• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Rạng ngày 18 tháng tám năm Bính Ngọ, khi trời vừa mới bình minh, ba chiếc thuyến buôn to lớn, từ bãi cát bờ sông, nhổ neo rời bỏ thành Thăng Long, đi xuôi xuống biển. Trong ba chiếc thuyền đó, thuyền đầu chở quan Hữu quân Ðô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh cùng các gia môn tỳ tướng, thuyền thứ nhì chở đầy khoang quần áo và đồ đạc quí giá, thuyền thứ ba chỉ chở có vào bốn hòm niêm phong khóa kín mà sáu người võ sĩ theo kèm.

Quan Ðô đốc được tin công tử cấp báo quân Tây Sơn đã rút lui rồi, vội truyền lệnh cho thám tử đi dò xét thực hư của tin dữ dội ấy. Lúc đã rõ biết Nguyên soái Uy quốc công bỏ mình ở lại, Ðô đốc Chỉnh đâm ra lo sợ, luống cuống, kíp thâu đêm cho dọn đồ đạc châu báu, thuê thuyền buôn dùng đường thủy chạy theo quân sĩ Tây Sơn, Ðô đốc muốn vượt bể cho nhanh, đi chiếc thuyền nhẹ nhất, không hề đem bên mình một chút của cải nào sợ thêm bận bịu, chỉ dắt độ mười lăm viên dũng tướng để hộ vệ trong lúc hành trình. Thuyền thứ hai, rộng hơn, thì cho chứa các hành lý và những đồ quý vật, phó cho con thú là Nguyễn Anh Du và một tên người nhà tâm phúc trông coi. PHò nhị công tử Nguyễn Anh Du và tên người nhà ấy, dùng hai mươi tên quân tráng kiện.

Hồi Ðô đốc theo Uy quốc công Nguyễn Huệ ra Bắc Hà, diệt Trịnh, có đem thủy binh vào cửa Ðại an, cướp được kho lương trăm vạn hộc ở ven sông Vị. Rồi khi hạ thành Sơn Nam, và kéo quân vào Thăng Long đều bị tướng nhà Tây Sơn thu cả, trong lúc hỗn độn, Nguyễn Hữu Chỉnh có vơ vét được nhiều của cải, ước ra đến mấy rương vàng. Giờ đây vội vàng thuê thuyền theo cho kịp chúa Tây Sơn, Ðô đốc không dám đem hết gia tài, phải để một phàn đồ đạc và ngựa xe ở lại. Còn bao nhiêu vàng bạc, ông sợ mang kèm bên mình thì e có nhiều điều hiểm trở, nhiều nỗi gian nguy, lại sợ khi tiết lộ, bị mang tiếng là người không liêm trực. Chỉnh bèn cho tải cả bốn năm hòm vàng bạc, tiền đồng và châu báu xuống chiếc thuyền vững chãi nhứt, rồi bắt con trai là công tử Anh Tề phải giải thuyền kia đến tận bến Nghệ An. Muốn cho khỏi sự nghi ngờ, trong thuyền Nguyễn Anh Tề chỉ có năm tên quân ăn mặc giả lái buôn hộ vệ.

Trong năm tên ấy, một tên còn trẻ non, lại khôi ngô tuấn tú khác thường. Tên ấy, chính là An Trinh quận chúa cải trang theo tình lang đó.

Ðược dịp phụ thân trao riêng cho một thuyền của cải, công tử Anh Tề lòng mừng hồi hộp, vội vàng mật báo người yêu. Rạng sáng hôm sau, cặp tài tử giai nhân đã nghiễm nhiên nhẩy nhót, ôm ấp nhau trong khoang, dưới tầm mắt ngạc nhiên của bốn tên quân theo hầu.

Thuyền đi hơn một ngày ra tới biển đông. Ðộ ấy về tiết Trung thu, nước dâng to lắm. Hai con thuyền đi trước, nhân chở hành khách và hàng hoá không lấy gì làm nặng, và lại thuận theo chiều gió, tuồn tuột chạy nhanh, không tài nào theo kịp, bỏ lại thuyền chuyên vàng lẽo đẽo theo sau.

Bể đông mù thu dông tố luôn luôn không ngớt, hết trận này sang trận nọ, khiến tầu bè kinh sợ không mấy khi dám đ1nh bạo ra khơi. Duy chỉ có lũ hải tặc “Tầu Ô” giỏi nghề bơi lặn, kiếm ăn trên mặt nước đã quen, lũ đó coi phong ba bão táp như không, cho thuyền lượn trên sóng bể như ngựa phi trên cạn. Bọn khách bán người, buôn lậu, cướp của, giết lương dân đó không mùa nào không lảng vảng trên vũng Bắc Kỳ để tìm mồi kiếm lợi. Cũng là vì sự chẳng lành dun dủi, đảng Tầu Ô kia chạm trán cùng công tử Nguyễn Anh Tề.

Thuyền công tử đi được bốn ngày trời thì bị bơ vơ một mình trên làn nước thẳm. Một trận bão cuồng khấu đã đưa con thuyền ra tận mãi ngoài khơi. Công tử lo sợ, hoảng kinh, nhưng cũng chả biết thế nào chóng chọi với mệnh trời, đành cho chiếc thuyền nhỏ bình bồng trôi vào nơi vô định.

Bỗng, đương cơn hoạn nạn, một đoàn hải tặc bơi xuồng ra vây chặn hẳn đường. Vô phúc lũ bọn Tầu Ô gặp phải tay Anh Tề và An trinh quận chúa; một trận đánh nhau kịch liệt khiến lũ giặc kia bị một phen táng đởm tiêu hồn.

Những càng chết nhiều, càng thấy số chúng nó tăng bội mãi; thì ra một đại thuyền làm sào huyệt cho bọn đó, cắm neo đậu ở phương xe. Quận chúa, công tử cùng bốn tên gia binh phải gắng sức đến quá nửa ngày, mới trừ tiệt được bốn chiếc xuồng con chỏo hai mươi tên giặc bể.

Thấy thế núng, cả đại đoàn ùa lại; trên mũi thuyền sắp hàng một lũ Tầu Ô đen chũi, đầu trọc, răng trắng nhởn, da bóng nhoáng và mặt mày dữ tợn vô cùng. Công tử xét thế cô, bèn nghĩ ra một diệu kế. Chàng lấy bút viết vào mảnh hao tiên một bức thơ chữ Hán, đại khái nói rằng thuyền chàng là thuyền của quân Tây Sơn sai ra Bắc Hà thám thính, không có đem tiền bạc, chỉ tải nhiều binh khí mà thôi. Chả may bị bạt phong, lưu lạc ra khơi, không biết đường về bờ bến. Nếu thuyền khách có thể giúp chàng đưa chàng về bãi Sầm Sơn hay bờ Nghệ Tỉnh, chàng sẽ xin ngay quan trên thưởng cho một vạn quan tiền. Bằng như muốn cùng chàng thử sức hơn thua chàng sẽ liều sống mái một phen cho biết ai là hảo hán.

Bọn hải tặc dáng chừng đã trông rõ bản lĩnh cao siêu của Anh Tề công tử, hoá nên đành vui lòng nhận việc đưa thuyền chàng về tới bãi Sầm Sơn. Họ bèn vứt một sợi dây to sang buộc lấy mũi thuyền con, rồi mở lái giương buồm, tuốt một mạch chạy về miền Hải ngạn. Vùn vụt ba ngày, hai chiếc thuyền tới vùng Sầm Sơn đỗ lại. bây giờ công tử sai khiêng một rương tiền sang tạ lũ Tầu Ô. Nhưng công tử cũng hơi sơ ý: quân giặc thấy hòm tiền tự trong khoang đưa lại, đoán rằng chiếc thuyền con hẳn còn chứa lắm bạc vàng.

Bởi thế, không đợi cho công tử và quận chúa kịp đề phòng cẩn thận, họ trói gô ngay bốn tên kiện nhi khiêng rương tiền vào thuyền họ, rồi sắp binh kéo ùa sang cướp phá chiếc thuyền con. Công tử Anh Tề, lâm thế cô, mất cả lũ gia binh, liệu sức mình cùng An Trinh quận chúa không thể giữ nổi gia tài cho họ Nguyễn, bèn cầm tay quận chúa nhủ rằng:

- Lũ hải tặc nó đang reo hò, sắp sửa sang tới đây cướp của, anh em mình khó bảo hộ được mấy rương vàng này cho thoát. Âu là em soạn lấy những đồ chậu bảo giắt c3 vào mình, rồi mình đục thuyền cho nước chẫy vào, dìm cả xuống biển. Vứt cho nước thẳm còn hơn để về tay giặc, em nghĩ thế nào?

An Trinh quận chúa gật đầu; công tử bèn lật ván lên, lấy búa bổ sàn thuyền, tan nát. Hai vợ chồng dắt nhau nhảy tùm xuống nước, lặn vào bờ, nhô lên. Thuyền nặng nước to, chả mấy chốc mấy rương vàng đã chìm lĩm giữa khơi để mặc lũ Tầu Ô sửng sốt, chửi rủa líu lô một lúc rồi kéo buồm đi mất.

Bốn tên gia binh bị chúng phanh gan, mổ ruột, đều thiệt mạng trong một trường hợp buồn. Thế là sự bí mật của công tử Anh Tề và quận chúa An Trinh, ngẫu nhiên, trừ hai người biết với nhau, người ngoài không ai rõ nữa.

Sở dĩ câu chuyện này lọt vào tai hậu thế, là bởi cặp uyên ương kia đã chép nó vào gia sử, gởi về cho hai nhà được biết rõ nguồn gốc của sự mất kho vàng.

*

* *

Trong một làng nhỏ ven bờ bể, cách bãi Sầm Sơn chừng ba bốn dặm đường, dưới một dẫy tre mọc um tùm xanh ngắt, một chiếc nhà lá ba giang sạch sẽ làm chỗ cư trú cho một đôi thiến niên thanh nhã, đến chu đụng cùng dân chài lưới, phút chốc đã ba bốn tháng trời. Chiếc nhà lá kia vừa dựng lên được đúng trăm ngày, đôi thiếu niên kia hình như tự xa xôi đến ngụ, và trước khi lập thành cơ sở, họ ở trọ nhà một ông già đánh cá trong vùng.

Hai vợ chồng người lạ mặt đó không hề nói đến lai lịch của mình bao giờ cả, cũng không ai biết rõ tung tích họ ra sao. Tuy nhiên chẳng ai muốn dò la cặn kẽ làm gì: cặp uyên ương đó được cả chồng lẫn vợ: họ vừa tử tế, nhũng nhặn vừa có nhân từ độ lượng, biết thương kẻ khó và cứu mạng giúp đỡ người nghèo.

Dân trong hạt, chả mấy chốc, đều kính yêu cả hai người thiếu niên đó.

Người chồng ăn mặc xuềnh xoàng như một nhà hàn sĩ; người vợ cũng quần nâu áo vải, cả ngày tảo tần khêu vá, không lộ ra vẻ gì đài các phong lưu. Như thế mặc dầu, người ngoài thoạt thấy dung nhan và dáng điệu cặp thiếu niên ấy, cũng biết ngay họ không thuộc về những gia đình tầm thường, mà họ tất xuất thân ở chốn lầu vàng gác ngọc. Bởi lẽ, từ lời ăn tiếng nói, từ cách tiếp đã các láng diềng, hoặc cách sinh nhai thường nhật, họ đều tỏ ra rằng họ đứng vào một từng giai cấp cao hơn. Tuy họ tuyệt nhiên không khi nào tự xưng là quí phái, nhưng thấy họ sống an nhàn sung sướng, chả bao giờ phải vay mượn ai một đồng tiền nhỏ, nhưng thấy họ một đôi khi nắng ráo, phơi vài mảnh quần áo cực kỳ hoa mỹ, sang trọng, thấy trên vách tường nhà họ có treo một đôi gươm rất quí, rất dài, lại có nhiều binh khí khác vứt ngổn ngang dưới gầm giường, gầm tủ, thiên hạ không khỏi không bàn ra tán vào nhiều lối, cho họ là một đôi dị nhân ra truyền bá một sự gì quan hệ, hay ra nghiên cứu ở bờ biển một ciệc gì bí mật, phi thường.

Có kẻ đoán họ là dòng chúa Trịnh đi ẩn thân lánh nạn. Có kẻ bảo họ là nòi vua Lê, thấy trong nước nhiều giặc giã, chán việc đời, đi ẩn dật cho thảnh thơi.

Thiên hạ còn đoán nhiều, nhiều nữa, song không ai dám hỏi cặp uyên ương kia con cái nhà ai, và ra ở bờ biển làm gì. Không dám hỏi mà cũng muốn hỏi, vì ai ai cũng biết rằng hỏi đã vô lý, mà càng thêm thiệt hại cho làng nước, nếu hai người khách lịch sự kia, vì phiền phức phải bỏ nơi trú ngụ mà đi. Vả chăng, hai vợ chồng người lạ mặt, đã không quấy quả và làm hại ai cả, lại chỉ nai lưng ra giup1 đỡ cho khắp mặt dân chúng trong vùng. Từ khi họ đến ở được hơn 10 ngày, thì ông chồng mở ngay một ngôi trường học. Rồi từ đấy, hôm nào ông cũng dạy trẻ con trong làng học tập, tuyệt nhiên không hề lấy của bố mẹ chúng một đồng tiền học phí bao giờ. Ðến tiền nhập môn, ông cũng không lấy, cho chí những lễ vật đưa đến tết, ông cũng gạt đi không khi nào thu nhận cho ai. Hình như ông đã có vốn sẵn để sinh nhai, không lấy của thiên hạ, dù là một đồng kẽm nhỏ. Nhà cửa ông bà đồ lúc nào cũng sạch sẽ tươm tất, ông bà ăn uống thường cơm tám cá tươi; ăn mặc cũng quần nâu áo vải như người; nhưng hình như trong cách sinh hoạt, ông bà vẫn có một vẻ đặc biệt, tỏ rằng cả hai cùng là người quí phái, tự hạ mình sống cái đời khổ sở của thường dân. Tuy bát đàn, đũa tre, mâm gỗ, mà bữa cơm nào cũng long trọng, vợ cúi nâng qua tầm mắt dâng chồng. Tuy quần áo thanh đạm sơ sài, mà lu6n luôn thơm tho tề chỉnh, không bẩn ngầu những đất bùn, những ghét, như đồ dùng của dân quê.

Bởi thế, trong làng, ngoài xóm, không ai không kính trọng ông đồ. Ðánh được con cá tươi nào, nhà chày vội vàng đem biếu ông là đồ nhắm. Rượu ngÔn Nghi, mỗi khi có ai cất được, lại gánh vào nhà ông dâng cho ông xơi trước một vài chai. Rồi tôm tươi, rồi cua bấty, chả ngày nào mâm cơm ông không đầy chan chứa, mặc dầu ông đã mỏi mồm cấm bà con không được biếu quà ông.

Kể sống như thế, ông bà đồ thực đã được an nhàn sung sướng. Bà đồ, dẫu không có vốn riêng đi nữa, cũng không phải lo đến gạo củi cùng các đồ ăn uống thường dùng. Bà, dưới bộ áo vải quê kệch, xuềnh xoàng, tuy không hề tô phấn điểm son, mà vẫn trẻ non trẻ nõn, trắng nuột trắng nà, đẹp một vẻ đẹp lỗng lẫy, thiêng liêng, không tài gì giấu kín được.. Bà đã hết sức sống theo lối dân quê chài lưới, nhưng bao giờ tư cách và bộ điệu của bà cũng là bà xa biệt lũ thôn dân. Bà chỉ ngày đêm chăm nom săn sóc đến chồng, thờ chồng hết bổn phận của một người hiền phụ. Chả thế mà ông đồ, không những yêu thương bà rất mực, còn quí trọng bà như quí trọng một bảo vật hiếm hoi. Ðối với bà, ông cũgn chắp tay lễ phép khi mời bà ăn uống, ông đáp lại bà bằng những “bẩm, thưa, vâng,dạ” ai nghe cũng phải lạ lùng. Về ban ngày, ai cũng chỉ biết rằng ông bà đồ xử với nhau như khách. Nhưng nếu ai đã, lúc đêm khuya, len lỏi, vào đời tư đôi uyên ương trẻ đẹp ấy, người ấy sẽ hiểu rằng ông bà đồ chỉ dùng vẻ ngoài lễ nghĩa để che lấp vẻ nồng nàn khăng khít của sự ái ân đằm thắm mà bề trong, ông bà vẫn tặng đãi nhau.

Tối đến, khi ông đã làm xong bổn phận dạy học trò (sự dạy học của ông đây chỉ là một việc tiêu khiển cho qua ngày tháng), ông lại trở vào phòng cùng bà ngâm nga, chúng tavịnh, cùng bà đọc kinh ân ái bằng một giọng não nuột, thâm trầm. Ðêm nào cũng như đêm nào, nếu ông bà không cùng xem hoa đua nở, thì vịn vai nhau đứng đợi trăng lên, nếu không, gặp buổi mưa rầm âm ỷ tuôn rơi, một cuộc cờ hãm nước trà sen đã chìm đôi lứa vào một cảnh tiêu sầu cao thượng. Chưa từng thấy vợ chồng ai say mê nhau đến thế; ông bà đồ tự hồ như sinh ra để mến yêu nhau cho phỉ nguyện ba sinh. Thú văn hoa một đôi phen làm yếu ớt tính tình, vợ chồng nhà hàn nho lại diễn một trò kỳ dị. Họ tìm buổi trời tối đen như mực, ra giữa sân đấu kiếm múa quyền.

Cũng vì sự đấu quyền, một tai nạn lớn lạo đã phá tan hạnh phúc của ông bà mất non hai tháng! Bà đồ quên rằng mình đang kỳ thai nghén, cùng chồng thử sức hơn thua.

Nhân bà nhẩy múa quá mệt trong hồi lâu, cái thai nhỏ bà mang bị trụy, thoát ra ngoài, làm bà phát sốt mất năm ngày mới khỏi. Trong khi bà ốm, ông đồ chỉ dạy học mỗi ngày một buổi sáng, để buổi chiều săn sóc đến bà. Ông tỏ cho họ biết ái tình ông đối với bà không có mãnh lực gì kiềm chế được. Nhất là giữa cơn đau yếu, ông càng còn yêu bà hơn, cho bà vui lòng chóng lại sức lực người.

Có nhẽ cũng vì thế nên chả mấy chốc bà đồ khỏi bệnh. Song thường thường, bà tựa hồ như buồn rầu, hối hận, bà thương tiếc cái thai vô tội vì bà mà không đưọc thành người, hoá nên nhiều khi bà không được vui vẽ sung sướng như xưa nữa.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenConvert.NET
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK