Trong lịch sử sau này ghi chép về Lê Văn Hưng không nhiều nhưng nói chung chỉ toàn khen không thấy chê, điều đó có thể giúp hình dung về con người của vị tướng tài nhà Tây Sơn này. Hắn cũng muốn nhìn xem chút về danh tướng này.
-Ai có thể nói cho trẫm biết chuyện về Lê Văn Hưng rốt cuộc là sao, tại sao lại có chuyện Đại Tướng của Trẫm làm phản được”
Hắn làm mặt nghiêm của trẻ con nói lớn, các đại thần nhìn bộ măt non choẹt giả bộ nghiêm trang của hắn trông quá khôi hài nhưng chẳng ai dám cười hắn, chỉ là vị hoàng đế này có phải lúc bệnh uống nhầm thuốc hay không, người là do hắn ra lệnh bắt, tội cũng là do hắn khép, bây giờ lại làm mặt dày ra hỏi chuyện gì.
Nghĩ thì nghĩ vây nhưng cũng có một số vị quan thật thà đứng ra giải đáp. Có một ít người nhạy bén nhìn ra vị hoàng đế nhỏ tuổi này đang tìm cớ bắt tội Bùi Đắc tuyên, cớ không vì sao mãi mà không cho Tuyên Đứng dậy.
‘Số là! vị tướng Lê Văn Hưng này của chúng ta là quan thái úy đương triều, lúc đó đánh thắng trận ở thành Phú Yên, giao thành cho Nguyễn Quang Huy giữ rồi đem quân về Phú Xuân, Thái sư Tuyên bắt tội Hưng là không hỏi ý kiến trước đã tự ý giao chức vụ cho Huy, nói Hưng có ý muốn làm phản, tâu lên phải chém đầu răn chúng. Đại tư mã Ngô Văn Sở can, nhưng không được. Quan Phụ chính Trần Văn Kỷ can thiệp làm cho Đắc Tuyên nổi giận giáng chức Trần Văn Kỷ, đày ra coi trạm Hoàng Giang, còn Ngô Văn Sở lại bị Tuyên sai ra Bắc hà thay cho Vũ Văn Dũng.’
Nghe lời cáo buộc Tuyên bắt đầu tỏ ra khiếp sợ rồi.
Hoàng thượng, thần bắt tội Hưng là có chứng cớ rõ ràng, Kỷ thông đồng với Hưng làm bậy tội không thể tha, tất cả chuyện thần làm đếu là vì dân vì nước quyết không có chuyện lấy việc cong trả tư thù riêng, hoàng thượng minh xét” .
Sặc nếu mà tin được lão thì heo đã biêt leo cây từ lâu rồi’, các quan lại trong triều ai mà không biết tính Tuyên, khi nghe đến đây thì quay mặt đi tỏ vẻ ngán ngẩm, thật là bỉ ổi quá rồi.
Đến đây tiếng cải vả giữa các bên bắt đầu sôi trào rồi, Quang Toản cũng cảm thấy chưa biết phải làm thế nào, quả thật kinh nghiệm không có. Lũ thần mỗi người một ý đứng ra tranh luận không dứt bắt bẻ nhau.
Người cho rằng ‘Hưng chưa thông cáo lên vua mà tự mình bổ nhiệm chức quan là sai, Kỷ biết sai mà vẫn bênh vực cho Hưng là không đc’ người lại có ý kiến Hưng là tướng cầm quân, tướng cầm quân ra trận có thể không nghe lệnh vua, trước làm sau báo là hợp với lẽ thường của nhà binh, nếu Hưng có ý đồ mưu phản thì đã không để lại thành mà dẵn quân về’…vv. Rất nhiều ý kiến được đưa ra
Hắn nghe xong cũng cảm thấy nhức đầu, càng nghe càng thấy càng loạn, thậm chí còn có chút hoài nghi liệu có phải Hưng tính làm phản thật không, nhưng suy nghĩ đó nhanh chóng bị hắn loại ra khỏi đầu.
Một người đứng đầu quan võ từ nãy giờ giữ bàng quang không lên tiếng bước ra nói cất bước ra nói:
- Hoàng thượng sao không để cho Hưng lên triều tự minh oan cho mình.
Quang Toản nhìn lại thấy một vị mặc sắc phục võ tướng khoảng tầm 40t hắn không nghĩ ra đây là ai. Quay lại nhìn lão phúc có ý hỏi. thì ra vị này chính là tướng Phan Văn Lân.
Ngoài thất đại hổ tướng Quan trung còn đặc biệt xem trọng Lân có lần Quang trung nói “ Sở và Lân là nanh vuốt của ta”. Đến nỗi quân thanh còn phải khiếp sợ ông và gọi ông là “Phi tướng quân”theo như ghi lại, ông vì không muốn dính vào việc tranh dành quyền lực và ngán ngẫm vì Quang Toản mà treo ấn ra ở ẩn chốn rừng sâu. Quang Toản thầm nghĩ “đây đúng là một viên Dũng tướng nha, lại không tham quyền, có lòng đoàn kêt, ta phải dùng tốt mới được, để về ở ẩn đúng là phí mà, phải tìm cách lôi kéo thôi”.
Quang Toản nghĩ là làm.
- Tướng Quân nói rất phải, người đâu nhanh đưa Hưng lên điện đối chất”. Ngoài miệng nói là đối chất nhưng thật ra trong lòng HĐL đã quyết tha cho Hưng rồi, chỉ là cần phải ra vẻ một chút mà thôi.
Rất nhanh một người thân hình vạm vỡ rắn chắc được giải lên tay còn bị buộc, đầu tóc rối bời, Hưng quỳ xuống hành lễ. HĐL chẳng nói gì đi xuống phía dưới theo cái nhìn đầy ngơ ngác của các vị đại thần. HĐL nâng Hưng dậy, rồi cưởi trói cho y luôn miệng mà nói.
- ủy khuất cho Hưng tướng quân rồi
Không để mọi người kịp phản ứng
- Hưng tướng quân cầm quân đánh thắng giặc, có công phải thưởng.
Rồi quay sang nói tiếp.
- Thưởng cho một bộ tướng phục, một trăm xấp lụa, một ngàn lượng bạc, chức vụ sẽ giao sau, tạm thời ở lại kinh chờ lệnh”. Hưng quỳ xuống tạ ơn xong lại nghe HĐL nói tiếp. - Phàm việc có công được thưởng có tội phải phạt, việc tự ý bổ nhiệm chức quan thủ thành trẫm tin Tướng quân là vì viêc công mà không phải do có lòng khác, song viêc bổ nhiệm phải tùy theo người có năng lực hay không, chứ không nên tùy tiện dùng người.
Quay sang nhìn Phan Văn Lân Quang Toản nói tiếp
-Nay nhờ Tướng Lân vào phú yên một mắt khảo sát chuyện coi giữ nơi đây một mặt giúp trẫm coi Huy có đủ năng lực gánh vác hay không rồi tùy vào đó mà thưởng phạt, nếu Huy có đủ năng lực thì chứng tỏ Hưng tướng quân biết cách dùng người ắt được thưởng vì giúp ta chọn được người hiền tài, nếu không đc tức là không nhìn tức phải phạt vì giao nhiệm vụ quan trọng chi người không đáng tin tưởng. khanh có phục hay không.
- Thần tâm phục khẩu phục”. Hưng ôm quyền nói chắc chắn không dài dòng. Quang Toản cũng không để ý lão có trả lời thật tâm hay không.
- thần lĩnh chỉ.
Phan văn lân cũng ôm quyền nói
- tốt tốt lắm. Quang Toản tỏ vẻ gật gù
Thật ra Quang Toản kêu Phan Văn Lân đi Phú Yên cũng không phải nhằm dò xét gì Nguyễn Quang Huy, mục đích chủ yếu vẫn là đi thị sát việc canh giữ và sát nhập vùng đất Phú Yên mà thôi.
Do vùng đất từ đèo Hải Vân vào cho đến Bình Thuận chỉ được mới sát nhập vào sau lúc Quang Toản lên ngôi, trước đây nó thuộc vùng quản lý của vua Thái Đức ( Nguyễn Nhạc anh của Nguyễn Huệ). Sau khi Chúa Nguyễn Ánh đánh vào Quy Nhơn, vua Thái Đức không chống cự lại nổi mới mời Quang Toản xuất binh,
Sau khi đánh tan Chúa Nguyễn Ánh, Triều đình phú xuân cũng chiếm luôn đất này, vua Thái Đức đành phải thuận nước đẩy thuyền, không lâu sau ông cũng mất, từ đó về sau thuộc quản lý của triều đình phú xuân. Do có bối cảnh như vậy nên việc bố trí cai quản rất quan trọng, lòng người chưa ổn định, cần phải có một người đủ tin tưởng đến trấn an quan lại.
Quang Toản quay người ngồi lại vào vị trí của mình nói “ Hưng tướng quân vất vả rồi, nhanh vào tắm rửa thay y phục, chuyện khác hẵng nói sau”
- Thần tạ ơn hoàng thượng”. Hưng thi lễ rồi được thái giám dẫn ra khỏi điện
Đại điện an tĩnh trở lại, hắn không nhìn Bùi Đắc Tuyên đang quỳ phía dưới mà nói.
- Phục lại tất cả chức vụ cho Trần Văn Kỷ, khi về đến kinh phải nhanh chóng vào gặp ta.
Một số quan tướng nghe vậy vui mừng, cho thấy vị Trần Văn Kỷ này không hổ từng là quân sư cho Quang Trung rất được lòng người trong triều, Trần Văn Kỷ là nhân tố quan trọng quyết định việc Quang Trung tiến quân ra bắc lần thứ nhất, cũng là người đề xuất việc Quang Trung xưng đế, phải nói Kỷ có thể ví như Nguyễn Trãi đưới thời Lê Lợi khởi nghĩa vậy.
Vị quan đang quỳ phía dưới lại càng kích động hô to “Hoàng thượng anh minh” rồi cả triều thần cũng vì đó mà đồng thời góp tiếng khiến cho câu “Hoàng thượng anh minh” được phát ra từ các giọng bắc trung nam có phần khác lạ, đầy ý vị.
Quang Toản nhìn về phía Bùi Đắc Tuyên, thoáng suy nghĩ một chút nói.
- Tuyên thân là cậu của ta, đường đường là thái sư đương triều, tước phong đến nội hầu, nhưng lại cố ý phạm vào ba tội lớn, một là lộng quyền, hai là hãm hại trung thần gây mất đoàn kết nội bộ, ba là kéo bè kết đảng nhằm mưu đồ bất chính, nay các khanh nghĩ ta nên xử tuyên sao đây.
Vừa nghe đến đó Tuyên liền biết mình lần này quả thực xong rồi, thường ngày trong triều hắn cậy là cậu của vua mà lên mặt hống hách làm mích lòng không ít người, chỗ dựa nay không còn. Quang Toản hỏi như vậy khác gì hỏi mèo có nên ăn thịt chuột không. Nội tâm sợ hãi lại thêm thường ngày chẳng chịu tập sức khỏe, Hắn cho quỳ luôn như vậy liền không còn sức lực chống đỡ, Tuyên ngất ngay tại chỗ.
Hắn cho người dìu ra khỏi triều. chúng triều thần biết ý hắn hỏi như vậy không phải là muốn ghép tội Tuyên mà đang cứu mạng y. Tội của Tuyên theo lý phải chém, Quang Toản muốn giữ phép nước lại càng nên chém, nhưng tuyên lại là cậu của vua, thái hậu nương nương vẫn còn sống sờ sờ ra đó. Vua muốn tha cho Tuyên lại sợ người không phục, nói “ vua vì tình riêng, mà không làm gương”.
Chúng triều thần này leo lên được đến đây ai mà lại không phải là lão hồ ly trăm năm, kinh nghiệm quan trường đoán ý bề trên đâu thiếu. Mở đầu hoàng thượng chẳng nói “Tuyên thân là cậu ta” như vậy mà còn không hiểu ý hoàng thượng thì thật nên về nhà chăn heo là vừa, không nên lăn lộn chốn quan trường nữa kẻo có ngày chết rồi mà không hiểu vì sao mình chết.
Đương nhiên trong ý của hoàng thượng càng kể tội tuyên, không có tội nào là nhỏ cả, bởi vậy càng không thể xin y vô tội được, bá quan không ít người đứng ra bắt tội Tuyên, nhẹ thì giáng chức quan nặng lại bắt giam vào ngục, tuyệt không ai xin tha, càng không người nói phải chém khiến Quang Toản bất ngờ lấy làm mừng, lại khâm phuc đầu óc lẫn ánh mắt quan trường của các vị này, có thể leo lên đến đây không phải không có lý do.
Quang Toản nghe một hồi ý kiến ra vẻ chăm chú một lúc , liền biết đến lúc phải đưa ra quyết định rồi.
- Vậy nay cắt hết chức tước của tuyên cho về quê cũ an hưởng tuổi già”.
Hắn nghĩ nghĩ dù sao cũng chỉ cắt chức chứ không xét nhà. Cho Tuyên về quê cũ cũng là phú ông một vùng. Đưa về quê cũ lại nhằm tránh Tuyên ở lại kinh làm một số chuyện không an phận, thế nào cũng bị mất đầu.
Đến đây thời đại quyền thần Bùi Đắc Tuyên dễ dàng chấm dứt, tuy sớm hơn trong lịch sử chỉ hơn tháng nhưng đây lại là bước ngoặt lớn. nếu không không lâu sau đó Tuyên liền bị Vũ Văn Dũng dìm xuống sông. Đây quả thật hắn là đang cứu mạng Tuyên nhưng việc này nói ra ai mà thèm tin cơ chứ, bởi vậy hắn cũng chẳng cần phải nói rồi.
Tiếp sau một số chuyện lông gà vỏ tỏi đều báo lên, hắn cũng không có hứng thú theo dõi, chỉ cho các quan lại tự bàn tới bàn lui một hồi rồi xong, vậy mà cũng thật nhiều chuyện, khi kết thưc buổi triều liền đã trưa rồi. Tiện dịp Quang Toản cho mời các quan ở lại ăn trưa.
Lúc này đây dân ta vẫn chưa có chuyện ngày ăn ba bữa như sau này, chủ yếu là hai bữa sáng tối, sáng 8-9h một bữa, chiều 2-3h một bữa, buổi trưa chỉ ngồi nghỉ ngơi uống nước ăn dặm. Phù hợp với lối lao động sản xuất thuần nông.
Hắn xuyên việt qua đây liền không quen với việc này, cả tháng nay hắn đã cho sửa lại giờ giấc ăn uống của bản thân. Ban nãy cho thái giám đi ngự thiện phòng kêu làm món ngon buổi trưa mời chư vị bá quan ở lại ăn cơm. Thầm nghĩ ‘ cũng phải nên lấy lòng các vị này một chút nha, ân uy phải đủ, muốn dễ dàng cho sau này thuận tay thuận chân giao phó công việc thì ban đầu nên cho một ít ngon ngọt trước, với lại cũng không tốn kém bao nhiêu, lại lấy được cảm tình tốt, việc gì không làm”.
Được vua mời ăn tất nhiên là việc tốt rồi, chẳng ai lại phản đối cả, chỉ thấy bất ngờ vì việc này xưa nay hiếm. thấy vua hôm nay chẳng giống thường ngày, nghỉ bệnh hai tháng xong vừa lên triều, lấy thế sét đánh quan thái sư liền mất chức. giờ lại như đang lấy lòng người, quả thật có chỗ không giống , nhưng không giống ở đâu thì chẳng nói ra được, đơn giản vì hôm nay những việc vua làm đều hợp tình lý, không có gì sai, còn phải nói rất hợp lòng người. chỉ một số ít thuộc nhóm Tuyên thái sư là không cảm thấy yên lòng vì sợ bị liên lụy, với lại thực tế bọn y cũng không phải sạch sẽ gì cho lắm, người ta nói có tật giật mình mà.
Tóm lại thôi không nghĩ nhiều, mình đang đói bụng lại được vua mời ăn, việc này không phải khi nào cũng có, ta thật vinh dự nha, xong lần này phải về khoe với mấy lão bạn già hôm nay không lên triều mới được, tưởng tượng đến bộ mặt tiếc hùn hụt của mấy lão đi theo này nì hỏi tới hỏi lui, thật không nhịn được trong nội tâm cười to đắc ý.
Quân thần ngồi chung ăn uống chung vui vẻ nói chuyện khiến khoảng cách gần lại không ít. Đã vậy lúc ra về Quang Toản còn đưa tặng trà ngon rựou. Làm các vị này đắc ý không ngớt.
Các ngươi thấy không, đây là đãi ngộ của lão thần đấy, đến vua còn phải biếu quà rượu đặng lấy lòng ta đây này. Các quan trẻ nên lấy đó mà làm gương, yên tâm, tương lai các ngươi cũng sẽ được đãi ngộ như vậy thôi, quan trọng bây giờ phải nhìn vào sự cố gắng của các ngươi nha.