Ngươi đang xem gì vậy?
Gió bên ngoài phòng, đã nhẹ đi rất nhiều.
Nhưng nhiệt độ vẫn lạnh băng. Tin tức truyền đến từ phía dịch quán phía trước cho biết, con đường thông ra Triệu Lăng đã có thể đi được rồi. Đoạn đường hành trình mà Tào Bằng đi, là từ Dĩnh Âm đến Lâm Toánh, sau đó từ Tù Cường đến Dĩnh Thủ, rồi đến Triệu Lăng, đi qua Bình Dư, vượt qua Ngô Phòng, thuận theo Tần Thủy, xuyên qua núi Trung Dương, rồi vào trong quận Nam Dương.
Con đường này, cũng chính là con đường mà năm đó Tào Bằng từng chạy nạn Hứa Đô.
Cũng không phải để khơi gợi kỷ niệm gì, mà là do Ngô Phòng cách Vũ Âm gần nhất. Thứ sử Dự Châu cộng thêm Đại Phu Thái Trung, Đô Đình Hậu và Giả Hủ, lúc này đều đóng tại huyện Vũ Âm. Tuy nói quận Nam Dương không thuộc phạm vi quản lý của Dự Châu, nhưng theo lễ nghĩa mà nói, Thái thú quận Nam Dương như Tào Bằng đây, vẫn là nên thăm hỏi Giả Hủ trước, sau đó mới đi nhậm chức. Thật ra, đi đâu cũng không sao. Uyển Thành quận trị của quận Nam Dương, nay đã bị Lưu Bị chiếm đóng. Cũng có nghĩa là, cho dù Tào Bằng đến được quận Nam Dương, cũng không có nơi để quản trị thật thụ, có thể tùy tiện sắp xếp ở địa phương.
Nếu đã như vậy, thế thì Tào Bằng chọn Vũ Âm.
Thứ nhất, Vũ Âm là quê nhà sau khi hắn được tái sinh.
Tuy nói rằng hắn chưa từng đến huyện Vũ Âm, nhưng núi Trung Dương dù sao cũng trực thuộc huyện Vũ Âm.
Lần này Tào Bằng quay về quận Nam Dương, cũng xem như áo gấm về làng. Quản trị huyện Vũ Âm, chí ít có thể có được sự ủng hộ của người dân địa phương, cũng không đến nổi bị động lắm.
Có lẽ, sẽ có người nói rằng, trấn Trung Dương đối với huyện Vũ Âm mà nói, chẳng khác nào bộ phim City Slickers của Mỹ ở thời hiện đại.
Nhưng trên thực tế, vào thời Đông Hán, quan điểm xã đảng này thật sự quá ư lớn mạnh. Người đời sau không phải có câu tục ngữ “đồng hương gặp đồng hương, hai dòng lệ rưng rưng” hay sao?
Khi hai người đồng hương phiêu bạc bên ngoài gặp lại nhau, là dễ ôm thành một cục nhất. Đối với người Vũ Âm mà nói, trấn Trung Dương tuy rằng chịu sự quản trị của Vũ Âm, nhưng cũng là một bộ phận của Vũ Âm. Ngày nay, người ra khỏi Vũ Âm là Tào Bằng đã quay trở về rồi! Cảm giác nhận lại người cùng quê của dân làng Vũ Âm, còn trội hơn nhiều so với cảm giác bài xích. Về điểm này, Tào Bằng đã từng bàn bạc với Quách Gia, lúc đó Quách Gia đã chọn hai địa điểm để dừng chân.
Một là Vũ Âm, còn một cái là Cức Dương.
Tuy nhiên, Cức Dương và Niết Dương, đó quả thật là gần như sát vách nhau.
ở giữa chỉ ngăn cách nhau bởi con sông Cức Thủy, nằm ở phía Đông của quận Nam Dương, cũng là một địa điểm trọng yếu của Nhữ Nam. Một khi Vũ Âm rơi vào tay giặc, Lưu Bị liền có thể tiến quân thần tốc, đánh vào quận Nhữ Nam. Xét về ý nghĩa chiến lược mà nói, cũng chiếm cứ một vị trí quan trọng. Vì thế, Tào Bằng nghĩ đi nghĩ lại, vẫn là quyết định trị vì Vũ Âm, quản lý từ xa các bốn huyện, huyện Diệp, Lỗ Dương, huyện Trĩ và Đổ Dương.
Huyện Diệp có Ngụy Diên đóng giữ, Hứa Nghi và Điển Mãn chia nhau chấn giữ ở huyện Đổ Dương và huyện Trĩ, đối đầu với quân Lưu Bị.
Mặc dù Lưu Bị đã chiếm cứ Uyển Thành, nhưng lại không dám tùy tiện ra quân, chí ít thì trước khi chiếm được Vũ Âm, ông ta tuyệt đối sẽ không hành động khinh xuất.
Điều này, Tào Bằng dám chắc.
Đêm đã khuya, Tào Bằng còn trong thư xá của dịch quán, vẫn chưa nghỉ ngơi.
Hắn cầm lấy một bức thư, đang đọc một cách rất nghiêm túc.
Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân sai người nấu một chén cháo, đưa đến tận thư xá.
Hạ Hầu Chân thắc mắc hỏi, còn Tào Bằng bỏ lá thư xuống, thở dài một tiếng.
-Thương Thư, quả nhiên tư chất thông minh, hiếm người theo kịp.
-Sao lại nói thế?
-Các nàng xem đi…
Tào bằng đưa lá thư qua
-Đây là thư hàm mà hôm qua Thương Thư đã phái người trình lên, là bài tập gần đây nhất của y. Lúc đầu, ta lệnh cho y đọc Hồng Phạm, học thực hóa (tài chính kinh tế), đứa trẻ này không ngờ đã đề ra lý luận tiền tệ mới. Nó cho rằng chế độ tiền tệ hỗn độn, đã không còn thích hợp nữa. Cho nên kiến nghị tái lập tiền tệ, tăng cường quản lý. Đồng thời chủ trương này của nó, cũng có chút ý muốn tập trung hóa đồng tiền, khiến ta cảm thấy thâm sâu.
Từ khi có thời Hán đến nay, tiền tệ vẫn cứ hỗn loạn suốt.
Tuy nói rằng tiền ngũ thù (tiền thời xưa TQ, kéo dài 5000 năm) được thống nhất lưu hành trên cả nước, nhưng trên thực tế, việc kiểm soát không được nghiêm ngặt.
Hậu thế hình dung một người đàn ông xuất chúng, thì phải thiết lập tiêu chuẩn của “Phan Lư Đặng Tiểu Nhàn” .(Tiêu chuẩn theo đuổi con gái: Giàu như Phan An, to như của lừa, giàu như Đặng Thông, kiên nhẫn từng chi tiết nhỏ, nhàn rỗi).
Chữ Đặng trong đó, chính là thời kì Tây Hán Hán Văn Đế, người Nam An quận Thục Đặng Thông. Người này dựa vào mối quan hệ với Hán Văn Đế, tự mình chế tạo tiền đồng, ngồi ôm núi đồng, là một phú hào nổi tiếng đương thời.
Mà nhìn chung lưỡng hán (Đông Hán và Tây Hán), dạng người như Đặng Thông cũng không phải ít.
Có lẽ chưa đạt đến mức độ như của Đặng Thông, nhưng hành vi tự tiện đúc đồng cắt, thì nghiêm cấm mãi chẳng thôi. Thậm chí lão Hoàng đế nhất thời cao hứng, còn ban thưởng cho mỏ đồng, phê chuẩn cho người dân tự ý chế tạo tiền đồng. Cứ như thế, cũng gây nên hiện tượng lưu thông ngầm dòng tiền tệ, tiền giả tràn lan. Trong thư Tào Xung có đề xuất, phải ngăn chặn việc tự đúc tiền, tăng cường quản lý một cách thống nhất. Trong lời nói, có tính rõ ràng hóa đối với tác dụng của cửa hàng vàng bạc trung ương.
Điều này cũng khiến cho Tào Bằng, không khỏi cảm thán muôn phần.
-Phu quân, chàng thấy thế nào?
Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, vẻ mặt gượng cười.
Dụng ý mà Tào Xung viết bức thư này vô cùng rõ rệt, chính là hy vọng có thể hàn gắn vết nứt mà y và Tào Bằng đã nảy sinh lúc đầu.
Thậm chí là trong bức thư, cũng thể hiện ý muốn này hết sức rõ ràng. Đối với chuyện quản lý tiền tệ, Tào Bằng năm 9 ở Kiến An đã từng dâng lên tấu sớ. Chỉ có điều lúc đó Tào Tháo bận rộn quân vụ, mãi vẫn không có hồi âm. Tào Xung đương nhiên không xa lạ gì đối với huyết mạch tư tưởng của Tào Bằng. Do đó trong lá thư này, y quả thật đã gãi đúng vào chỗ ngứa của Tào Bằng, khiến cho Tào Bằng nảy sinh cảm thán muôn phần.
Đứa trẻ này, thật sự rất thông minh.
Nhưng Tào Bằng có thể khẳng định, lá thư này vốn không phải xuất phát từ chủ ý của Tào Xung, chắc hẳn là ý kiến của Hoàn phu nhân.
Với tuổi tác của Tào Xung, không thể thấu tình đạt lý đến nhường này được. Dù sao cũng chỉ mới 11 tuổi, sao có thể hiểu được nhiều chuyện như thế chứ?
Tào Xung muốn hàn gắn quan hệ của hai người, nói cách khác, là Hoàn phu nhân có ý muốn hàn gắn lại.
Thế nhưng, vết nứt đã xuất hiện, có khi nào nghe nói gương vỡ lại lành, nước đổ đi có thể vớt lại được không? Tào Bằng chìm trong suy tư, một lát sau lại nhỏ giọng nói:
-Thương Thư thông minh, đương nhiên không thể trối cải. Xong đứa trẻ này có lòng ham danh lợi quá cao, thật sự…trước kia nó và ta đã nảy sinh mâu thuẫn, chỉ sợ cũng khó lòng cứu vãn được. Mặc dù nó chủ động bày tỏ ý muốn làm hòa, nhưng ai có thể đảm bảo rằng, trong lòng nó không ẩn chứa ý niệm oán hận cơ chứ? Lá thư này viết hay lắm, ta sẽ trình lên giao cho thúc phụ. Nhưng giữa Hoàn phu nhân và Thương Thư, tốt nhất không nên quá gần gũi...ít ra thì trước mắt sẽ như vậy.
Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân đưa mắt nhìn nhau, khẽ gật đầu.
Hai nàng cũng có thể hiểu được nổi băn khoăn của Tào Bằng, Tào Tháo đang trù tính bố trí thừa tướng, cũng là thời kì mẫn cảm nhất, tốt nhất là không nên quá thân mật.
-Mai sáng phải lên đường, phu nhân thu dọn hành lý sẵn sàng đi?
-Vâng, đều đã chuẩn bị xong cả rồi.
-Tiểu Ngải bọn chúng thì sao?
-Đều đã ngủ rồi…nhưng mà, có chuyện này vẫn là nên nói với phu quân. Tiểu Ngải đã 10 tuổi, cũng cần có người hầu bên cạnh. Lúc đọc sách luyện võ, cũng có người hầu hạ. Dù sao phu quân nay là Đình Hầu, mà cha của Tiểu Ngải, còn là Thái thú quận Đông, là đại quan viên triều đình có hai ngàn thạch. Quy củ và phô trương thanh thế như vậy, vẫn rất cần thiết. Nhất là đến quận Nam Dương rồi, cần đặc biệt chú ý hơn về chuyện này.
Hoàng Nguyệt Anh nhẹ giọng nhắc nhở.
Hạ Hầu Chân cũng gật đầu liên tục, tỏ ý tán đồng với cách nói của Hoàng Nguyệt Anh.
Lúc Tào Bằng tái sinh, đã 14 tuổi…hơn nữa lúc đó hoàn cảnh gia đình bần hàn, không lâu sau lại chạy nạn khỏi quê nhà, Hứa Đô. Đối với phong tục tập quán của quận Nam Dương, nhất là phong tục của những nhà giàu danh giá, hiểu biết không được nhiều cho lắm. Vả lại, với địa vị và thân phận của hắn lúc bấy giờ, cũng thật sự không thể tìm hiểu quá nhiều về phương diện này.
Nhưng Hoàng Nguyệt Anh thì không như vậy, nàng ta xuất thân trong nhà quyền quý ở Giang Hạ, đối với quy tắc của thế tộc danh giá, hiểu biết rất nhiều. Tuy nói rằng nàng không phải người của quận Nam Dương, nhưng lúc đó nàng ta có cơ hội theo cha là Hoàng Thừa Ngạn qua lại với rất nhiều gia đình quyền thế.
Còn Hạ Hầu Thị, là đại tộc huyện Tiếu.
Lúc còn nhỏ đã dựa vào sự giúp đỡ của Hạ Hầu Uyên mà sống, đối với quy củ của thế tộc, cũng rất là am hiểu.
Tào Bằng không kìm được nói:
-Thế ý của các nàng là…
-Nghĩ cách thêm một tỳ nữ cho Tiểu Ngải, cũng có thể thêm sự chăm sóc.
-Nhưng ngày mai chúng ta phải đi rồi.
-Điều này có khó chi, cũng không phải nhất định mua ở Toánh Xuyên.
Đến Nhữ Nam có thể mua được, đến Nam Dương cũng có thể mua, chỉ cần phu quân ghi nhớ việc này là được, đừng vì công vụ, mà quên mất chuyện này.
Tào Bằng ngẫm nghĩ, liền ghi nhớ trong lòng.
Chuyện này, đích thật là sự sơ suất cá nhân của hắn.
Quận Nam Dương quy củ lớn, tập tục nhiều, đến quận Nam Dương rồi, cũng thật phải cẩn thận hơn mới được.
Tuy rằng hắn là người của quận Nam Dương, nhưng dù sao cũng không sinh sống nhiều tại quận Nam Dương, rất nhiều việc, khó tránh khỏi kiến thức nông cạn. Lúc trước hắn ở Hải Tây, Hà Tây, nói trắng ra thì đều là vùng đất hoang vu, cho nên quy củ cũng tương đối là ít. Nhất là ở Tây Bắc, càng là như thế. Quận Hà Tây và quận Vũ Uy đa phần là thế lực Khương Hồ, làm gì có quy củ nhiều như vậy? Đứng vững ở đó, cần dựa vào việc so bì nắm đấm tay và võ lực.
Nhưng quận nam Dương…
Tào Bằng nghĩ đến đây, không khỏi chau mày.
----------------------------
Ngày hôm sau, trời vừa sáng, xe ngựa đã chuẩn bị sẵn sàng.
Một hàng người của Tào Bằng rời khỏi Dĩnh Âm, đám người Chung Diêu thì đưa tiễn khỏi thành.
-Hữu Học, ta thấy lần này ngươi đi Nam Dương, chỉ dẫn theo hai vị phu nhân, nhưng không mang theo nhiều tôi tớ.
-Chỉ sợ sau khi đến Nam Dương rồi, khó tránh khỏi bị người ta chê cười…ta biết Hữu Học đơn giản, nhưng Nam Dương phồn hoa, thận trọng vẫn hơn, nay Hữu Học đi nhậm chức, lão phu cũng không có quà cáp gì, bèn chuẩn bị hai mươi tôi tớ, theo Hữu Học đến quận Nam Dương, tăng thêm màu sắc cho Hữu Học, nhất thiết không được chối từ.
Chung Diêu dẫn theo không ít tùy tùng tiễn đưa, nam có nữ có.
Ngay từ đầu Tào Bằng còn cảm thấy kì lạ, không hiểu được Chung Diêu dẫn theo nhiều tùy tùng như thế để làm gì.
Nghe ông ta nói như vậy, Tào Bằng mới bừng tỉnh hiểu ra mọi chuyện.
Chung Diêu, là cổ đông của Phúc Chỉ lâu.
Toánh Xuyên có Chung Thị là giàu có đông đúc, nhưng cả gia đình trên dưới gần ngàn người, mỗi năm cần tiêu rất nhiều tiền, điều này cũng tạo nên áp lực rất lớn cho Chung Diêu.
Trước đây, khi Tào Bằng mời ông ta gia nhập vào cổ phần Phúc Chỉ lâu, thoạt đầu Chung Diêu còn có chút ý từ chối.
Nhưng hiện giờ, mỗi năm Phúc Chi lâu đem đến cho ông ta gia tài bạc triệu, khiến cho mối thiện cảm của ông ta đối với Tào Bằng, càng lúc càng sâu đậm…
Ông ta nói đến cả một tấm chân tình, Tào Bằng cũng thật không biết từ chối thế nào được.
Dù sao, hắn đi đến quận Nam Dương rồi cũng phải mua tôi tớ. Nếu Chung Diêu đã chân tình như vậy, Tào Bằng biết rằng nếu từ chối rồi, trái lại sẽ làm tổn thương hòa khí.
-Nếu vậy, thì đa tạ Diêu Công.
Chung Diêu lập tức mặt mày rạng rỡ.
Sau khi nhận khế ước bán thân của các tùy tùng xong, Tào Bằng để Thái Địch nhận phần kiểm kê.
Hai mươi tôi tớ, mười hai nam và tám nữ. Nam thì cường tráng vạm vỡ, nữ thì phần lớn ở độ tuổi đôi mươi, tuy nhiên cũng có đàn bà khỏe mạnh ba bốn mươi tuổi, là những tỳ nữ trông nhỏ hơn tuổi.
Sau khi Tào Bằng từ biệt đám người Chung Diêu, khởi hành lên đường. Trong lúc vô tình đã nhìn thấy một cô tỳ nữ, quần áo đơn bạc, trông có vẻ khổ sở đáng thương lẩn trong đám đông, nhưng tuổi tác của cô tỳ nữ nhỏ này, tầm khoản mười tuổi.
Mặt mày thanh tú, xem ra khi trưởng thành, sẽ là một mỹ nhân tiềm tàng.
-Ngươi, lên xe đi, sau này phụ trách hầu hạ hai vị phu nhân.
-Vâng!
Tiểu tỳ nữ vội vàng đap trả một cách cung kính, đi về phía xe ngựa. Có lẽ do thời tiết quá lạnh, quần áo mặc trên người lại quá mỏng manh, nên vừa đi được hai bước, đôi chân lảo đảo, suýt chút nữa đã té ngã xuống đất. May thay Đặng Ngải bên cạnh giơ tay ra đỡ lấy nàng ta, mới không đến nỗi ngã nhào.
-Đa tạ thiếu gia!
Tiểu tỳ nữ nhỏ giọng tạ ơn.
Nào hay, sau khi Đặng Ngải nghe xong, lập tức đỏ mặt, lắp ba lắp bắp, không ngờ chẳng nói được một câu hoàn chỉnh.
Tào Bằng không để ý, lệnh cho đoàn xe mau chóng tăng tốc.
Đường đi tuy rằng đã thông suốt, nhưng băng tuyết trên con đường này, vẫn còn chưa tan. Lúc xe ngựa di chuyển đi, cực kỳ khó khăn, đi không đến mười dặm đường, một chiếc xe ngựa rầm rầm một tiếng đổ ngã bên đường. Thì ra, đường quá trơn trượt, khi xe ngựa di chuyển, rất dễ xảy ra chuyện.
-Lấy ít dây thừng, quấn quanh bánh xe, phòng tránh trơn trượt.
Tào Bằng thấy tình hình như vậy, lập tức hạ lệnh ngay.
Quân tốt và nô tì lần lượt hành động, đem cắt đứt từng sợi dây thừng, buột quanh bánh xe, để làm sợi dây chóng trơn trượt. Như vậy, tốc độ di chuyển của xe sẽ chậm lại, nhưng an toàn hơn rất nhiều, cũng bớt lo lắng. Tào Bằng ngồi trên ngựa ngẫm nghĩ, bỗng nhiên vẫy tay, triệu Thái Địch đến.
-Nhớ!
-Vâng!
Thái Địch vội vàng rút ra một bản giấy cứng từ trong tay nải mang theo, trải lên đó một lớp giấy trắng.
Sau đó lấy bút than ra, mở to mắt nhìn Tào Bằng.
-Cháu Bằng bái tấu.
-Nay đến Nam Dương, thời tiết giá lạnh, đường trơn trượt khó đi. Nghĩ trận chiến U Châu, nơi lạnh cực độ, nhiệt độ cực thấp, e rằng thúc phụ sẽ gặp phải tình trạng tương đồng. Cháu trên đường đi, nghĩ ra một cách, buột vải lên bánh xe, giúp xe di chuyển an toàn. Khi thúc phụ ở U Châu, cần đề phòng tình huống này, có thể căn cứ vào tình trạng đoàn xe, lấy vải da chống trơn, tăng thêm độ an toàn cho đoàn xe. Nay biệt tại Hứa Đô, hướng về Lâm Toánh, xin thúc phụ bảo trọng.
Thái Địch tít tốc viết xong thư hàm, Tào Bằng lại lấy bức thư của Tào Xung ra, kẹp chung vào nhau, niêm phong rồi nhỏ keo lên, đóng dấu vào.
-Sai người hỏa tốc gửi đến Hứa Đô.
-Vâng!
Thái Địch cất kỹ bức thư, lập tức thúc ngựa mà đi.
Y phải đuổi về Dĩnh Âm, thông qua trạm nghỉ chân của Dĩnh Âm, đem gửi bức thư này về Hứa Đô.
Nhìn đoàn người ngựa chậm rãi bước đi, Tào bằng thở một hơi dài thật mạnh.
Người ta nói việc tốt thì lắm gian nan!
Lần này đi Nam Dương, chỉ sợ không thể thiếu một phen trắc trở.
--------------------------------
Đêm hôm đó, Tào Bằng tá túc lại trong dịch quán của huyện Lâm Toánh.
Sau khi tuần tra một vòng, hắn quay trở lại thư xá của dịch quán.
Một chậu nước ấm đã được chuẩn bị xong, hắn cởi bỏ tất giầy, ngâm chân vào chậu nước, trên mặt lộ vẻ thoải mái.
-Phu quân, hôm qua thiếp có nói với chàng, chọn một tỳ nữ cho Tiểu Ngải…vừa hay trong số những tôi tớ mà Diêu Công gửi tặng, có một người khá là thích hợp.
Hoàng Nguyệt Anh đột nhiên nói với Tào Bằng.
-Ồ?
Tào Bằng ngẩng đầu lên, nghi hoặc nhìn Hoàng Nguyệt Anh:
-Trùng hợp như ư? Là ai thế?
Hoàng Nguyệt Anh lấy ra một khế ước bán thân, đưa cho Tào Bằng.
Nội dung khế ước, là Chung Diêu đem tỳ nữ trong nhà mình là Trương Xương Bồ, dâng tặng cho Tào Bằng làm hầu cận. Tào Bằng cầm lấy khế ước bán thân, sau khi xem cả nửa buổi trời, ngẩng đầu lên vẻ mặt mơ hồ hỏi:
-Trương Xương Bồ? Lại là ai thế?
-Chàng quên rồi ư?
Hạ Hầu Chân cười nói:
-Chính là cô bé chàng phái lên xe, hầu hạ cho bọn thiếp đấy.
Trí nhớ Tào Bằng thật là mơ hồ!
Tuy nhiên, hắn cảm thấy cái tên Trương Xương Bồ này, hình như từng nghe qua, dường như có chút quen thuộc.
Chẳng lẽ, cô bé này là một người nổi danh trong thời tam quốc ư? Hắn vỗ nhẹ cái trán, sau một hồi suy nghĩ, bỗng nhiên lộ ra vẻ mặt kì dị.
-Phu quân, chàng làm sao thế?
Tào Bằng không trả lời, chỉ là vỗ tay, ha hả cười lớn tiếng, cười đến nước mắt chảy cả ra ngoài.
Chương trình ủng hộ thương hiệu Việt của Tàng Thư Viện:
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website TruyenConvert.NET
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK