh tật, vì lạnh giá, bị bọn cướp giết hại, bị các loại sưu cao thuế nặng ép chết ở quê hương.
Người dân sống ở thời đại này không có tôn nghiêm, chỉ có bản năng sinh tồn.
Trong trí nhớ của Kim Phi, y từng nhìn thấy một cặp cha mẹ trong làng phải bán cô con gái chưa đầy mười tuổi của mình cho một tên lưu manh ở làng bên để đổi lấy mười cân thóc khô.
Sau đó mấy ngày sau, y nghe thấy có người nhìn thấy xác đứa trẻ dưới cây cầu đá bên ngoài làng bên cạnh.
Lúc đó Kim Phi mới bảy tám tuổi, đang ở độ tuổi tò mò nên cũng vài người bạn đi đến xem.
Sau đó, y nhìn thấy cô bé đó nằm trên đống cỏ khô, trên người không còn mảnh vải nào, toàn thân đầy những vết bầm tím.
Lúc đó, Kim Phi và những người bạn nhỏ không biết đã xảy ra chuyện gì, sợ hãi đến mức hét lên rồi bỏ chạy.
Dù là cho tới bây giờ, Kim Phi cũng không dám nhớ lại đứa bé đó đã phải trải qua những gì sau khi bị bán đi mấy ngày.
Lúc đó chắc chắn cô bé đã tuyệt vọng biết bao!
Trên đường từ Đông Hải về, Kim Phi đã nhìn thấy quá nhiều bi kịch như vậy.
Khi đó, y tự nhủ trong lòng rằng nếu có thể, y sẽ cố gắng hết sức để ngăn chặn những thảm kịch như vậy xảy ra lần nữa.
Dù là phát triển chậm hơn chút, dù là mình phải chịu một số rủi ro.
Kim Phi có thể chịu đựng được.
Cho nên khi y lập kế hoạch mới có thể khoanh tay bó gối.
Điều này thực sự rất nguy hiểm đối với thế lực vừa mới quật khởi.
Cũng chính vì hiểu rõ khuyết điểm và tính giới hạn của mình, cho nên Kim Phi mới lựa chọn để Cửu công chúa lên ngôi và cầm quyền.
Theo Kim Phi, y và Cửu công chúa có cùng mục tiêu, ít nhất là hai người cùng chung phương hướng chung là bình định Trung Nguyên và các vùng xung quanh.
Cho dù có bất đồng, cũng là chuyện xảy ra sau khi bình định Trung Nguyên và các vùng lân cận.
Đến lúc đó Đại Khang sẽ phát triển, cũng có thể chịu đựng được một số thay đổi.
Đáng tiếc chuyện không như mong muốn, sự bất đồng xảy ra sớm hơn nhiều so với dự đoán của y.
Nhưng điều khiến Kim Phi cảm thấy an ủi là Cửu công chúa không hề có ý định giấu giếm y, nếu không với năng lực của Cửu công chúa, hoàn toàn có thể khiến sự việc càng trở nên bí mật hơn.
Nếu không giấu giếm, vậy có lẽ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng chịu trách nhiệm với sự chất vấn của Kim Phi.
Điều này cũng chứng tỏ Cửu công chúa đưa ra quyết định này không phải là vì ích kỷ, mà là vì lợi ích chung.
Thật ra mà nói, chuyện này không có ai đúng ai sai, chỉ là hai bên có quan điểm khác nhau mà thôi.
Đây cũng không phải là không có khả năng nói chuyện, trên thực tế, Cửu công chúa để Tiểu Ngọc gửi báo cáo đến, vốn cũng là muốn gửi tín hiệu rằng cô ấy cũng muốn nói chuyện với Kim Phi.
Quan Hạ Nhi nhìn thấy Kim Phi nhíu chặt mày, hiển nhiên đang suy nghĩ, cô không nói gì thêm nữa, mà cầm tay Kim Phi, ngồi xuống bên cạnh Kim Phi.
Tả Phi Phi nhìn hai người, rồi chậm rãi rời khỏi phòng.
Hơn nửa tháng sau, Kim Phi đã không còn nhắc tới chuyện này nữa, mà vẫn chạy đến phòng thí nghiệm như trước đây, mỗi ngày dẫn các đồ đệ khác nhau đi học cách chế tạo đạn.
Các nhân viên hộ tống bên ngoài cũng bận rộn dọn dẹp chiến trường.
Trong trận chiến này, cả địch và ta đều thương vong hàng trăm ngàn người, bây giờ trời vẫn lạnh, thi thể đều đã bị đông cứng, tạm thời không sao, nhưng vài ngày nữa sẽ là lập xuân, đến lúc đó thời tiết sẽ ngày một ấm lên.
Một khi hàng trăm ngàn xác chết bắt đầu thối rữa, xảy ra bệnh dịch cũng là điều không thể tránh được.
Vì vậy thi thể phải được xử lý trước khi thời tiết ấm lên.
Quan Hạ Nhi và Trịnh Phương dẫn theo quân tiếp viện, gần đây vẫn đang xử lý vấn đề này.
Thi thể của phe ta được dọn sạch trước, ghi danh từng người một, sau đó sắp xếp hố mộ, cử người điêu khắc bia mộ.
Còn binh lính của phe địch thì không được đãi ngộ tốt như vậy, quân tiếp viện tìm một cái hố gần vách đá, ném hết thi thể kẻ địch xuống hố, sau đó dùng thuốc nổ nổ sập vách đá, rồi dùng xi măng đổ xuống là xong.
Quân tiếp viện phải mất hơn một tháng mới xây dựng được một nghĩa trang trên bãi đất trống giữa kênh Hoàng Đồng.
Những binh lính quân Thục chết trong trận chiến kênh Hoàng Đồng đều được chôn cất ở đây.
Thi thể của kẻ địch cũng bị ném vào cái hố.
"Tiên sinh, Lương ca nói bên nghĩa trang đã chuẩn bị xong rồi, chỉ đợi ngài tới thôi."