Huyện Tân Dã quận Nam Dương, ở đây là nơi hội tụ nhiều nhánh sông, khởi nguồn cho mấy chục con sông lớn nhỏ khu núi Phục Ngưu phía bắc, chảy mạnh về phía nam, hội tụ gần huyện Tân Dã, cuối cùng chảy vào Hán Thủy phía nam Tương Dương
Chính là có nhiều nhánh sông chảy qua, nguồn nước dồi dào, đất đai phì nhiêu, làm cho quận Nam Dương cũng trở thành nơi trù phú. Trong đại loạn cuối đời Tùy, quận Nam Dương cũng gặp phải xung kích rất lớn, loạn phỉ Chu Kiệt trên đường đốt giết đánh cướp, cuối cùng trú binh ở quận Nam Dương.
Phá hoại mấy năm làm quận Nam Dương cũng trở nên khắp nơi hoang tàn, dân sinh khó khăn, từng thôn trang hoang vu, huyện thành đổ nát, nhân khẩu so với những năm đầu Đại Nghiệp toàn thịnh giảm trên sáu phần.
Nhưng trong hiệp nghị mới nhất Tùy Đường đạt được, quận Nam Dương và phía tây quận Tích Dương cùng được vẽ vào bản đồ triều Tùy. Thái thú mới của Dương Nguyên Khánh đã nhậm chức, đang tiến hành rùm beng tổng điều tra nhân khẩu và đất đai, xây dựng cơ sở kiên cố thúc đẩy bước điền chế tiếp theo.
Nhưng mặt khác, do quận Nam Dương gần quận Tương Dương, trở thành tiền tuyến nhất trong cuộc tranh bá Tùy Đường. Sau khi ký ước không lâu, Từ Thế Tích liền phái phó tướng Cao Tử Khai suất quân mười ngàn vào trú quận Nam Dương, nhưng đây chỉ là một loại phòng trú an toàn.
Sau khi qua năm mới không lâu, quân Tùy trú ba chục ngàn binh ở quận Nam Dương, làm trú binh ở quận Nam Dương lên tới bốn chục ngàn người, do Từ Thế Tích đích thân suất lĩnh. Bốn chục ngàn đại quân trú binh Tân Dã, binh áp Tương Dương, cách quận Tương Dương chỉ có hai mươi dặm.
Một chỗ đất trống khoảng ba mươi dặm phía nam huyện Tân Dã, bờ tây giáp sát Dục Thủy, đứng sừng sững một tòa doanh trại rất lớn chiếm mấy trăm mẫu đất. Doanh trại có cấu trúc kiểu bản tường, cao khoảng một trượng năm thước, kiên cố và vững chắc.
Trên bầu trời doanh trại cờ chiến tung bay, cờ quạt phất phơi, cờ chiến xích ưng cao tới ba trượng ở bầu trời doanh môn.
Bên bên doanh môn đứng vững chãi hai tòa tháp canh cũng cao ba trượng, mỗi tháp có hai lính canh trong tháp đang tuần phòng, cảnh giác chăm chú nhìn tình hình xung quanh.
Cách tòa đại doanh ngoài bảy tám dặm có một ngọn đồi thấp, ngọn đồi cao khoảng mười mấy dặm, con đường rộng thênh thang đông tây dài hai dặm chạy tới Tương Dương từ bên ngọn đồi này xuyên qua.
Trên ngọn đồi cây cối xanh um, cỏ cây tươi tốt. Đầu xuân cỏ cây tràn trề sức sống, các loại chim chóc trên đại thụ tề thanh hót. Lúc này trên đại thụ tươi tốt có hai thám báo quân Đường đang nhìn đại doanh quân Tùy ở xa.
Từ vị trí của bọn họ ở có thể rõ ràng nhìn thấy tình hình trong đại doanh phía xa. Từng đỉnh lều màu trắng ngay ngắn chỉnh tề, từng đội binh lính thao luyện trên giáo trường, còn có thể nhìn thấy mấy trăm trinh sát tuần tra qua lại trên bản tường.
- Đếm chính xác không? Có bao nhiêu đỉnh lều lớn?
Một thám báo quân Đường nhỏ giọng hỏi.
- Có chừng một ngàn đỉnh lều lớn, đều là lều loại trung, một lều một đội binh lính.
- Vậy thì phải có năm mươi ngàn quân Tùy rồi.
Thám báo quân Đường trên cây lắc đầu:
- Còn phải bỏ đi lều quân giới, đại khái có khoảng bốn mươi ngàn quân Tùy, hẳn là một nửa là kỵ binh.
Thám báo quân Đường dưới cây nhanh chóng vẽ bản đồ địa hình đóng quân trên giấy, đánh dấu số lượng đội quân và số lượng chiến mã bên cạnh.
- Nhìn rõ cờ soái không?
Thám báo quân Đường trên cây nhìn một hồi chau mày nói:
- Nhìn không rõ tên trên cờ soái. Nhưng cờ quân xích ưng của bọn họ là viền bạc, vậy chắc hẳn chủ tướng là cấp Tổng quản, khả năng lớn chính là Từ Thế Tích.
Đang lúc nói chuyện, một đội kỵ binh tuần tra quân Tùy từ quan đạo chạy tới bên này. Thám báo trên cây sợ nhảy xuống cây, phủ phục trong bụi cỏ.
Chờ kỵ binh tuần tra đi qua, hai người len lén rời khỏi ngọn đồi. Trong rừng cây dưới chân núi dẫn ra một chiến mã, xoay người lên ngựa, chạy gấp về phía nam...
Thành Tương Dương, đây là vùng đất Hành đài Tổng quản Kinh Tương Triều Đường ở, do Lý Hiếu Cung vừa mới thăng làm Kinh vương đảm nhiệm Hành đài Tổng quản, trông coi quân chính đại quyền Kinh Tương.
Giống như triều dã Trường An, Lý Hiếu Cung cũng đang chú ý thay đổi cục diện chính trị Trường An. Cũng giống như mọi người, đối với loạn trong giặc ngoài của triều Đường cảm thấy vô cùng lo âu. Y cũng nhìn thấy triều Tùy càng thêm lớn mạnh, toàn diện tấn công triều Đường chỉ là vấn đề thời gian.
Kỳ thực Lý Hiếu Cung cũng hoàn toàn không tin quân Tùy sẽ tuân thủ hiệp nghị dừng chiến tranh hai năm, e là ngay cả nửa năm cũng không tới. Nếu quân Tùy không lợi dụng cơ hội chiến thắng Đột Quyết làm bất lợi cho triều Đường nội loạn, vậy chính là Dương Nguyên Khánh vô năng.
Nghĩ đến triều Đường nội loạn, điều này làm Lý Hiếu Cung càng thêm lo âu. Y là ở chỗ cao quan sát, nhìn thấy rõ hơn so với đương sự, càng nhìn thấu rõ hơn kẻ đứng ngoài xem bình thường.
Y hồi tưởng lại mấy lần đại chiến. Kỳ thực thất bại của triều Đường chính là ở nội loạn, từ thất bại của cuộc chiến Trung Nguyên lần đầu, tới thất bại của cuộc chiến Trung Nguyên lần thứ hai, hai lần đại bại đã định cục diện Tùy mạnh Đường yếu hôm nay.
Mà lần này thảm bại hoàn toàn đều là bại do triều Đường nội loạn, cao tầng quyết sách sai lầm, tranh giành quyền lợi của hai huynh đệ Thái tử và Tần Vương ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyết sách quân quốc của Đại Đường. Cho nên nói nội bất ổn khởi đầu của loạn.
Ngược lại nội bộ triều Tùy lại ngưng tụ thành khối sắt. Dương Nguyên Khánh có dũng khí ủy quyền để bảy Tướng quốc Tử Vi Các cùng quyết định chính vụ, còn hắn thống lĩnh quân sự. Văn tề võ lược, hợp lại càng làm tăng thêm sức mạnh, mới làm cho triều Tùy dưới tình huống gặp phải Đột Quyết xâm lấn nghiêm trọng, chẳng những không có bị đánh bại ngược lại còn thêm hùng mạnh.
Lý Hiếu Cung khoanh tay đứng trước cửa sổ thở thật dài, thất bại của triều Đường cũng không phải bại ở địch mạnh mà là bại ở tranh giành quyền lợi nội bộ.
Tới bây giờ cuối cùng Thánh Thượng mới hiểu được, bắt đầu phải lấy lại quân quyền của Tần vương. Nhưng bây giờ Tần vương lông cánh đã thành, còn kịp không?
Lý Hiếu Cung vốn là người kiên trì ủng hộ Tần vương, nhưng vì nội bộ triều Đường có thể ổn định, y cũng dứt khoát bỏ ủng hộ Lý Thế Dân, mà toàn lực ủng hộ đế Đường Lý Uyên tiến hành chỉnh đốn nội bộ.
Cái này cũng không phải nói Lý Thế Dân chính là loạn thần tặc tử của triều Đường, ít nhất Lý Hiếu Cung không cho là như vậy. Lý Thế Dân có tài quân sự, năng lực cầm binh rất mạnh, nhưng dưới cục diện bây giờ triều Đường chỉ có thể tráng sĩ tự chặt cổ tay, mới có thể thắng được tân sinh.
Thánh Thượng muốn xã tác bất loạn chắc chắn chỉ có thể là bảo vệ Thái tử, vậy cũng chính là không thể không buông tha Tần vương Lý Thế Dân.
Lý Hiếu Cung sau nhiều lần suy tính rất lâu cuối cùng chấp nhận phong tước của Lý Uyên, được phong làm Kinh vương trở thành tôn thất Lý thị đầu tiên không phải chính thống mà phong quốc vương.
Sau khi quyết định lập trường, tâm tính của Lý Hiếu Cung cũng thay đổi. Bây giờ y hy vọng Thánh Thượng có thể sớm ngày đoạt quân quyền Tần vương thành công, ổn định nội bộ triều Đường, như vậy có lẽ bọn họ còn có một tia hy vọng.
Đúng lúc này ngoài cửa truyền đến bẩm báo của binh lính:
- Khởi bẩm Điện hạ, thám báo Tân Dã có tình báo truyền đến!
Lý Hiếu Cung bỗng nhiên xoay người, hai ngày nay y chính là chờ tin tức quận Nam Dương. Hai ngày trước y được tình bảo khẩn cấp, đại đội quân Tùy tiến vào quận Nam Dương, điều này làm y cảm thấy một loại áp lực, cũng cảm thấy một tia sát khí.
- Mang vào!
Cửa mở, thân binh bước nhanh đi vào, quỳ một gối trình một sắp tình báo cho Lý Hiếu Cung. Lý Hiếu Cung mở tình báo liếc nhìn một cái, sắc mặt hơi thay đổi. Thì ra có bốn chục ngàn quân Tùy trú quân ở huyện Tân Dã, cách quận Tương Dương khoảng hai mươi dặm, rất có thể là Từ Thế Tích thống soái.
Lý Hiếu Cung bước nhanh tới trước sa bàn, dựa theo chỗ nói trên tình báo tìm được hai cửa sông quân Tùy trú binh. Sắc mặt y càng thêm thay đổi, từ chỗ đó xuống phía nam chính là đường lớn bằng phẳng, giết tới dưới thành Tương Dương chỉ cần nửa ngày là được.
Nhưng trong tình báo nói quân Tùy xây dựng là quân doanh bản tường, điều này làm y hơi có chút yên tâm, quân doanh bản tường thiên về phòng ngự, nhưng...
Có lẽ đây là kế hư binh của quân Tùy, để bọn họ cho rằng quân Tùy chỉ thủ không công, hơn nữa không phải để tiến công. Tại sao bọn họ không đóng trú trong thành.
Bốn chục ngàn đại quân tiến vào trú biên cảnh, chẳng lẽ là vì... Lý Hiếu Cung nhớ tới một tình báo khác y nhận được, Tiêu Tiển và Đỗ Phục Uy đồng thời đang điều binh khiển tướng, bày ra tư thế chuẩn bị liên hợp tiến công Lý Mật.
Lý Hiếu Cung bỗng nhiên hiểu được đây là quân Tùy đang áp chế mình, không cho mình từ phía sau tiến công liên quân Tiêu Đỗ, nhất định là như vậy.
Ánh mặt của Lý Hiếu Cung gắt gao nhìn chằm chằm vào Giang Đô, y càng ngày càng nghi ngờ, Dương Nguyên Khánh cũng không phải muốn xuống tay với triều Đường mà là muốn tấn công Lý Mật trước.
Đúng lúc này, ngoài cửa lại có thân binh bẩm báo:
- Khởi bẩm Điện hạ, đặc sứ Lý Mật đến Tương Dương cầu kiến điện hạ.
Đặc sứ Lý Mật không ngờ lại đến đây, trong tình lý này ngược lại có chút làm Lý Hiếu Cung cảm thấy bất ngờ. Y sơ lược nghĩ ngợi một chút liền đoán được ý đồ sứ giả đến, không chừng là muốn bảo mình từ phía sau tiến công liên quân Tiêu Đỗ.
Lý Hiếu Cung cười khổ một tiếng, xem ra Dương Nguyên Khánh sớm đã đoán được Lý Mật sẽ tới tìm mình, bố cục Giang Nam, đan xen vào nhau!
Nhưng không gặp lại không tốt, Lý Hiếu Cung liền gật đầu:
- Mời người đến vào ngoại đường chờ một chút...
Không bao lâu mấy tên binh lính liền mời đặc sứ của Lý Mật tới ngoại đường phủ Tổng quản. Đặc sứ Lý Mật tên là Tổ Quân Ngạn là Ký thất tham quân của Lý Mật. Người này vóc người thấp bé, dung mạo xấu xí, không lợi cho ngôn từ, nhưng tài văn chương rất tốt, quân thư vũ hịch của Lý Mật đều xuất phát từ tay y.
Lần này y được Lý Mật phái đi sứ Tương Dương, quả thật là để cùng Lý Hiếu Cung liên hợp đối phó liên quân Tiêu Đỗ.
Tổ Quân Ngạn được mời tới ngoại đường, chỉ chờ chốc lát Lý Hiếu Cung liền chắp tay sau lưng không nhanh không chậm đi vào. Tổ Quân Ngạn liền vội vàng tiến lên thi lễ thật sâu:
- Quân Ngạn tham kiến Kinh vương Điện hạ!
Lý Hiếu Cung khẽ mỉm cười:
- Thì ra là Tổ Tham quân, nghe đại danh đã lâu, mời ngồi.
Ông khoát tay, hai người chia ra chủ khách ngồi xuống. Một ả thị nữ bưng hai chén trà đi lên, Lý Hiếu Cung cười hỏi:
- Tổ Tham quân là từ Giang Đô đến à! Dọc đường có là thuận lợi không?
- Ôi! Đừng nhắc nữa.
Tổ Quân Ngạn cười khổ một tiếng:
- Ta vốn là từ địa bàn Đỗ Phục Uy quá cảnh. Ở đó canh gác nghiêm mật, dọc đường kiểm tra. Sau đó phải đi đường thủy, lúc này mới tránh được kiểm tra, đi một chuyến thật không dễ!
- Bây giờ nghe nói thế cục Giang Nam rất căng thẳng, Đỗ Phục Uy và Tiêu Tiển có dấu hiệu liên thủ đối phó Giang Đô, không chừng là một trận đại chiến sắp bạo phát rồi, quân Ngụy chắc hẳn là chuẩn bị xong rồi!
- Chúng ta đã toàn diện chuẩn bị, không chỉ muốn đối phó liên quân Đỗ Tiêu, còn phải đề phòng quân Tùy từ phía bắc xâm lấn, áp lực rất lớn. Cho nên chủ công của ta đặc phái ta đi sứ Tương Dương, hy vọng Ngụy Đường có thể liên kết đối phó Đỗ Phục Uy và Tiêu Tiển. Sau khi tiêu diệt hai nhà, địa bàn Tiêu Tiển thuộc về Đường, địa bàn Đỗ Phục Uy thuộc về Ngụy, không biết Điện hạ nghĩ thế nào?
Lý Hiếu Cung sẽ không tham gia vào bãi nước đục này. Không nói đến quân Tùy kềm chế quân Đường ở Tân Dã, cho dù không có quân Tùy kềm chế, y cũng sẽ không liên thủ với Lý Mật, mà là ngồi nhìn hổ đấu nhau. Sau khi chờ bọn họ đánh lưỡng bại câu thương hãy đến thu chiến quả.
Nhưng y cũng không thể thẳng thắn từ chối Tổ Quân Ngạn, y đã nghĩ xong kế cự tuyệt, Lý Hiếu Cung thở dài nói:
- Ta đương nhiên muốn cùng Ngụy chủ cùng đánh Giang Nam, chỉ là ta không có quyền lực tự tiện xuất binh. Chuyện này ta nhất định phải thỉnh ý Thánh Thượng, chờ sự đồng ý của Thánh Thượng.... Chương trình ủng hộ thương hiệu Việt của Tàng Thư Viện:
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website TruyenConvert.NET
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK