Tính ra thì ông Quyền và bà Xuyến là địa chủ, tuy cũng có hơi ki bo nhưng trước nay xử lý việc cũng thoả đáng, không chèn ép ai quá đáng bao giờ. Cậu Thành mấy tháng nay có qua lại nhà Thao, mặc dù cô chưa từng tỏ ý đặt tình với cậu nhưng trong lòng cũng không ghét bỏ gì vì cậu khá lịch sự. Mối này cũng coi là mối tốt nhất trong vùng rồi. Giờ bà Xuyến lại còn ngỏ ý lo cho mẹ già hết thảy mọi vấn đề dưỡng già thì Thao đúng là không có lý do gì để từ chối nữa. Sau khi bà Xuyến ra về, bà An cũng khuyên nhủ cô khá lâu, tỏ tường mọi sự nên cô cũng xuôi lòng.
Mọi chuyện cứ thế suôn sẻ diễn ra, cô Thao xinh đẹp nhất làng về làm dâu nhà địa chủ. Kẻ ganh gét thì nói là cô ham tiền, cô bỏ ngoài tai, miễn là mẹ cô được đảm bảo lúc tuổi già, ai nói gì cô cũng mặc kệ.
Về làm dâu bà Xuyến được 2 năm thì Thao sinh hạ một cậu con trai kháu khỉnh, bụ bẫm, đặt tên là Đảm. Những tưởng cuộc đời cô vậy là mãn nguyện, nhưng ai ngờ sau khi Đảm được 3 tuổi thì bỗng cậu Thành đổi nết, trăng hoa hết cô nọ ả kia không them đoái hoai gì đến vợ con. Năm ấy, Đảm lên 5 tuổi, cậu Thành viện lý do đi lên tỉnh thu nợ cho ông Quyền đi liền 3-4 tháng không về. Một hôm, có một thầy pháp đi ngang qua làng, nói gia đình địa chủ này có hạn nên tiện đường vào báo giúp. Bà Xuyến nghe vậy thì vội vàng mời vào nhà uống nước. Tay thầy pháp ngồi xuống bàn cất tiếng hỏi:
- Nhà bà có người mang mệnh sát nên nếu người đó vẫn ở trong nhà, trong họ thì cả họ sẽ tán gia bại sản, thân bại danh liệt thậm chí là mất mạng.
Ông Quyền, Bà Xuyến nghe xong thì điếng người. Đúng là 2 năm nay gia đình có hơi sa sút một chút. Ngoài việc mùa màng thất bát, bà cũng bị bùng nợ mất mấy chỗ nên chuyện này cũng đang khiến bà rất đau đầu. Bà vội vàng hỏi lại:
- Là sao hả thầy? Mang mệnh sát nghĩa là thế nào?
Tên thầy pháp thủng thẳng nói:
- Là trên người có ấn ký đặc biệt hoặc sinh vào giờ đại hung thì sẽ là người cao mệnh, sát hại cả gia đình.
Bà Xuyến ngỡ ngàng, mang ấn ký đặc biệt thì chỉ có thằng cháu đích tôn của bà thôi. Mấy cái nốt ruồi của nó từ khi sinh ra đã rõ rành rành trên gáy, nhưng thằng bé từ nhỏ đã ngoan ngoãn hiểu chuyện, khoẻ mạnh thông minh, bà cưng còn hơn trứng mỏng thì sao lại mang mệnh sát gia tộc được chứ. Bà run run hỏi lại thầy pháp:
- Vậy, có cách nào hoá giải không thầy?
Lão thầy pháp liếc đôi mắt hí nhìn xung quanh nhà, nhếch mép cười, rồi thủng thẳng đáp:
- Nếu là sinh giờ xấu thì tôi làm lễ, xin cúng di căn hoán số thì được. Rồi nhờ nhà khác nhận làm con nuôi, nuôi giúp 7-7-49 ngày là sẽ thoát.
Lão dừng lại, nhấp một ngụm trà, kéo dài thời gian khiến bà Xuyến càng thêm sốt ruột. Chừng thấy bà căng thẳng hiện cả lên nét mặt mới thủng thẳng nói tiếp:
- Còn nếu là ấn ký bẩm sinh thì cái này không thể hoá giải. Chỉ có thể hy sinh một người đó để cứu cả nhà thì may chăng mới tránh được thôi.
Thao ngồi trên cái chõng tre ngoài hiên nhà, nãy giờ cũng im lặng lắng nghe. Thấy lão thầy pháp nói vậy thì vô cùng lo sợ. Bà Xuyến cũng tròn mắt kinh hãi, không nói lên lời.
Lão thầy pháp nói xong liền đứng lên, cáo từ rồi đi thẳng.
Cả mấy ngày liền, nhà ông Quyền như có đám, mặt mũi ai nấy ủ ê. Ông Quyền thì cáu kỉnh, bực tức, bà Xuyến thì khóc lóc nỉ non, Thao mang phận làm dâu, chỉ dám im lặng chờ cha mẹ chồng xử lý trong trạng thái nơm nớp lo sợ mà không dám hé răng nửa lời. Thằng bé Đảm như cảm nhận được không khí nặng nề trong nhà, cũng cứ nem nép bên cạnh mẹ, không dám nói năng gì. Sau có 3 ngày mà dường như ai nấy đều trở nên suy sụp. Trong bữa cơm tối, ông Quyền dằn mạnh đôi đũa xuống bàn rồi nói:
- Ngày mai, sai thằng Toàn đem nó thả trôi sông.
Thao vội vàng quỳ xuống khóc xin:
- Cha, con xin cha! Nó là cháu đích tôn của cha, xin cha rủ lòng thương, cha không cho nó ở nhà, thì con xin đưa nó về bên ngoại để mẹ con nuôi nó! Con xin cha! Con lạy cha…!
Thao dập đầu, liên tục lạy ông, vừa lạy vừa khóc lớn.
Bà Xuyến cũng khóc nấc lên:
- Ôi, cháu tôi! Nào tôi có làm gì nên tội nên tình mà ông trời lại đày đoạ gia đình tôi thế này.
- Không được! – ông Quyền dứt khoát – thầy đã nói rồi, nếu còn giữ lại nó thì cả cái nhà này mất mạng. Cô có nghe chưa hả? Chết cả nhà đấy!
Ông Quyền quay sang, giận dữ nói như xối vào mặt Thao.
Mọi chuyện cứ thế suôn sẻ diễn ra, cô Thao xinh đẹp nhất làng về làm dâu nhà địa chủ. Kẻ ganh gét thì nói là cô ham tiền, cô bỏ ngoài tai, miễn là mẹ cô được đảm bảo lúc tuổi già, ai nói gì cô cũng mặc kệ.
Về làm dâu bà Xuyến được 2 năm thì Thao sinh hạ một cậu con trai kháu khỉnh, bụ bẫm, đặt tên là Đảm. Những tưởng cuộc đời cô vậy là mãn nguyện, nhưng ai ngờ sau khi Đảm được 3 tuổi thì bỗng cậu Thành đổi nết, trăng hoa hết cô nọ ả kia không them đoái hoai gì đến vợ con. Năm ấy, Đảm lên 5 tuổi, cậu Thành viện lý do đi lên tỉnh thu nợ cho ông Quyền đi liền 3-4 tháng không về. Một hôm, có một thầy pháp đi ngang qua làng, nói gia đình địa chủ này có hạn nên tiện đường vào báo giúp. Bà Xuyến nghe vậy thì vội vàng mời vào nhà uống nước. Tay thầy pháp ngồi xuống bàn cất tiếng hỏi:
- Nhà bà có người mang mệnh sát nên nếu người đó vẫn ở trong nhà, trong họ thì cả họ sẽ tán gia bại sản, thân bại danh liệt thậm chí là mất mạng.
Ông Quyền, Bà Xuyến nghe xong thì điếng người. Đúng là 2 năm nay gia đình có hơi sa sút một chút. Ngoài việc mùa màng thất bát, bà cũng bị bùng nợ mất mấy chỗ nên chuyện này cũng đang khiến bà rất đau đầu. Bà vội vàng hỏi lại:
- Là sao hả thầy? Mang mệnh sát nghĩa là thế nào?
Tên thầy pháp thủng thẳng nói:
- Là trên người có ấn ký đặc biệt hoặc sinh vào giờ đại hung thì sẽ là người cao mệnh, sát hại cả gia đình.
Bà Xuyến ngỡ ngàng, mang ấn ký đặc biệt thì chỉ có thằng cháu đích tôn của bà thôi. Mấy cái nốt ruồi của nó từ khi sinh ra đã rõ rành rành trên gáy, nhưng thằng bé từ nhỏ đã ngoan ngoãn hiểu chuyện, khoẻ mạnh thông minh, bà cưng còn hơn trứng mỏng thì sao lại mang mệnh sát gia tộc được chứ. Bà run run hỏi lại thầy pháp:
- Vậy, có cách nào hoá giải không thầy?
Lão thầy pháp liếc đôi mắt hí nhìn xung quanh nhà, nhếch mép cười, rồi thủng thẳng đáp:
- Nếu là sinh giờ xấu thì tôi làm lễ, xin cúng di căn hoán số thì được. Rồi nhờ nhà khác nhận làm con nuôi, nuôi giúp 7-7-49 ngày là sẽ thoát.
Lão dừng lại, nhấp một ngụm trà, kéo dài thời gian khiến bà Xuyến càng thêm sốt ruột. Chừng thấy bà căng thẳng hiện cả lên nét mặt mới thủng thẳng nói tiếp:
- Còn nếu là ấn ký bẩm sinh thì cái này không thể hoá giải. Chỉ có thể hy sinh một người đó để cứu cả nhà thì may chăng mới tránh được thôi.
Thao ngồi trên cái chõng tre ngoài hiên nhà, nãy giờ cũng im lặng lắng nghe. Thấy lão thầy pháp nói vậy thì vô cùng lo sợ. Bà Xuyến cũng tròn mắt kinh hãi, không nói lên lời.
Lão thầy pháp nói xong liền đứng lên, cáo từ rồi đi thẳng.
Cả mấy ngày liền, nhà ông Quyền như có đám, mặt mũi ai nấy ủ ê. Ông Quyền thì cáu kỉnh, bực tức, bà Xuyến thì khóc lóc nỉ non, Thao mang phận làm dâu, chỉ dám im lặng chờ cha mẹ chồng xử lý trong trạng thái nơm nớp lo sợ mà không dám hé răng nửa lời. Thằng bé Đảm như cảm nhận được không khí nặng nề trong nhà, cũng cứ nem nép bên cạnh mẹ, không dám nói năng gì. Sau có 3 ngày mà dường như ai nấy đều trở nên suy sụp. Trong bữa cơm tối, ông Quyền dằn mạnh đôi đũa xuống bàn rồi nói:
- Ngày mai, sai thằng Toàn đem nó thả trôi sông.
Thao vội vàng quỳ xuống khóc xin:
- Cha, con xin cha! Nó là cháu đích tôn của cha, xin cha rủ lòng thương, cha không cho nó ở nhà, thì con xin đưa nó về bên ngoại để mẹ con nuôi nó! Con xin cha! Con lạy cha…!
Thao dập đầu, liên tục lạy ông, vừa lạy vừa khóc lớn.
Bà Xuyến cũng khóc nấc lên:
- Ôi, cháu tôi! Nào tôi có làm gì nên tội nên tình mà ông trời lại đày đoạ gia đình tôi thế này.
- Không được! – ông Quyền dứt khoát – thầy đã nói rồi, nếu còn giữ lại nó thì cả cái nhà này mất mạng. Cô có nghe chưa hả? Chết cả nhà đấy!
Ông Quyền quay sang, giận dữ nói như xối vào mặt Thao.