Thật ra việc này Quang Toản không phải là không muốn nhắc đến. Chỉ vì hắn thấy chuyện này không hề dễ làm như suy nghĩ ban đầu chút nào. Hiện tại hai vạn quân của tướng Diệu đang đánh nhau với quân Chúa Nguyễn ở Nha Trang cũng đồng nghĩa với việc Ông ta chính là chủ soái ở nơi này. Bây giờ nếu cho Vũ Văn Dũng và Võ Đình Tú đến vậy chẳng phải sinh ra chuyện một quân hai soái sao. Còn nếu chia ra làm các hướng khác nhau để đánh Chúa nguyễn chuyện này nói dễ hơn làm. Nên nhớ chuyện tiếp tế lương thảo cho quân đội không phải là chuyện đơn giản. Một cánh quân còn muốn lo không xuể huống chi thêm vài cách khác lại càng là chuyện khó.
Trong việc dùng binh kiêng kị nhất chính là thay soái giữa chừng, làm cho lòng quân không ổn định. Với lại tướng Diệu nói gì thì nói cũng chính là cánh tay của hắn. Nói theo kiểu khác, đây là vây cánh ủng hộ hắn nhất. Hai vạn quân nằm trong tay ông ta như nằm trong tay hắn vậy, vì sự ổn định lúc này hắn tuyệt đối không thể để tuột mất. Hơn nữa nếu đường đột điều tướng Diệu về sau đó cho Tướng Dũng và tướng Tú vào thay sẽ làm ảnh hưởng đên uy tín của Diệu, đây là điều Quang Toản không hề muốn. Nhưng khổ nỗi tướng Diệu lại không thiện về đánh công kiên như Dũng, Tú . đây chính là điều mấu chốt khiến hắn phải suy ngẫm đắn đo cách giải quyết.
Hắn đang nghĩ đến một biện pháp vẹn cả đôi đường. Tạm thời chưa có sáng kiến gì. Thấy được ánh mắt trông chờ của hai lão Dũng Tú, hắn biết phải giở biện pháp câu giờ trước đã. Mọi chuyện liền tính sau vậy.
- Hai chú không cần vội vàng. Trước sau gì cũng qua tết mới xuất quân mà. Với lại hai chú cũng biết việc thay tướng đổi soái trong lúc này là chuyện tối kị của binh gia. Chúng ta lại càng phải để ý đến suy nghĩ của Diệu tướng quân.
Hai lão nghe vậy liền trầm ngâm, không ngờ Quang Toản lại suy nghĩ vấn đề sâu xa như vậy, mình đúng là quá nóng lòng mà quên mất chuyện này. Dù sao không có lý do gì lại lệnh cho tướng đang đánh trận rút quân về, đấy là chuyện khó chịu như thế nào hai lão với kinh nghiệm cầm quân lâu năm nghĩ sơ thôi liền biết.Lý Văn Bưu cũng suy nghĩ “ Hoàng Thượng tuy còn nhỏ tuổi nhưng lại là người biết suy nghĩ cho cảm tính của tướng ngoài trận, thật hiếm có, xem ra ta đã lo nghĩ quá nhiều rồi”.
- Lần này có một việc nhờ cả vào ba vị tướng quân đây. –
Quang Toản biết nên đến lúc không cho mấy lão rảnh rỗi rồi. Người ta nói rảnh quá hóa ra chuyện không hay, lần này thi võ trạng nguyên vẫn còn thiếu quan chủ khảo, một mình Lê Văn Hưng không thể lại bao quát hết được. Phan Văn Lân lại đi thị sát ở Phú Yên vẫn chưa về, chỉ còn ba lão này đang nghĩ ngơi. Đợt này không đơn giản chỉ là thi võ trạng nguyên như mọi năm, hắn đúng rất quan tâm đến chuyện này. Nếu một lần để ba công thần khai quốc cùng làm chủ khảo chắc chắn sẽ gây được chú ý lớn, vừa thể hiện sự tôn trọng đối với cuộc thi, vừa đem lại chất lượng thí sinh cho những năm sau.
- Hoàng Thượng cứ ra lệnh, chúng thần xin nghe theo.
- ……
- …..
Ba lão chờ đợi, không biết hắn sẽ kêu họ đi làm việc gì. Nhưng tốt nhất vẫn là được cầm quân đánh trận.
- Lần này nhờ ba chú ra làm chủ khảo đợt thi võ trạng nguyên sắp đến. Mong ba chú có thể từ đây tuyển ra cho cháu tầm hai trăm người.
- Chuyện này không có gì khó, xin hoàng thượng an tâm. Sẽ tuyển những người có võ công khá nhất cho Hoàng Thượng.
Ba lão nghe vậy tuy có thất vọng chút ít nhưng đi chọn thí sinh thi võ dù sao vẫn hơn ngồi không. Đương nhiên việc Quang Toản tại sao muốn chọn nhiều như vậy các lão chẳng buồn để tâm đi hỏi, đối với họ việc càng có nhiều người tham gia võ bị luôn là việc tốt không việc gì phải thắc mắc, đây có lẽ là sự khác nhau lớn nhất giữa quan văn và quan võ về vấn đề này.
- Hai già kia, có dám đấu với ta đợt này không?
Vũ Văn Dũng cười hắc hắc vừa quỷ quyệt vừa đắc ý nói với hai người Bưu, Tú.
- Đấu cái gì?
- Đấu xem lần này ai tuyển ra được người giỏi hơn. Nếu thua sẽ phải đứng trước cổng thành hô lớn “ ta không bằng Vũ Văn Dũng”. Hai lão không phải là đang sợ đó chứ?
Vu Văn Dũng làm ra bộ dáng kích tướng, vênh váo trước mặt hai người Lý Văn Bưu Võ Đình Tú. Tuy chẳng biết lão dựa vào đâu mà đắc ý như vậy nhưng ông bà ta có câu văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị chẳng bao giờ sai.
- Được! để lúc đó ta xem điệu bộ lão đứng trên cổng thành mà gào như thế nào, thật thích nghe lão gào “ ta không bằng Võ Đình Tú”. Chắc hay phải biết
- Cũng muốn nghe lão nói không bằng Lý Văn Bưu ta, sẽ có điệu bộ như thế nào.
Hắn nghĩ dù sao đây cũng không phải là một ý tưởng tệ. Với lại có khi lại hay cũng không chừng.
- Haha. Cháu sẽ làm trọng tài được chứ.
- Được được đươc. Hahaha.
Cả bốn người cùng cười ha hả sảng khoái một trận.
0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0
Quang Toản quan sát tấm địa đồ mà trầm ngâm. Theo ánh mắt hắn chiếu lên có thể thấy cái mà hắn đang chăm chú nhìn chính là vùng đất Tây Nguyên sau này. Nhà Tây Sơn lúc vừa khởi sự chủ yếu dựa nơi đây. Ở kiếp trước khi đọc lịch sử hắn cứ tưởng, tất cả vùng đất Tây Nguyên vào thời gian này đều do nhà Tây Sơn cai quản vì dù sao đây cũng là nơi xuất thân ban đầu, nhưng bây giờ hắn mới biết không phải vậy, lúc này nhà tây sơn chỉ kiểm soát tầm được một phần mười của Tây Nguyên Sau này mà thôi. Số còn lại hầu như chỉ là đồi núi cỏ tranh với một ít dân tộc thiểu số sống du canh du cư, người kinh hầu như hiếm thấy.
Một vùng đất trù phú như vậy lại bị nhà Tây Sơn ít coi trọng thật là đáng tiếc. Kể ra cũng không trách được, thời đại này thứ cần nhất là dân cư và lương thực. Ai chiếm hữu được khu vực có nhiều dân cư chính là chiếm được lợi thế. Với nền văn minh lúa nước lâu đời, khu vực duyên hải ven biển lại tỏ ra ưu việt hơn rất nhiều trong việc tập trung dân cư sản xuất mùa vụ. Trong khi đó vùng rừng núi tây nguyên lại không đem lại những lợi thế như vậy, bên cạnh đó còn thường xuyên bị thú rừng nguy hiểm uy hiếp tính mạnh và hơn hết vùng đất này còn chưa được người kinh khai phá nhiều.
Ngoài Tây Nguyên, còn có vùng đất kéo dài theo phía tây dãy Trường Sơn qua đến gần sông meekong. Hay sau này người ta còn gọi với cái tên Tam Giác Đông Dương ( khu vực dọc theo biên giới ba nước Đông Dương). Lúc này hầu như không có người sinh sống, hay chỉ có các dân tộc thiểu số sống ở đây, cũng chẳng ai quản lý hay chỉ quản lý trên danh nghĩa mà thôi, chẳng được chú trọng.
Quang Toản là người hiểu rõ giá trị của vùng đất này mang lại ở tương lai. Ngoài chuyện giá trị về sinh vật học, môi trường, quần thể hay gỗ quý và tài nguyên mà nó mang lại. Quang Toản chú trọng hơn cả chính là tài nguyên đất đỏ ba zan mà khu vực này có được. Đây là vùng đất lý tưởng cho các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cao su, cà phê, điều…. Muốn phát triển kinh tế, muốn phát triển công nghiệp không thể không chú trọng đến nguyên liệu mà các cây này mang lại. Rất, rất quan trọng không chỉ cho bây giờ mà còn cho cả tương lai sau này.
Vùng đất chiến lược này không thể không lấy đấy. Nếu như mở rộng đến sông meekoong lại càng tuyệt vời rồi. Chuyện này không có gì là không thể, đơn giản vì vùng đất phía tây bên dãy Trường Sơn lúc này vẫn chưa có chủ. Hắn nhanh chân đoạt trước sao lại không được. Hắn còn nhớ chính xác lúc xem bản đồ Đại Nam vào thời Minh Mạng vùng đất phía tây dãy Trường Sơn kéo dài cho đến sông meekoong cũng nằm trong đó.
Nhưng do không chú trọng hết ý nghĩa của vùng đất này mà các đời vua nhà Nguyễn phía sau bỏ lơ không cử người tập trung khai hoang cai quản. Cuối cùng mất đi sự kiểm soát đối với nó. Đến lúc Pháp vào xâm lược thì đã không còn nằm trên bản đồ Đại Nam nữa.
Nhưng cho dù thế nào hắn hôm nay đã quyết định lấy mảnh đất Tây Nguyên và xí luôn vùng đất phía tây dãy Trường Sơn này rồi. Việc này không thể chờ lâu đâu đấy. Sắp đến hắn dự định cho mua giống cà phê, cao su, điều và cả cây bông nữa… từ bên ngoài về đây trồng. Việc phát triển của cây công nghiệp đòi hỏi thời gian khá dài nếu không khởi động ngay từ bây giờ e rằng tương lai vài năm nữa sẽ không bắt nhịp kịp với sự đòi hỏi về nguyên liệu.
Lần này do suy nghĩ đến việc điều động tướng Diệu sao cho hợp lý khiến hắn cân nhắc đến vấn đề cho Ông ta dẫn quân vào chiếm đóng Tây Nguyên và phía tây dãy Trường Sơn. Đầu tiên, ông ta là người quen thuộc vùng này nhất, thứ hai dẫn quân tắc chiến trên vùng cao là sở trường của Trần Quang Diệu và cuối cùng là về vấn đề tiếp tế lương thực cũng không phải không thể giải quyết. Hắn nghĩ ngay đến tài năng thuần voi của vợ ông ta là Bùi Thị Xuân cũng chính là dì ruột của hắn. Nếu để cho bà dùng khả năng của mình, thuần voi vận chuyển lương thực hậu cần cho Tướng Dũng lại càng quá tuyệt. Vùng Tây Nguyên có khá nhiều voi hắn lại đang cần sức kéo nên chẳng bao giờ chê ít
Chỉ là việc chiếm giữ Tây Nguyên không chỉ đơn giản là chiếm giữ theo kiểu cho quân lập trại đóng quân mà còn phải phụ trách cả việc di dân lên đây định cư dựng làng xây lũy và bảo vệ an toàn cho họ khỏi sự phá hoại của thú rừng. Chỉ là việc để tổ chức cho dân tự nguyện lên đây sinh sống ngày một ngày hai không hề dễ dàng chút nào, nếu không sử dụng vài biện pháp đặc biệt thì thật không xong.
- Bẩm Hoàng Thượng! có quan thượng thư Ngô Thì Nhậm xin gặp.
Tiếng của lão phúc vang lên cắt đứt dòng suy nghĩ của hắn.
Hắn chính là cho truyền Ngô thì Nhậm vào gặp để bàn chuyện đấy, vì một số lý do đặc thù mà hắn nhất định muốn bàn bạc với lão một trong những lý do quan trọng nhất lão là danh sỹ có tầm ảnh hưởng lớn ở Bắc Hà.
- Nhanh mời vào.
- Hoàng Thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.
- Ái khanh bình thân! Người đâu nhanh mang ghế lên cho Nhậm ái khanh. Lần này có chuyện gấp cần bàn bạc với khanh.
- Tạ ơn ân điển của Bệ hạ, có chuyện xin bệ hạ dặn dò thần sẽ nỗ lực.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên lão được ban ghế ngồi nên mọi chuyện khá tự nhiên không có gì ngập ngừng.
- Ta vào vấn đề luôn vậy. Từ khi tiên hoàng còn tại thế vì thấy đất đai bỏ hoang nhiều nên đã rất quan tâm đến việc này. Nhưng vì thiếu thốn nước tưới mà tình hình cũng không được cải thiện bao nhiêu. Lần trước trên triều trẫm đã nói sẽ nghĩ ra biện pháp khắc phục chuyện này, còn lệnh cho bá quan cùng suy nghĩ. Mấy hôm nay trẫm nhận được rất nhiều tấu chương trong đó có tấu chương của khanh trẫm đã đọc và thấy khá ưng ý. Trẫm muốn trực tiếp nghe khanh nói về chuyện này.
- Tạ ơn Hoàng Thượng ngợi khen. Thần cho rằng nếu dựa vào cây khoai lang có thể giải quyết được cái khó trước mắt. Trước đây gia đình thần cũng có trồng nên biết. Kính xin hoàng thượng cho đem giống cây này phổ biến tạo phước cho dân chúng bá tánh.
Hắn đúng là nhận được rất nhiều tấu chương bàn về chuyện làm sao để bỏ đất trống, làm sao để tăng thu nhập cho quốc khố. Rất nhiều ý kiến được đưa ra, có người kêu hắn huy động sửa chữa kênh mương, có người ý kiến phải dùng đến biện pháp cưỡng ép canh tác….. có người còn bày tỏ muốn tăng giảm thuế. Nói chung đa số chỉ luẩn quẩn trong cái vòng phát triển câu lúa nước. Nhưng hắn lại bất ngờ vì trong tấu chương của Ngô thì Nhậm lại hướng hắn đến một giống cây khác chịu hạn rất tốt năng suất lại cao và dễ trồng đó chính là cây khoai lang. Đến chính ngay hắn cũng đã quên nếu không đọc bản tấu do lão viết
- Trẫm cũng đồng ý với ý kiến của ái khanh, việc này sẽ giao cho khanh chuyên trách, ái khanh hoàn toàn có thể điều động người dưới quyền để phụ giúp. Nếu thành công khanh đã lập được công lớn rồi
Hắn đương nhiên rất ủng hộ việc phát triển cây khoai lang rồi. Nếu như loại cây này được phổ biến rộng rãi, không bao lâu nạn đói sẽ được giải quyết đấy. Đúng là một diệu kế, hắn thật rất chờ mong. Chẳng hiểu vì sao sau này vẫn có nạn đói xảy ra, vậy mà trong lịch sử cây khoai lang lại không được phát triển nhân rộng.
- Thần xin thay mặt bá tánh trăm họ tạ ơn hoàng thượng, hoàng thượng anh minh, hoàng thượng anh minh.
- Ái khanh không cần câu nệ như vậy, đây là chuyện nên làm.