Trời chập tối, Mạch Tuệ đi kiểm tra lồng cá, không có gì cả, vì vậy nàng lại bỏ thêm một ít cơm thừa vào.
Ngoại trừ một lần cá ăn vào dịp tết Nguyên Đán, đến giờ nàng vẫn chưa được nếm lại mùi cá tanh. Kỳ thật trong trấn cũng có bán, nhưng cách nhà không xa có một con sông, nàng cứ cảm thấy bỏ tiền ra mua để ăn không đáng. Trước kia bận rộn nhiều việc, nàng không có tinh thần để nghĩ đến đám cá dưới sông. Mạch Tuệ đặt lại lồng cá, quyết định ngày mai sẽ đến xem lại.
Ngày hôm sau, sau khi nấu nướng và quẹt thẻ như thường ℓệ, Mạch Tuệ vác ℓiềm, cuốc, đeo sọt trên ℓưng đi ra ruộng rau sau nhà, trên ruộng vẫn còn sót ℓại một ít cải thảo, nàng định cắt hết chúng, nếu cứ để vậy thì chúng cũng sẽ nở bông rồi già đi.
Mạch Tuệ dùng ℓiềm cắt cải thảo bỏ vào sọt, rồi bắt đầu dùng cuốc xới đất. Rau chân vịt đã ℓớn, cải thìa cũng không cần ℓo, nàng dự định mấy ngày nữa sẽ cày ℓại ruộng cải thảo, bón phân vỗ béo đất, mấy ngày sau sẽ gieo trồng dưa chuột.
Khi Mạch Tuệ về nhà, nàng tách cải thảo đã thu hoạch được thành từng bẹ, sau đó rửa sơ qua nước rồi treo ngoài sân để ℓàm rau phơi khô.
Lần trước nàng đã phơi mười cân củ cải, nhưng cũng chỉ thu ℓại chín ℓạng củ cải khô.
Ăn trưa xong, Mạch Tuệ đến nhà mẹ nuôi gánh phân.
Chuyện gánh phân này quả ℓà khơi khó khăn với Mạch Tuệ, nàng không cao, sau khi đặt đòn gánh ℓên vai thì đáy thùng vẫn còn chạm đất.
Không còn cách nào khác, nàng đành phải tự bón phân cho ruộng đất của mình. Mạch Tuệ ℓấy vải che mũi miệng, chỉ có thể múc mỗi ℓần nửa thừng, chẳng thể ℓấy được nhiều hơn, nếu trên đường gập ghềnh xóc ℓên một cái thì nước phân có thể tạt vào mặt nàng.
Quả thưc... thật là đáng sợ.
Qua lại mấy lần, Mạch Tuệ cũng đã vẩy phân đầy đủ cho mảnh đất trồng dưa chuột, mùi hôi thối xộc lên nồng nặc trên người nàng.
Sau khi trả đòn gánh và thùng gỗ lại cho nhà Tôn thợ săn, Mạch Tuệ thậm chí còn không bước vào sân nhà mình mà tìm một nơi ở hạ lưu sông, rửa tay và nước phân vô tình dính vào vạt áo. Lúc quay về, nàng thuận tiện kiểm tra lồng cá.
Mạch Tuệ đứng ở vùng nước nông, nước sông lạnh lẽo ngập đầu gối nàng, khoảnh khắc chiếc lồng cá nhô lên khỏi mặt nước, Mạch Tuệ cảm thấy có gì đó không đúng lắm. Hơi nặng... Có thu hoạch! Mạch Tuệ tập tức lên bờ, kéo lá cây bách ra khỏi lồng cá, bên trong là một con cá diếc có vảy màu vàng đang giãy mình, bên cạnh còn có hai con cá nhỏ, mồi đã bị ăn sạch.
Mạch Tuệ mừng rỡ lấy con cá ra, nó to hơn lòng bàn tay của Mạch Tuệ một chút, cũng phải nặng đến một cân. Nó giãy mạnh đến mức suýt chút nữa Mạch Tuệ đã để lọt nó mất, nàng vội vàng nhét cá trở lại lồng cá. Sau khi thả hai con cá nhỏ kia, Mạch Tuệ lập tức chạy về nhà với chiếc lồng cá trên tay, thả con cá trong một chiếc chậu gỗ chứa đầy nước, chuẩn bị nấu món canh cá diếc thơm ngon cho bữa tối nay.
Nếm được quả ngọt rồi, Mạch Tuệ thay một bộ quần áo khô, chuẩn bị đan cho xong mấy cái lồng cá bằng dây leo chưa xong lần trước.
"A! Tuệ nha đầu, Tuệ nha đầu!" Giọng Uông đại nương truyền đến từ sân sau.
Mạch Tuệ đáp lại, mở cửa hông ra, nhìn thấy Uông đại nương đang đứng dưới gốc cây sau nhà cách đó không xa. Mạch Tuệ bước qua: "Có chuyện gì vậy mẹ nuôi?"
Uông đại nương chỉ vào tổ ong trên tường, kinh ngạc nói: "Tổ ong lớn thế có từ bao giờ vậy? Con không để ý sao?"
"Cái này..." Mạch Tuệ không biết nên nói gì, chỉ có thể giả vờ khó hiểu gãi gãi đầu: "Chuyện này con cũng không biết, nó bị cây cối che khuất nên bình thường con ra ruộng rau cũng không để ý."
Nơi này quả thực không có người qua lại, cho dù có ruộng rau phía sau nhưng đã bị cái cây này che khuất, bình thường cũng không nhìn thấy.
Mạch Tuệ định đợi thêm một thời gian sẽ nói cho nhà cha mẹ nuôi biết, nhưng nàng không ngờ lại bị mẹ nuôi phát hiện trước. Tháng hai không có nhiều ong mật, vì vậy có một tổ ong lớn như vậy thực sự rất kỳ lạ.
Uông đại nương nhịn không được thì thảo: "Thật sự là kỳ quái, bình thường ta cũng không thấy có nhiều ong, vậy mà lại có một cái tổ ong lớn như vậy, chẳng lẽ là mẹ con dưới suối vàng linh thiêng, hoặc đây lại là phúc lành của vị thần tiên kia..."
Mạch Tuệ đứng bên cạnh chỉ biết cười gượng.