Mục lục
[Dịch] Tào Tặc
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Phía Tây hoàng thành có một cái đài Dục Tú là nơi mà sau khi Hán Đế dời đô tế trời đất ở đây.

Lầu Dục Tú nằm ở bên ngoài cửa Tây của Hoàng thành, nơi đây cũng gần với Tú Xuân môn và Tây Lý nhai. Do gần Tây Lý nhai nên mọi người qua lại tấp nập. Còn Tú Xuan môn thì lại gần khu người giàu của Hứa Đô, nếu mỗi ngày người qua đây phần lớn là những người có tiền.

Chính vì vậy mà lợi nhuận của lầu Dục Tú rất cao.

Nếu không phải quan to hay người giàu có thì đừng mong bước chân vào đây. Ngôi lầu phân làm ba tầng. Tầng một có màu trắng, phần lớn là một số phú hào, thương gia lớn. Tầng hai là một số quan lại trong triều nhận bổng lộc từ sáu trăm tới một ngàn thạch. Còn tầng ba thì có thể nhìn ngắm Hứa Đô. Nếu ngồi bên cửa sổ còn có thể thấy được đài Dục Tú nguy nga.

Cái tên lầu Dục Tú cũng vì vậy mà có.

Có điều, tầng ba nơi đây không phải chỗ mà người bình thường có thể đặt chân.

Nếu không phải là người của dòng họ danh giá, hoặc là hoàng thân quốc thích, hay ít nhất quan lại nhận bổng lộc từ hai ngàn thạch trở lên thì đừng mong ngồi ở đây ăn cơm.

Người bình thường có vào lầu Dục Tú, cho dù ở tầng một dùng cơm mà không mất hai, ba quan tiền thì đừng mong bước ra.

Khi trời vào lúc chạng vạng, đoàn người Tào Bằng cũng tới trước cửa của lầu Dục Tú.

Mấy tên tiểu nhị vội vàng chào đón, nhận lấy dây cương.

- Công tử muốn dùng cơm?

- Nói nhiều. Lầu Dục Tú các ngươi không phải để tới ăn cơm thì tới đây làm gì? - Hứa Nghi xoay người xuống ngựa nói với giọng tức giận:

- Tào Tử Đan hẹn chúng ta tới đây, nói tại Vọng Thiên các... Mau đi trước dẫn đường, đừng có dài dòng...

Tên tiểu nhị nghe thấy vậy liền vội vàng cười giả lả và liên tục nói xin lỗi.

Có thể thấy được viên chưởng quầy của lầu Dục Tú ít nhất hiểu được đạo lý.

Nhưng nghĩ đến những người tới nơi này không phú thì quý, làm sao mà một đám tiểu nhị dám mắc tội?

Đại sảnh tầng một có rất nhiều người nhưng cũng không ồn ào huyên náo. Giữa các bàn đều có bình phong ngăn cách không ảnh hưởng tới nhau.

Đám người Tào Bằng đi vào đại sảnh rồi theo hành lang lên trên lầu.

- Có thể mở một cái tửu lâu ở đây thế này thì người đứng sau lưng chắc chắn là nhân vật lớn.

Điển Mãn nhỏ giọng nói:

- Đây là địa phương của con chó nhà Hán.

- Con chó nhà Hán?

- Ngươi quên rồi sao? Tại quán đấu khuyển, Đại Đầu đấu khuyển với một người sau đó thua mất con Hắc Long, sau đó thì ngươi phải dùng đao để thay.

- A!

Tào Bằng lập tức nhớ ra. Trong đầu hắn liền xuất hiện một bóng người cao gầy.

Lưu Quang!

Nói thật lúc trước Tào Bằng cũng không quá để ý tới Lưu Quang. Bởi vì trong sách sử và Diễn nghĩa đều không có ghi chép về nhân vật này.

Thân là dòng dõi nhà Hán, lại không được sử sách lưu danh thì nghĩ tới cũng rất bình thường.

Nếu như không được Điển Mãn nhắc thì thậm chí Tào Bằng còn quên người này. Tào Bằng quan sát lầu Dục Tú rồi nhỏ giọng nói:

- Có thể xử lý cái tửu lâu to như thế này một cách gọn gàng ngăn nắp như vậy thì người này không hề đơn giản.

- Hắn việc gì phải xử lý? Chẳng qua là mượn danh nghĩa của hắn mà thôi.

Tào Bằng cười cười, không tranh cãi với Điển Mãn.

Cho dù tửu lâu này không phải do Lưu Quang xử lý thì y có thể tìm một người làm tốt việc đó cũng đủ chứng tỏ ánh mắt không phải tầm thường.

Chỉ có điều đạo lý này Điển Mãn không hiểu. Hơn nữa, Tào Bằng cũng không muốn nói rõ với y. Cứ như vậy đoàn người đi lên trên lầu ba.

Tầng ba có hình tròn với chừng mười gian phòng.

Vọng Thiên các đối diện với Tú Xuân môn. Đứng ở trong các có thể thưởng thức cảnh sắc bên trong Tú Xuân môn.

Chu Tán và Tào Tuân thấy đám người Tào Bằng đi vào liền đứng dậy ra đón:

- Sao giờ các ngươi mới tới?

- Đại ca còn chưa tới thì vội cái gì?

- Đại ca nói muộn một chút mới tới, bảo chúng ta dùng cơm trước... Đây! Rượu và thức ăn đã dọn xong, mọi người ngồi đi.

Vừa nói, Chu Tán vừa nháy mắt với Tào Bằng.

Tào Bằng biết Tào Chân đã tới.

Y nói rằng sẽ mới Tào Hồng tới, như vậy cả hai đang ở trong một căn phòng nào đó ở chỗ này. Có điều thân phận của họ đặc biệt nên không tiện lộ diện công khai. Nên nhớ, ở đây không chỉ có mấy người Tào Bằng mà còn có Điển Mãn và Hứa Nghi. Hai người này đại diện cho một thế lực của quân Tào, nên Tào Hồng phải cẩn thận, không để cho người ta nắm được đằng chuôi.

Đối với việc làm của Tào Chân và Tào Bằng, Điển Mãn và Hứa Nghi cũng không biết.

Không phải cả hai muốn gạt họ mà sợ bọn họ lỡ miệng nói ra chuyện sòng bạc. Tào Chân và Tào Bằng cũng đều không tiện lộ diện, chỉ có Tào Hồng xuất hiện thì mới không có ai hoài nghi. Dù sao thì Tào Tháo cũng không đồng ý với việc này, nếu làm thái quá thì thậm chí có kết quả không tốt.

Đây cũng là ý của Tào Chân.

Còn Tào Bằng thì hoàn toàn tán thánh.

Kiếm tiền một cách khiêm tốn, còn mọi chuyện thì để cho người khác làm.

- Gần đây đại ca rất bí ẩn, cả ngày không hề thấy bóng dáng...chút nữa y tới đây cần phải phạt để lần sau xem còn dám tới muộn không.

Điển Mãn ngồi xuống rồi nói lầu bầu.

- Tụ họp hôm nay chỉ vì hai vị huynh trưởng sắp phải đi. Sau này huynh đệ chúng ta cần phải cố gắng nhiều mới được. Nhị ca! Tam ca! Hai người các ngươi phải nhìn xem... Tứ ca đã trở thành Bắc Bộ úy rồi.

Tào Bằng nâng chén mời mọi người rồi uống cạn.

Nồng độ rượu những năm cuối thời Đông Hán cũng không mạnh lắm. Màu rượu hơi đục, hơi giống với rượu vàng hậu thế. Việc chưng cất rượu còn chưa có, nên thứ gọi là rượu mạnh có lẽ chỉ hơn mười độ, nhưng ngấm lâu. Tào Bằng không quen uống rượu này, có điều nhập gia phải tùy tục nên đành phải uống. Thời điểm này con người còn chưa thích uống trà. Khi tiếp khách, mọi người thường lấy rượu thay nước. Có đôi khi có thể thay bằng chút nước canh nhưng phần lớn thứ đó là do nữ nhi dùng.

Cố nén vị cay nơi cuống họng, Tào Bằng uống xong liền đặt bát xuống.

Điển Mãn nghi hoặc nói:

- Ngạn Tôn! Đang yên lành thế này tại sao lại tới Lạc Dương?

Ngạn Tôn là tên tự của Chu Tán. Lẽ ra với tuổi này còn chưa có nhưng vì y sắp xuất sĩ cho nên mới có tự.

Chu Tán cười nói:

- Cứ ở Hứa Đô mãi cũng không có gì để làm. Hiện giờ Tử Đan đã lên làm nha tướng, dưới trướng có cả ngàn binh mã, còn ta thì vẫn là kẻ vô tích sự. Năm trước thúc phụ Hạ Hầu còn có ý bảo ta tới nhưng do ta lười nên từ chối... Trải qua những chuyện vừa rồi, ta cũng cần phải tranh giành. Ta không so được với các ngươi. Luận võ nghệ, thậm chí còn không bằng lão ngũ với a Phúc. Tương lai, thành tựu của các ngươi chắc chắn còn hơn ta. Nếu ta không đi trước một bước thì có phải sau này sẽ bị các ngươi vượt qua hay sao?

- Ta cũng nghĩ như vậy. - Tào Tuân ở bên cạnh tiếp lời.

Chu Tán và Tào Tuân không phải là những nhân vật nổi trội trong tiểu bát nghĩa.

Nhưng nguyên nhân thật sự thì chỉ có Tào Bằng biết.

Bọn họ cũng không phải là vì tương lai mà muốn đi trước mở đường.

Lạc Dương có Chu Tán, Trường An có Tào Tuân, cho dù Quan Trung cũng hỗn loạn như cũ thì sớm muộn gì cũng được dẹp yên. Trường An rộng tám trăm dặm vốn giàu có và đông đúc, lại là trung tâm của Quan trung. Tào Tuân tới sớm, đứng vững ở đó thì ngày sau sòng bạc cũng có thể mở giống như ở Lạc Dương.

Tào Bằng lại nâng chén mời rượu Tào Tuân và Chu Tán.

Sau khi cả ba người uống hết, không khí bữa tiệc cũng sôi động hẳn lên.

Lúc đầu, Vương Mãi và Đặng Phạm còn có chút câu nệ, nhưng ngồi đây toàn là người quen, đồng thời tuổi cũng sàn sàn nhau. Sau khi uống ba chén rượu, bọn họ liền thoải mái uống rượu với Điển Mãn và Hứa Nghi. Lúc này, Chu Tán đứng dậy nhìn Tào Bằng gật gật đầu rồi đi ra ngoài.

Tào Bằng đứng lên rồi theo Chu Tán đi ra ngoài.

- Đại ca ở gian phòng thứ nhất nơi đầu Tây, đệ cứ tới đó.

Tào Bằng gật đầu rồi bước đi. Khi tới một gian phòng có tên là Phong Vũ đình thì hắn dừng bước.

Phong Vũ đình cũng là nơi có cảnh đẹp nhất ở Hứa Đô, nằm ở phía tây. Nơi đây có một tảng đá. Có người nói, tảng đá đó có thể cảm nhận được khí âm dương. Nếu khi mưa xuống trên tảng đá xuất hiện những giọt nước giống như hạt châu. Còn lúc trười quang thì sẽ vô cùng khô ráo. Dân chúng địa phương rất tin vào chuyện tảng đá mà không có gì nghi ngờ. Ước chừng vào thời Hán Minh đế của Đông Hán đã xây dựng một ngôi đình tại nơi có tảng đá Phong Vũ rồi gọi tên là đình Phong Vũ. Đời sau, đình Phong Vũ được đổi tên thành miếu Trương Phi. Còn tảng đá Phong Vũ thì trong thời chiến loạn đã biến mất.

Tào Bằng giơ tay gõ cửa phòng.

Chỉ trong chốc lát của phòng mở ra, Tào Chân xuất hiện sau cánh cửa.

Tào Bằng mỉm cười với y rồi lách người đi vào. Bên ngoài Vọng Thiên các, trong lúc Tào Bằng đi vào, Chu Tán liếc nhìn xung quanh rồi xoay người trở vào trong Vọng Thiên các.

Bên trong đình Phong Vũ, ngoại trừ Tào Chân ra còn có hai người.

Một người mặc một bộ hoa phục, khuôn mặt xương xương. Chỉ có điều cặp mắt y hơi dài, mũi cao thẳng sống mũi hơi lõm khiến cho người ta có cảm giác lạnh lùng.

- Thúc phụ! Đây chính là Tào Bằng.

Nam tử mặc hoa phục vẫn cụp mí mắt, không hề lên tiếng, chỉ cầm ly rượu mà nhấm nháp.

Tào Chân cũng không để ý, chợt chỉ tay vào một nam tử mặc áo bố mà nói:

- A Phúc! Vị này chính là đại sư Sử A.

Sử A khoảng chừng ba, bốn mươi tuổi có nước da màu cổ đồng. Khuôn mặt y đen nháy, mày rậm mắt to. Khi đứng dậy cũng gần một mét bảy mươi, cánh tay dài, ngón tay cũng thon khiến cho người ta có cảm giác có lực.

Không giống như nam tử mặc hoa phục, Sử A khách khí đứng dậy, chắp tay cười nói:

- Sử A bái kiến Tào công tử. Hai chữ đại sư không dám nhận. Thật ra cái tên Tào đại sư như sấm bên tai Sử A. Chẳng biết lúc nào có thể làm phiền Tào công tử tới làm phiền Tào đại sư một lần.

Y là một kiếm khách nên coi kiếm như mạng sống. Chỉ có điều, một kẻ mặc áo bố cho dù có là thầy của Tào Phi thì cũng không có thể diện chứ đừng nói là có được một thanh kiếm tốt.

Tào Hồng đột nhiên nâng chén, đặt chén đứng dậy.

- Tử Đan! Ngươi đang làm chuyện gì đây?

- Thúc phục có gì cứ nói.

- Chẳng phải ngươi nói muốn mang phú quý tới cho ta, tại sao lại dẫn tới đây một tên nhóc con còn chưa dứt sữa mẹ thì có thể làm được chuyện gì... Ta đi thôi.

Hiển nhiên là Tào Hồng không coi Tào Bằng vào đâu.

Tào Chân vừa muốn ngăn lại thì bị Tào Bằng níu lấy cánh tay.

Hắn lấy một cái túi đặt lên mặt bàn.

- Sử đại sư! Đây là một thanh Kỳ Ô kiếm được chế tạo bằng Tây Vực kỳ ô, do cha ta làm ra. Lần này cha ta chế tạo Thiên Cương đao đã dùng rất nhiều Tây Vực kỳ ô. Số vật liệu còn lại thì chế tạo ra thanh kiếm này. Vốn ta định tặng cho Tào đại phu... Nếu Tào đại phu không có hứng thú thì thôi... Có câu anh hùng xứng với bảo kiếm, phấn hồng tặng giai nhân. Thanh Kỳ Ô kiếm này xin Sử đại sư nhận cho.

- Kỳ Ô kiếm?

Sử A thốt lên rồi đứng dậy, mắt nhìn chăm chú vào cái túi gấm của Tào Bằng.

Tào Bằng dừng bước quay người nhìn Tào Bằng.

Ánh mắt y sáng quắc như hai thanh kiếm nhìn Tào Bằng chăm chú.

Tào Chân thì nuốt nước miếng, trống ngực đập thình thịch...

Tào Bằng từ từ mở cái túi ra thì thấy bên trong là một thanh kiếm dài năm thước màu đỏ sậm, tỏa ra hơi lạnh sắc bén.

- Kỳ Ô?

Trong tay Tào Bằng làm gì có Kỳ Ô. Hắn chỉ mượn cái tên đó dùng phương pháp quán cương để tạo ra binh khí mà thôi.

Có điều để rèn được thanh Kỳ Ô kiếm cũng mất chút công phu. Tào Bằng và Tào Chân sau khi chọn lựa Tào Hồng liền gửi thư cho Tào Cấp bảo ông chế tạo thanh bảo kiếm này. Thanh Kỳ Ô kiếm cũng mới được rèn xong vào năm ngày trước. Thanh kiếm cũng giống như Thiên Cương đao, trên sống kiếm có ghi ba chữ Kỳ Ô kiếm. Chỉ có điểm khác biệt đó là ở chỗ chặn và chuôi kiếm dùng vàng để tạo thành.

Cả cái chuôi kiếm và chặn tay nặng chừng năm cân, mất gần hai mươi lượng vàng để tạo ra.

Số vàng này không giống với vàng lưu thông trong chợ mà là vàng mười. Ánh mắt Tào Hông sáng lên rồi híp lại, xoay người ngồi xuống.

- Thanh kiếm này thực sự tốt như vậy hay sao?

Sử A đi tới cầm lấy thanh bảo kiếm. Y suy nghĩ một chút rồi vung kiếm chặt đứt một góc bàn giống như chặt đứt một miếng đậu thì sắc mặt không giấu được sự vui mừng.

Sử A liên tục nói:

- Đúng là kiếm tốt.

Chỉ có điều y cảm thấy hơi xấu hổ vì Tào Hồng đã quay lại. Chẳng lẽ y lại tranh đoạt với Tào Hồng?

- Sử đại sư! Nếu mang thanh kiếm này ra chợ thì có giá bao nhiêu?

Sử A nói:

- Lúc trước có người nguyện lấy bốn vạn lạng vàng để đổi lấy Thiên Cương đao do Tào đại sư làm ra. ngày hôm nay cương đao không thể tình bằng tiền cho nên thanh Kỳ Ô kiếm này ta nghĩ cũng phải tới sáu vạn lạng. Hơn nữa, thần binh do Tào đại sư tạo ra ở chợ không thể có...

Ánh mắt của Tào Hồng lại càng sáng hơn.

Sử A đột nhiên phản ứng, xoay người nói với Tào Hồng:

- Tử Liêm! Xin bán cho ta thanh kiếm này.

- Cái này...

Tào Hồng nhìn Tòa Bằng rồi đột nhiên hỏi:

- Nhóc con. Thoáng nhìn thì ta đã coi thường ngươi.

Tào Bằng mỉm cười, lấy trong hộp gấm ra một quyển sách.

- Tào đại phu! Tất cả suy nghĩ của ta đều ghi ở trong này. Nếu ngài có hứng thú thì không ngại lấy ra xem. Chuyện khác không dám nói, nhưng ta có thể cam đoan nếu mở sòng bạc như vậy thì ngày kiếm cả đấu vàng.

- Cái gì?

Ánh mắt Tào Hồng mở to, khóe miệng tạo thành một đường cong.

- Nhóc con! Ngươi không sợ sau khi ta xem xong sẽ bỏ mặc ngươi sao?

Lúc này, Sử A và Tào Chân đều gần như nín thở nhìn hai người Tào Bằng và Tào Hồng.

Tào Bằng cười nói:

- Quân tử yêu tài trong tay có đạo, còn tiểu nhân tham tài trong tay vô đạo. Còn để xem Tào đại phu nguyện làm quân tử hay tiểu nhân.

Một câu nói đó đã đánh trúng vào điểm quan trọng nhất.

Tào Chân vội vàng mở miệng:

- A Phúc! Không được vô lễ với thúc phụ như vậy.

Tào Hồng không hề tức giận nhếch mép:

- Quân tử thì sao mà tiểu nhân thì sao?

- Người ta có câu cửa miệng: Quân tử chính trực, tiểu nhân ưu tư. Tào đại phu nguyện là quân tử thì của cải trong thiên hạ sẽ ùn ùn kéo về. Còn nếu là tiểu nhân... Ha ha! Trên đời không chỉ có một mình Mãn Bá Ninh.

Câu đó của Tào Bằng đã nói rõ: Nếu ngươi quân tử, chúng ta hợp tác thì ta còn có rất nhiều phương pháp kiếm tiền. Nhưng nếu ngươi là tiểu nhân vất bỏ ta thì ta không sao cả, chỉ cần tìm lấy phương pháp khác. Nhưng ngươi sẽ không có được những phương pháp đó.

Ngày xưa Tào Hồng yêu tiền, dung túng gia nô, tân khách làm bậy bị Mãn Sủng làm cho á khẩu không trả lời được.

Ngươi muốn quang minh chính đại kiếm tiền hay là suốt ngày lo ngay ngáy?

Tào Chân cũng không ngờ Tào Bằng lại nói sắc bén như vậy. Y hiểu rõ ràng vị thúc phụ của mình cũng là người có lòng dạ hẹp hòi vì thế mà cảm thấy lo lắng cho Tào Bằng.

Tào Hồng nhìn Tào Bằng chăm chú một lúc rồi cất tiếng cười to.

- Nhóc con rất có dũng khí.

- Bởi vì tiểu tử cũng nghĩ tới tiền thì gần như phát điên cho nên mới mạo muội như vậy.

Nụ cười của Tào Hồng đột nhiên hé dần, sự lạnh lùng trên khuôn mặt hoàn toàn không còn. Y cười tới mức hai má nở đồng tiền, giống như hoa cúc nở vào mùa thu.

- Nói vậy chúng ta có thể hợp tác một chút.

Dứt lời, Tào Hồng đứng dậy đi tới trước chỗ Tào Bằng rồi cầm lấy tập giấy kia.

- Sử A! Cho ngươi mười ngày, chuẩn bị sáu vạn lượng vàng mang đến phủ cho ta...nếu không thì thanh Kỳ Ô kiếm này trả lại cho ta.

- A!

Tào Bằng vội vàng đứng dậy nói:

- Chúc mừng Sử đại sư.

Tào Hồng yêu tiền có thể nói là tới mức mờ mắt.

Trong nhà y vô cùng giàu có, gần như có thể nói là vắt cổ chày ra nước.

Áo giáp trên người, binh khí trong tay và chiến mã đều không phải do y bỏ tiền mua. Áo giáp là chiến lợi phẩm, binh khí là người khác đưa. Ngay cả con ngựa của y cũng là sau trận chiến Lạc Dương, y hộ tống Tào Tháo trở về Bộc Dương được Tào Tháo ban cho.

Đối với những gì Tào Bằng biết về y thì bỏ ra một đồng cũng làm cho y đau lòng. Đối với một người như vậy thì cho dù thế nào cũng không được yếu thế.

Nếu ngươi càng yếu thế thì y lại càng lấn lướt.

- Tử Đan! Ta đi về trước. Chuyện này ta cần phải về cân nhắc mới được.

Tào Hồng dứt lời, rồi đi thẳng ra ngoài.

Tào Chân nhìn theo bóng lưng của y mà chỉ biết cười khổ.

- A Phúc! Đệ thấy việc này...

- Đại ca! Huynh không phải lo. Tào đại phu chẳng phải đã đồng ý rồi hay sao?

- Nhưng người nói...

Sử A đột nhiên xen vào:

- Người như Tử Liêm luôn như vậy. Y không bao giờ cho người ta một câu khẳng định đầy thuyết phục. Nếu nói cân nhắc thì đã đồng ý rồi. Nếu không thì y cũng chẳng lấy thanh Kỳ Ô kiếm của Tào đại sư. Như thế cũng tốt, chúng ta coi như là đã thành công.

Sử A có tiền nhưng kiếm tốt lại khó kiếm. Sáu vạn lượng vàng mua lấy một thanh bảo kiếm đối với Sử A cũng không phải là chuyện khó.

Đồ tử đồ tôn của y rất nhiều, với đủ mọi loại hạng người. Nếu y muốn có dược sáu vạn lượng vàng thì cũng không phải là việc khó...

Mặc dù Tào Chân là cháu của Tào Hồng nhưng nói về việc hiểu y thì đúng là kém hơn Sử A. Gã suy nghĩ một chút mà không cười nổi.

- Cứ tưởng phải mất nhiều công sức, không ngờ lại có thể giải quyết đơn giản như vậy... A Phúc! Thoạt nhìn ngươi hiểu thúc phụ hơn ta nhiều.

"Không phải ta hiểu Tào Hồng mà là ta biết những người đó thích ý tưởng thiết thực."

Chẳng phải là Tào Hồng không thèm để ý tới Tào Bằng đó sao? Nói toạc ra y cũng chẳng biết Tào Bằng bao nhiêu tuổi. Nếu thật sự không muốn làm thì y cũng không tới đây. Sở dĩ lúc đầu còn đắn đo thực ra là muốn kiếm được một chút lợi ích từ người Tào Bằng.

Dù sao thì Tào Bằng cũng là một kẻ áo vải mà lại chiếm hai phần lợi nhuận.

Nếu Tào Hồng không có ý nghĩ đó thì đúng là lạ.

Ba người nói chuyện một lát rồi Tào Bằng nói suy nghĩ trong lòng cho Sử A.

Sử A cũng không thắc mặc mà đồng ý. Sau đó y sẽ trở về gọi con cháu của mình tới Lạc Dương. Nói chuyện một lúc, Sử A liền cáo từ.

Tào Bằng và Tào chân ngồi ở Phong Vũ đình một chút, nói chuyện với nhau.

- Chúng ta đi như vậy mà chưa quay về không chừng mấy người nhị ca đã nổi nóng lên rồi.

Tào Chân gật đầu cùng với Tào Bằng đứng dậy đi ra khỏi Phong Vũ đình. Đúng lúc này từ trong căn phòng đối diện có vài người đi ra. Trong đó có một người bất cẩn va chạm với Tào Chân.

Chương trình ủng hộ thương hiệu Việt của Tàng Thư Viện:

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenConvert.NET
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK