Đám đông đang quỳ bên dưới hành lễ cùng tự nhiên thấy thế thì xanh mặt, xì xụp vái. Tiếng mõ của cụ ngày càng nhanh hơn, dồn dập hơn. Chị gái kia cũng lắc lư ngày càng mạnh hơn. Tiếng mõ đột ngột dứt, chị gái kia rùng mình một cái rồi ngồi im.
Cụ Thơi giở cái khăn ra, hai con mắt của chị đã lộn ra toàn tròng trắng. Cụ Thơi liền cất tiếng hỏi:
- Vong kia, tên tuổi là gì?
- Đinh Văn Tứ.
- Người thân thích ruột thị là ai?
- Vợ Đặng Thị Nhài, con trai Đinh Văn Khang, con gái Đinh Thị Huệ.
Chị Tứ nghe thấy thế thì khóc nấc lên, quỳ mọp xuống mà khóc.
Cụ Thơi lại bình tĩnh hỏi:
- Anh Tứ, anh biết vì sao mà mình chết không?
Chị gái kia lại cất tiếng, cái giọng ồm ồm đúng là giọng của anh Tứ, đều đều nói:
- Nghiệp chướng từ 12 năm trước, giờ đến lúc tôi phải trả.
Cụ Thơi lại hỏi:
- Nghiệp chướng là thế nào?
- 12 năm trước, tôi đã thấy 1 người chết ngay trước mắt mà không thể cứu. Cô ấy oán tôi không chịu cứu cô ấy nên lấy mạng tôi. Dương số của tôi đã tận. Tôi không oán hận gì cả.
- Cô ấy là ai? Cô ấy chết thế nào? – cụ Thơi lại hỏi
- Tôi không biết cô ấy là ai, chỉ biết có 2 tên là Khải và Đạo đã hãm hiếp cô ấy đến chết trước mắt tôi. Nhưng vì chúng doạ giết cả nhà tôi nếu tôi nói ra, nên tôi giữ im lặng đến bây giờ. Tôi chết là vì đã đi vào rừng, đi ngang lại chỗ cô ấy chết, gặp vong hồn cô ấy nên mới bị đòi mạng.
- Vậy bây giờ anh có mong muốn làm gì trước khi đi không? Để tôi thực hiện giúp anh rồi anh siêu thoát đi mà đầu thai. Đừng làm vong hồn vất vưởng không siêu sinh thì lại khổ.
- Tôi đã trả nghiệp của mình. Tôi không oán hận gì hết cả… - rồi bỗng vong lại hướng về chị Tứ mà nói – Mình ơi, chăm sóc con mình nhé. Có kiếp sau, tôi vẫn muốn được kết tóc với mình. Tôi đi trước đây.
Dứt lời, chị gái kia lại rùng mình một cái, nhắm mắt lại rồi ngất lịm đi. Cụ Thơi gọi người đỡ chị gái đó ngồi dậy, cụ điểm vào mấy cái huyệt trên đỉnh đầu và lưng của chị rồi bảo người đỡ chị xuống nghỉ ngơi. Rồi cụ quay sang cụ Hến bên cạnh nói:
- Vậy là giờ anh Tứ có thể siêu sinh được rồi, cũng không sợ trở thành oán hồn lang thang nữa. Bây giờ tôi sẽ làm lễ cầu siêu cho anh ấy, rồi cụ cho người đưa đi chôn luôn nhé.
Cụ Hến lặng lẽ gật đầu. Cụ Thơi lại tiếp tục ngồi khoanh chân gõ mõ, cúng bài cúng cầu siêu cho anh Tứ.
Đám tang anh Tứ cứ vậy mà được thực hiện rất nhanh chóng, rồi họ đưa anh ra bìa rừng, chôn dưới khu vực vườn cây mà anh và chị Tứ đã khai hoang chăm bẵm. Chị tứ ôm 2 đứa con khóc như mưa như gió. Con bé con thì chẳng biết gì chỉ thấy mẹ đang khóc nên nó cũng mếu máo khóc theo. Nhưng còn thằng Khang, mặc dù không được thấy hình ảnh cái xác của cha mình, nhưng nó cũng được nghe đoạn gọi hồn của anh Tứ nên cũng hiểu chuyện đôi chút. Nó mím chặt môi không khóc, mặt nó đanh lại, một tay nắm chặt tay mẹ, một tay cầm bông hoa tung xuống huyệt cho cha. Không ai biết nó đang nghĩ gì.
Ngay trong buổi chiều hôm đó, sau khi tang lễ của anh Tứ thực hiện xong xuôi, cụ Thơi đã đi vào rừng để làm nghi lễ lập kết giới bảo vệ dân 2 làng. Không ai rõ cụ đã làm thế nào, chỉ biết sáng hôm sau cụ mới về tới làng Hạ. Hai đệ tử của cụ là Cẩn và Đảm nhìn thấy cụ về, mặt mũi bạc phếch, nhìn cụ như già đi thêm chục tuổi. Cụ về đến trước cửa thì ngồi phục xuống đất, toàn thân như cạn kiệt sức lực. Cẩn lúc đó đã gần 40, thấy thầy đi về với cái bộ dạng đấy thì vội vàng chạy ra đỡ cụ Thơi vào nhà.
Lúc này, cụ Hến và anh Bách cũng đang ngồi trong nhà ngóng trông tin tức của cụ Thơi, thầy cụ Thơi về nhà với bộ dạng đó thì vô cùng hoảng sợ. Cụ vội giục anh Bách:
- Mày.. Mày ra đỡ cụ Thơi.. Nhanh!
Anh Bách vội chạy ra, đỡ giúp cụ cái túi vải đựng đồ, còn anh Cẩn và Đảm thì cùng nhau đỡ cụ Thơi vào giường nằm.
Cụ Thơi thấy cụ Hến đứng cạnh giường lo lắng, thì vẫy tay về phía cụ Hến cất tiếng:
- Tôi đã nhốt nó lại trong rừng rồi, cụ về nói lại với làng.. Là không được ai đi vào trong đó hết.. Cứ cố mà đi vào đó thì không ai cứu được đâu..
Nói rồi cụ Thơi cũng lịm dần đi.
Liền sau đó 2 tuần, cụ Thơi ốm nặng không dậy được. Ông Cẩn hết lòng chăm sóc thì sau đó cụ mới dần dần ngồi dậy được.
Sau khi cụ ngồi được dậy thì gọi cả 2 đệ tử vào dặn dò:
- Cẩn, sau này cần phải chăm sóc quầy thuốc thật tốt, làm phúc cứu người nghe không? Còn Đảm, vận duyên của con là sau này sẽ giúp dân trừ yêu diệt ma, cứu người chưa tận số. Ta dặn con, tuyệt đối không can thiệp vào nghiệp quả của con người, nghiệp ai nấy gánh, nếu đã tạo nghiệp thì nhân quả báo ứng sẽ buộc phải trả nghiệp. Con hiểu chưa?
Đảm nghe thầy nói vậy thì hậm hực lên tiếng:
- Con cũng biết là nghiệp ai nấy gánh, nhưng con quỷ đấy mà còn thì sẽ lại có người chết oan. Rõ ràng là nếu hôm đó, thầy gọi con đi cùng là có thể sẽ tiêu diệt được con quỷ đó rồi. Thầy đi một mình mà chi rồi mới sinh bệnh thế này. Con đã lớn rồi mà thầy vẫn không tin con.
Đảm lúc này mới 18 tuổi, mặc dù thiên phú bẩm sinh là người có căn với huyền pháp, nhưng tính tình quá hấp tấp lại thiếu kinh nghiệm, thiếu sự thanh thuần trầm tĩnh cần có của một pháp sư, vì vậy nên cụ Thơi vẫn luôn không muốn cho Đảm sử dụng nhiều pháp khí. Nhất là chiếc gương đồng quý giá của cụ. Đảm vẫn luôn không phục, cho rằng thầy không tin tưởng mình. Qua chuyện này nữa thì lại càng ấm ức.
Cụ Thơi nhẹ nhàng, nghiêm giọng nói:
- Không phải thầy không tin con, mà vì con chưa đủ trưởng thành. Con giống như cái cây còn non yếu, dù là giống cây tốt nhưng chưa đủ khoẻ để đương đầu với gió bão. Nên con phải rèn tâm rèn tính nhiều hơn nữa. Đừng nóng nảy quá.
Đảm nghe thầy nói vậy thì càng cảm thấy thầy đang muốn ghìm chân mình, đột ngột nổi nóng vùng đứng lên:
- Con đã nói rồi, con đã gần 20 tuổi rồi. Con đã trưởng thành rồi. Thầy không thể tin tưởng con hơn được hay sao? Được, thầy bảo con chưa đủ trải nghiệm, chưa đủ trưởng thành thì tự con sẽ đi tìm trải nghiệm vậy.
Nói rồi, Đảm đùng đùng bỏ về phòng, thu dọn quần áo, xách cái túi vải rồi bỏ đi. Cẩn chạy theo gọi nhưng Đảm vẫn nhất quyết không quay lại. Anh đành bỏ mặc đó quay về. Ai ngờ đâu, Đảm bỏ đi lần đó, phải 20 năm sau mới quay về làng.
Cụ Thơi giở cái khăn ra, hai con mắt của chị đã lộn ra toàn tròng trắng. Cụ Thơi liền cất tiếng hỏi:
- Vong kia, tên tuổi là gì?
- Đinh Văn Tứ.
- Người thân thích ruột thị là ai?
- Vợ Đặng Thị Nhài, con trai Đinh Văn Khang, con gái Đinh Thị Huệ.
Chị Tứ nghe thấy thế thì khóc nấc lên, quỳ mọp xuống mà khóc.
Cụ Thơi lại bình tĩnh hỏi:
- Anh Tứ, anh biết vì sao mà mình chết không?
Chị gái kia lại cất tiếng, cái giọng ồm ồm đúng là giọng của anh Tứ, đều đều nói:
- Nghiệp chướng từ 12 năm trước, giờ đến lúc tôi phải trả.
Cụ Thơi lại hỏi:
- Nghiệp chướng là thế nào?
- 12 năm trước, tôi đã thấy 1 người chết ngay trước mắt mà không thể cứu. Cô ấy oán tôi không chịu cứu cô ấy nên lấy mạng tôi. Dương số của tôi đã tận. Tôi không oán hận gì cả.
- Cô ấy là ai? Cô ấy chết thế nào? – cụ Thơi lại hỏi
- Tôi không biết cô ấy là ai, chỉ biết có 2 tên là Khải và Đạo đã hãm hiếp cô ấy đến chết trước mắt tôi. Nhưng vì chúng doạ giết cả nhà tôi nếu tôi nói ra, nên tôi giữ im lặng đến bây giờ. Tôi chết là vì đã đi vào rừng, đi ngang lại chỗ cô ấy chết, gặp vong hồn cô ấy nên mới bị đòi mạng.
- Vậy bây giờ anh có mong muốn làm gì trước khi đi không? Để tôi thực hiện giúp anh rồi anh siêu thoát đi mà đầu thai. Đừng làm vong hồn vất vưởng không siêu sinh thì lại khổ.
- Tôi đã trả nghiệp của mình. Tôi không oán hận gì hết cả… - rồi bỗng vong lại hướng về chị Tứ mà nói – Mình ơi, chăm sóc con mình nhé. Có kiếp sau, tôi vẫn muốn được kết tóc với mình. Tôi đi trước đây.
Dứt lời, chị gái kia lại rùng mình một cái, nhắm mắt lại rồi ngất lịm đi. Cụ Thơi gọi người đỡ chị gái đó ngồi dậy, cụ điểm vào mấy cái huyệt trên đỉnh đầu và lưng của chị rồi bảo người đỡ chị xuống nghỉ ngơi. Rồi cụ quay sang cụ Hến bên cạnh nói:
- Vậy là giờ anh Tứ có thể siêu sinh được rồi, cũng không sợ trở thành oán hồn lang thang nữa. Bây giờ tôi sẽ làm lễ cầu siêu cho anh ấy, rồi cụ cho người đưa đi chôn luôn nhé.
Cụ Hến lặng lẽ gật đầu. Cụ Thơi lại tiếp tục ngồi khoanh chân gõ mõ, cúng bài cúng cầu siêu cho anh Tứ.
Đám tang anh Tứ cứ vậy mà được thực hiện rất nhanh chóng, rồi họ đưa anh ra bìa rừng, chôn dưới khu vực vườn cây mà anh và chị Tứ đã khai hoang chăm bẵm. Chị tứ ôm 2 đứa con khóc như mưa như gió. Con bé con thì chẳng biết gì chỉ thấy mẹ đang khóc nên nó cũng mếu máo khóc theo. Nhưng còn thằng Khang, mặc dù không được thấy hình ảnh cái xác của cha mình, nhưng nó cũng được nghe đoạn gọi hồn của anh Tứ nên cũng hiểu chuyện đôi chút. Nó mím chặt môi không khóc, mặt nó đanh lại, một tay nắm chặt tay mẹ, một tay cầm bông hoa tung xuống huyệt cho cha. Không ai biết nó đang nghĩ gì.
Ngay trong buổi chiều hôm đó, sau khi tang lễ của anh Tứ thực hiện xong xuôi, cụ Thơi đã đi vào rừng để làm nghi lễ lập kết giới bảo vệ dân 2 làng. Không ai rõ cụ đã làm thế nào, chỉ biết sáng hôm sau cụ mới về tới làng Hạ. Hai đệ tử của cụ là Cẩn và Đảm nhìn thấy cụ về, mặt mũi bạc phếch, nhìn cụ như già đi thêm chục tuổi. Cụ về đến trước cửa thì ngồi phục xuống đất, toàn thân như cạn kiệt sức lực. Cẩn lúc đó đã gần 40, thấy thầy đi về với cái bộ dạng đấy thì vội vàng chạy ra đỡ cụ Thơi vào nhà.
Lúc này, cụ Hến và anh Bách cũng đang ngồi trong nhà ngóng trông tin tức của cụ Thơi, thầy cụ Thơi về nhà với bộ dạng đó thì vô cùng hoảng sợ. Cụ vội giục anh Bách:
- Mày.. Mày ra đỡ cụ Thơi.. Nhanh!
Anh Bách vội chạy ra, đỡ giúp cụ cái túi vải đựng đồ, còn anh Cẩn và Đảm thì cùng nhau đỡ cụ Thơi vào giường nằm.
Cụ Thơi thấy cụ Hến đứng cạnh giường lo lắng, thì vẫy tay về phía cụ Hến cất tiếng:
- Tôi đã nhốt nó lại trong rừng rồi, cụ về nói lại với làng.. Là không được ai đi vào trong đó hết.. Cứ cố mà đi vào đó thì không ai cứu được đâu..
Nói rồi cụ Thơi cũng lịm dần đi.
Liền sau đó 2 tuần, cụ Thơi ốm nặng không dậy được. Ông Cẩn hết lòng chăm sóc thì sau đó cụ mới dần dần ngồi dậy được.
Sau khi cụ ngồi được dậy thì gọi cả 2 đệ tử vào dặn dò:
- Cẩn, sau này cần phải chăm sóc quầy thuốc thật tốt, làm phúc cứu người nghe không? Còn Đảm, vận duyên của con là sau này sẽ giúp dân trừ yêu diệt ma, cứu người chưa tận số. Ta dặn con, tuyệt đối không can thiệp vào nghiệp quả của con người, nghiệp ai nấy gánh, nếu đã tạo nghiệp thì nhân quả báo ứng sẽ buộc phải trả nghiệp. Con hiểu chưa?
Đảm nghe thầy nói vậy thì hậm hực lên tiếng:
- Con cũng biết là nghiệp ai nấy gánh, nhưng con quỷ đấy mà còn thì sẽ lại có người chết oan. Rõ ràng là nếu hôm đó, thầy gọi con đi cùng là có thể sẽ tiêu diệt được con quỷ đó rồi. Thầy đi một mình mà chi rồi mới sinh bệnh thế này. Con đã lớn rồi mà thầy vẫn không tin con.
Đảm lúc này mới 18 tuổi, mặc dù thiên phú bẩm sinh là người có căn với huyền pháp, nhưng tính tình quá hấp tấp lại thiếu kinh nghiệm, thiếu sự thanh thuần trầm tĩnh cần có của một pháp sư, vì vậy nên cụ Thơi vẫn luôn không muốn cho Đảm sử dụng nhiều pháp khí. Nhất là chiếc gương đồng quý giá của cụ. Đảm vẫn luôn không phục, cho rằng thầy không tin tưởng mình. Qua chuyện này nữa thì lại càng ấm ức.
Cụ Thơi nhẹ nhàng, nghiêm giọng nói:
- Không phải thầy không tin con, mà vì con chưa đủ trưởng thành. Con giống như cái cây còn non yếu, dù là giống cây tốt nhưng chưa đủ khoẻ để đương đầu với gió bão. Nên con phải rèn tâm rèn tính nhiều hơn nữa. Đừng nóng nảy quá.
Đảm nghe thầy nói vậy thì càng cảm thấy thầy đang muốn ghìm chân mình, đột ngột nổi nóng vùng đứng lên:
- Con đã nói rồi, con đã gần 20 tuổi rồi. Con đã trưởng thành rồi. Thầy không thể tin tưởng con hơn được hay sao? Được, thầy bảo con chưa đủ trải nghiệm, chưa đủ trưởng thành thì tự con sẽ đi tìm trải nghiệm vậy.
Nói rồi, Đảm đùng đùng bỏ về phòng, thu dọn quần áo, xách cái túi vải rồi bỏ đi. Cẩn chạy theo gọi nhưng Đảm vẫn nhất quyết không quay lại. Anh đành bỏ mặc đó quay về. Ai ngờ đâu, Đảm bỏ đi lần đó, phải 20 năm sau mới quay về làng.