• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Hiền vương và các tướng đang bàn tính việc đánh giặc, bỗng nghe báo nguyên súy Hiệp Đức sai ty tướng thần lại là Văn Học về vương đình bẩm báo việc đánh giữ giữa đôi bên trong mấy ngày qua. Hiền vương vui mừng nói:

- Chằng bao lâu nữa quân Tày Định tất sẽ bị thua. Ta sẽ thống lĩnh đại quân ruổi dài tiến thẳng ra Trung đô bắt sống giặc Trịnh để tỏ mặt anh hùng đất Nam Việt.

Nói đoạn vương bèn truyền cho Văn Học trở về nói với các tướng:

- Ta coi các tướng như chân tay, các tướng cũng coi ta là tâm phúc, cùng đồng lòng hiệp sức để cứu muòn dân, lập công danh với hậu thế, phú quý cùng hưởng với nhau. Ấy là đạo quân thần. Ta bất tất phải nói hết. Các tướng nên cùng nhau nghĩ kỹ.

Văn Học vâng mệnh trở về thành Trấn Ninh truyền đạt thánh chỉ. Các tướng đều vui mừng tuân lệnh cùng bày tỏ quyết tâm đánh thắng quân Trịnh. Rồi ai nấy trở về bản doanh chỉnh điểm binh mã để sẵn sàng tiến đánh.

Lại nói trên quân Bắc, thái hảo Hào Man Lê Thì Hiến đóng quân ở xã Chính Thủy. Ngày ba mươi tháng ấy Hào Man dẫn quân ra khỏi luỹ tiến đến xứ Cây Đa cho trương tám chiếc lọng xanh sai quân sĩ gióng trống rúc tù và cho quân tiến lên, hàng ngũ chỉnh tề, cờ xí rợp đất, khí thế nghiêng trời, thẳng đến bên chân thành mới dừng lại.

Bên quân Nam, tướng trấn thủ thành Trấn Ninh là đại tướng Mỹ Thắng đóng quân ở Chính Lỹy, từ xa trông thấy Hào Man diệu võ dương oai như vậy thì tức giận, bèn sai đề đốc Lân quận công cho quân sĩ chúc nòng súng đại bác nhằm bắn vào giữa trận quân Hào Man ở xứ Cây Ba. Đạn rơi ngay sát cạnh Hào Man. Hào Man cả sợ vội bỏ chạy về luy Chính Thủy. Quân Bắc rối loạn vứt giáo mác mà chạy. Đại tướng Mỹ Thắng thức quân khua trống, hò reo trợ uy cho các pháo thủ. Quân Bắc chết trận đến hơn năm trăm người. Hào Man chạy về lũy Chính Thủy thu quân cố thủ, không dám đối đầu với quân Nam.

Lại nói nguyên súy thủy quân Bắc triều là thái tể Phú quận công Trịnh Căn đem chiến chuyền vào đóng ở bờ bắc sông Gianh, định đưa thuyền vượt biển vào đánh chiếm cửa Nhật Lệ, bất ngờ trúng gió bị cấm khẩu phải nằm trong trướng, váng đầu hoa mắt, mạch đập rối loạn, bỏ ăn uống, chân tay bất động, thuốc men điều trị đền không khỏi. Thấy bệnh tình thế tử ngày càng trầm trọng, Tây Định vương cả sợ, mật sai người đưa về Trung đô chạy chữa, giấu kín không cho người ngoài biết, sợ làm quân sĩ nản lòng. Tây Định bèn sai Lan quận công Nguyễn Thực thay giữ thuỷ quân.

Đến ngày hai tháng chạp, thấy đánh thành Trấn Ninh đã lâu mà không hạ được, Tây Định trong lành buồn bực nhưng không có kế sách gì có thể thi thố được. Bỗng có viên cống sĩ người xứ Thanh Hoa là Hiền Minh dâng kế sách ba điều:

"Phàm dùng binh cốt ở thần tốc xuất kỳ bất ý đánh vào chỗ dịch sơ hở, ấy là phép tranh thắng trong binh pháp. Nay đại quân tiến vào đất địch, phải một phen đánh lớn, đạp bằng hào lũy, đưa quân tiếp lên hỗn chiến khiến cho quân địch đầu đuôi không cứu ứng được nhau thì quân ta mới giành được thẳng lợi.

Trung sách là: biến hóa không theo thói thường tham điều nhỏ nhặt. Giành được thắng lợi lớn là do ở bậc quần phụ nhưng dân chúng tất cũng có những người không quan tâm lắm. Chi bằng xin với chúa thượng đừng tiếc vàng lụa tiền bạc, mật sai người cẩn thận đi đến các huyện trong xứ Thuận Hóa để kết giao ân nghĩa với các hào trưởng, ban cho họ vàng lụa để khuyến dụ những điều họa phúc, khiến họ thấy điều lợi mà bỏ chúa Nguyễn theo về quân ta. Lại sai người trà trộn tron hàng ngũ quân Nam phao tin đồn khen chê lý thuận nghịch bên này bên nọ. Quan Nam nghe vậy cũng lạnh nhạt nhụt chí khí chiến đấu. Hễ nhân tâm đã lung lay thì không cần đánh cũng có thể phá được.

Còn hạ sách, như người xưa nói "Đánh mà không thắng thì lui về sửa đức" . Nay quân ta từ xa vào đây đã lâu nhưng giao chiến với địch chưa giành được phần thắng, thời tiết nóng lạnh bất thường.

Đã sáu bảy tháng tướng không muốn xông trận, quân thì mong được về. Nếu không có kẻ địch, bọn họ cũng còn muốn về, huống chi hiện nay Tnmg đô bỏ không, giặc giã thừa cơ nổi dậy khắp bốn trấn. Chúa thượng đóng quân ở đây quan sơn xa cách, làm sao có thể trở về ngay mà chế ngự được? Chi bằng chúa thượng nên rút quân về giữ lấy căn hản, đợi cho thiên hạ tạm bình yên, lòng người yên ổn rồí sẽ tính sau.

Tây Định vương xem xong bèn triệu hội các tướng văn võ đến bàn bạc xem kế sách đó ra sao.

Thái bảo Lê Thì Hiến nói:

- Vương thượng thống lĩnh đại quân từ xa vào xứ Nam này, chí những muốn bạt thành hãm trận, dẹp bằng quân tiếm loạn. Nay quân ta đã đánh hết sức nhưng chưa hạ được thành, tướng sĩ vất vả mà công chưa toại.

Huống chi người xưa vẫn thường nói: "Đánh thành là tai họa của binh gia" . Binh pháp còn nói: "Nhanh thì thắng lợi, chậm thì thất bại" . Nay quân đồn trú đã sáu bảy tháng, tướng sĩ không quen thủy thổ, bị đau ốm nhiều, thương vongg tại trận không ít, quân sĩ ta thán, thần liệu nghĩ rằng nếu quân ta đóng lâu ở đây việc lớn cuối cùng cũng không thành. Hơn nữa bốn trấn ngoải Bắc đều có những kẻ muốn làm phản, mà Trung đô cũng không ít người dòm ngó ngôi báu. Chi bằng chúa thượng nên theo kế sách của Cống Hiền, tâu xin hoàng đế dời xa giá về nghỉ ngơi chờ đợi ở điện Phù Lộ phía bắc sông Gianh. Thần xin được đem một đội quân đánh lớn vớí quân Nam một trận nữa. Nếu thắng thì vương thượng đem quân vào tiếp ứng, thừa thắng ruổi dài. Còn nếu bất lợi thì vương thượng đem quân về địa giới phía Bắc, hộ giá hoàng thượng về kinh rồi sẽ mưu tính kế vẹn toàn.

Hào Man nói xong, Tây Định gật đầu nói:

- Khanh nói cũng có lý. Tuy vậy Tây Định trong lòng vẫn còn do dự.

Vừa lúc ấy có người tâm phúc của vương đệ là thái bảo Kiêm quận công từ Trung đô vào báo tin: "Ở kinh đô, phò mã quận Tiến manh tâm làm phản" .

Tây Định vương nghe tin hoảng sợ, bèn bí mật truyền lệnh rút quân về, chỉ để quận Hào và một vạn quân ở lại đóng giữ lũy Phúc Địa, đề phòng quân Nam đuổi theo đánh chặn hậu. Tây Định bèn rước vua Lê về hành điện Phù Lộ trước.

Lại nói bên quân Nam, tiết chế Chiêu Vũ bàn với các tướng:

- Quân Bắc đánh thành Trấn Ninh, đã bốn năm ngày nay không thấy di chuyển, không biết họn chúng có ngầm mưu tiến đánh chỗ nào. Các ông bàn tính xem sao!

Văn chức Cống Giác nói:

- Quân Bắc mưu cùng trí tận, đánh thành không nổi, hết kế thi thố. Cứ như Cống Giác tôi xem xét, quân Bắc đã mất nhuệ khí chiến đấu, chỉ nội trong chín mười ngày nữa tất bọn chúng phải rút chạy, không dám đối đầu với quân ta. Như vậy chắc bọn chúng không thể đánh ở đâu khác nữa. Chiêu Vũ liền bảo Cống Giác bấm quẻ bói đoán xẹm tình thế quân giặc đánh, giữ thế nào.

Cống Giác bấm độn rồi nói:

- Trong quẻ rất ít vượng khí, chỉ thấy vắng vẻ rỗng không. Chắc chắn họn chúng không dám tiến đánh nữa, mà chủ tướng thì đã trốn chạy rồi, chỉ để một it quân đóng lại trong dăm bảy ngày nữa, mà cũng không dám đánh lớn.

Tiết chế Chiêu Vũ và các tướng nghe xong liền cười vui vẻ. Chiêu Vũ nói:

- Nếu quả đúng như thế, ta sẽ trọng thưởng cho ông.

Người đương thời có thơ bình tán Cống Giác như sau:

Chớ bảo không tướng tài

Tể tướng giữa trần ai

Mưu cơ xem quá khứ

Trù liệu biết tương lai

Tay nắm thuật âm dương

Lòng theo đạo đất trời

Máy huyền ai dò biết

Phép diệu đã an bài.

Lại nói bên quân Bắc, Tây Định từ khi đem quân rút về doanh Phù Lộ ở xã Vĩnh Giang, lòng càng thêm tức giận chúa Nam không chịu thần phục. Ngày mồng chín tháng chạp đến doanh Bố Chính truyền lệnh cho Hào Man và các tướng rằng:

- Sinh ra ở đất nước Nam, ai là kẻ anh hùng thì mang chiêng đeo trống tiến đánh vào Nam trấn. Còn những kẻ nấn ná đợi thời, sợ hãi chúa Nam không hết sức dốc 1òng, để mất thời cơ thì nên trở về kinh sư mặc váy mà làm bạn với hạng đàn bà con gái, không đáng mặc áo đội mũ đứng giữa triều đình mà xưng là tể tướng nữa.

Bọn Hào Man nghe lệnh truyền cả sợ. Đến chập tối ngày mồng mười, Hào Manl và các tướng lại đem quân đến thành Trấn Ninh ra sức đánh lớn một trận nữa. Nhưng quân sĩ chỉ nấp dưới đường hầm mà bắn.

Các tướng bên Nam nghe tiếng súng nổ vộ dàn quân trên mặt thành đánh trả. Tiếng súng cả hai bên vang lên không ngớt, đến giờ Hợi mới lắng. Sau đó hai bên đều thu quân về nghỉ ngơi.

Ngày mười một, nguyên súy Hiệp Đứac thấy quân Bắc thường đến vây luỹ, suy nghĩ mãi chợt nảy ra một kế. Bèn sai cai đội Thắng Lâm điều đoàn voi trận hơn sáu mươi con, sửa sang khí giới uy nghiêm tề chỉnh, dàn hàng ở phía trong Lũy Cát, mở cửa Đông Bắc cho voi đi từ từ ra bãi cát Trường Sa, rồi vòng lại đi vâo lũy ở cửa phía tây nam. Cứ cho voi vòng đi vòng lại như thế từ giờ Thìn đến giờ Ngọ, tưởng như voi đi không bao giờ hết. Lại truyền cho đội thủy quân sai lấy bốn chiếc thuyền nhỏ, buổi sáng chèo ra ngoài khơi Cửa Ròn, buổi chiều qnay lại cửa Nhật Lệ để thám thính tình hình quân giặc, làm như kế hư hư thực thực.

Bấy giờ quân Bắc ở phía bên kia sông đứng ngẩn người nhìn voi đi, ai nấy sợ hãi bảo nhau: "Nam trấn nhiều voi thật, phải đến năm sáu nghìn con chứ không ít. Quân Nam hùng cường như thế, ai dám ra mà đương đầu. Hơn nữa tướng bên Nam lại cao mưu diệu kế, nếu họ cho voi tràn sang bên ta, đàn voi ấy ầm ầm xông tới xéo nát tất cả thì quân ta ắt chết mất xác cả" .

Quân Bắc lại thấy mấy chiếc thuyền nhỏ ở ngoài khơi, cứ buổi sáng chèo ra, buổi chiều chèo vào, sáng chèo đi chiều chèo về, chưa hiểu có ý định gì. Hào Man ngờ vực lo buồn, bèn nghĩ ra kế giả vờ tung tin là rút quân về để dụ quân Nam đuổi theo, rồi chặn đường đón đánh. Hào Man bèn sai quận Hoảng, quận Cống, quận Kiêm, quận Đường đem quân mai phục những chỗ hiểm yấu để đề phòng quân Nam đánh úp. Lại sai người giỏi ăn nói đến ngoài thành Trấn Ninh gọi quân Nam ra để dò hỏi tin tức.

Rồi mấy người của Hào Man đến ngoài thành Trấn Ninh gọi quân Nam ra ngoài thành nói chuyện. Bên quân Nam cai cơ Triều Bản sai quân lên mặt lũy hỏi:

- Các ngươi gọi ra nói chuyện, thật có công việc, hay là hết thuốc đạn đến gọi xin bọn ta? Nếu thuốc đạn đang còn muốn đánh thì đánh, không đánh thì về, có chuyện gì mà gọi hỏi?

Quân Bắc trả lời:

- Đánh trận là việc lớn của quốc gia, bọn quân sĩ chúng tôi làm sao mà biếl được! Chỉ vì thấy chúa Nam cho voi trận ra vào ở bãi Trường Sa, lại sai quân chèo thuyền con ra ngoài biển, Không biết có ý định gì? Bọn chúng tôi không hiểu nên muốn hỏi cho biết.

Quân Nam đáp:

- Đó là chưa đầy một phần số voi theo hộ giá nguyên súy tướng công. Đầu tháng này vì trời mưa đường sá lầy lội, nay trời nắng ráo cho voi đi dạo phơi nắng để tăng phần hùng tráng chứ có ý gi đâu. Còn như thuyền con ra vào ngoài khơi thì đó là nghề nghiệp làm ăn thả lưới câu cá của bọn ngư dân chứ có gì khác. Các ngươi muốn đánh thì cứ dẫn quân đến đây, đừng gặng hỏi vu vơ.

Quân Bắc nói:

- Chúng tôi chỉ được sai đến đây cho biết rõ mấy việc ấy. Nay xin cáo từ anh em Nam trấn để chúng tôi trở về Bắc.

Nói xong mấy người quân Bắc cáo từ ra về. Cai cơ Triều Bản liền báo cho tiết chế Chiêu Vũ biết quân Bắc đến gợi chuyện hỏi như thế. Tiết chế Chiêu Vũ lại đến trình với nguyên súy. Nguyên súy Hiệp Đức gọi mời các tướng đến bàn bạc. Các tướng có người nói:

- Nên cho quân bộ đuổi theo chặn đường mà đánh.

Lại có người bàn nên đem chiến thuyền đón chặn ở sông Gianh để bắt sống quân giặc. Mọi người xôn xao bàn bạc chưa xong, tiết chế Chiêu Vũ nói:

- Việc này nên thận trọng, chưa thể vội vàng được Binh pháp nói: "Thực làm ra hư, hư làm ra thực" cốt ở chỗ biết mưu tính trước để khỏi mắc mưu địch.

Vệ úy Phú Lĩnh nói:

- Lời bàn của tiết chế tướng quân thật là cao kiến, huống chi nghe lời nói của quân Bắc cũng khó biết rõ thế nào. Nếu chỉ nghe bọn chúng mà không xét kỹ thì sẽ mắc mưu, quan Bắc sẽ dụ cho quân ta lọt vào những chỗ hiểm yếu rồi tung quân đánh úp, giặc đông ta ít, khó chống cự nổi. Hiện nay thủy quân của bọn họ còn đóng ở sông Gianh, thuyền của ta đi lại ngoài khơi mà không có quân bộ tiếp ứng thì khó đánh vào. Thế gọi là xua bầy dê quần nhau với hổ. Chi bằng bên ta cứ đóng binh bất động rồi sai người đi thám thính tin tức xem hư thực thế nào rồi hãy phát quân chặn đánh thì chắc giành được toàn thắng.

Nguyên súy Hiệp Đức bèn truyền cho các tướng chia quân ngày đêm canh giữ đồn trại, thành trì cẩn mật, đề phòng quân Bắc thừa lúc sơ hở đánh vào.

Lại nói bên quân Bắc, đại tướng Hào Man Lê Thì Hiến nghe quân trở về báo lại, những tưởng quân Nam phen này tất phải trúng mưu, bèn chia quân đi mai phục các nơi hiểm yếu, chờ quân Nam đuổi theo thì sẽ tung ra đánh. Nhưng sau mấy ngày vẫn không thấy bóng dáng quân Nam, Hào Man biết mưa kế không thành.

Đến ngày mười ba, Hào Man truyền lệnh cho ba quân đem hết súng lớn đến dàn hàng trước thành Trấn Ninh, cùng lúc bắn dồn dập đạn trái phá vào thành, một mặt xua quân xông vào đánh gấp. Lệnh của Hào Man truyền cho quân sĩ chỉ được tiến không được lùi. Ai lùi một bước thì chém đầu thị chúng.

Đến xế chiều quân Bắc áp sát vào chân thành, cắm cờ trên bờ hầm, đặt súng lớn dưới hầm, bắn đạn trái phá vào trong lũy. Loại trái phá này một mẹ đẻ ra mười quả con, tiếng nổ vang trời như sấm động. Quân Nam cứ theo cách như mấy lần trước, hễ thấy quả đạn rơi xuống thì nằm rạp xuống đất mà tránh nên đều được an toàn. Quân hai bên đánh lớn, quyết liệt gấp mười những trận trước. Quân Nam cứ bám riết mặt thành mà đánh, còn quân Bác thì giữ đường hầm đánh xốc lên, đôi bên giằng co nhau không phân thắng bại.

Hào Man Lê Thì Hiến thấy không hạ nổi thành mà không còn cách gì khác để thi thổ, biết là đánh nữa cũng không xong. Hào Man muốn truyền lệnh, nhưng thấy quân sĩ cứ ẩn nấp dưới hầm bị quân Nam bắn xuống tới tấp nên không dám đến gần để truyền lệnh. Đến lúc trời tối Hào Man bèn dẫn quân tâm phúc chạy trốn về bờ bắc sông gianh.

Quân sĩ của Hào Man không ai hay biết. Đến gần sáng, mấy tên quân từ trong hầm lui ra ngoài nghe ngóng mới biết chủ tướng đã bỏ trốn. Bấy giờ quân Bắc đều vứt cờ quạt, súng đạn, khí giới tranh nhau tháo chạy, nhao nhao chửi rủa Hảo Man không ngớt lời. Quân Bắc tranh đường mà chạy, dẫm đạp lên nhau, chết không biết bao nhiêu mà kể, tiếng kêu khóc như ri.

Bấy giờ quân Nam nghe ngoài thành tiếng súng của quân Bắc tự dưng im bặt, bèn sai quân đi tắt đón đường nghe ngóng mới biết quân Bắc đã xô nhau rút chạy. Quân do thám vội phi báo với nguyên súy Hợp Đức.

Hiệp Đức liền truyền lệnh cho tướng các đạo tung quân ra ngoài thành đuổi đánh. Các tướng được lệnh vội đưa quân đuổi theo quân Bắc. Nhưng khi quân Nam đuổi theo đến núi Lệ Đệ thì quân Bắc đã qua sông Gianh rồi, chợt thấy dưới gốc đa ở xã Phúc Tự có dòng chữ lớn "Ngũ thập niên vi kỳ" nét mực chưa khô, không hiểu ý thế nào. Quân Nam bèn thu nhận khí giới đạn dược đem về nhiều không kể xiết. Bắt được mấy tên quân Bắc tụt lại đằng sau, tra hỏi thì bọn chúng đều khai là vua Lê và chúa Tây Định vương đã lui về trước, đại tướng Hào Man chạy trốn theo sau.

Bấy giờ các tướng bên quân Nam liền dẫn quân trở về trước trướng nguyên súy dâng nộp các thứ vũ khí và đồ dùng bắt được của quân Bắc, thuật lại việc quân Bắc bỏ chạy, quân Nam giành được toàn thắng. Nguyên súy Hiệp Đức cả mừng, vái tạ trời đất thần linh rồi sai Minh Tiến về triều báo tin thắng trận. Một mặt, Hiệp Đức sai mở tiệc mừng công khoản đãi các Rượu cạn vài tuần, mọi người chuyện trò vui vẻ. Nguyên súy Hiệp Đức đứng dậy đi đến bên các tướng chạm chén với từng người. Nhân thấy những lá cờ của quân Bắc nhiều vết đạn xuyên thủng dầy như tổ ong, nguyên súy bấy giác rơi lệ nói:

- Vật còn như thế, huống chi là người!

Yến tiệc xong, nguyên súy sai dựng đàn tế các tướng sĩ trận vong, cùng là vong hồn quân Bắc chết trận. Các tướng đều khen ngợi nguyên súy là vị tướng nhân đức. Bèn dựng một đàn tế trong thành Trấn Ninh để tế các tướng sĩ quân Nam, một đàn ở ngoài thành để tế quân Bắc chết trận, cùng dùng cỗ thái lao để dâng tế.

Bài văn tế tướng sĩ quân Nam tử trận như sau:

Xét nghĩ các tướng sĩ lâm trận tử vong.

Các ngươi:

Chí thỏa tang bồng, mạnh dương uy vũ;

Từng lo gắng sức việc binh nhung, thề quyết tận trung mà báo chủ.

Gầm vang hổ rống, những mong nuốt chửng tặc đồ;

Nhảy nhót diều vờn, ngờ đâu mệnh trời yểu số.

Tới chiến trường chết ắt thành danh,

xông đao thương công truyền bất hủ;

Xót nghĩa tình đau đớn khôn nguôi, dựng đàn tế lễ nghi đã đủ.

Các ngươi:

Hãy nghe lời mời, cùng nhau về dự,

Hưởng cỗ rượu trên chiếu đau buồn, lĩnh bạc vàng về nơi âm phủ.

Giải thoát tướng sĩ nghìn sầu, nhân mối ân tình vạn thủa.

Phách có linh nên về phụ với thê nhi, hồn có thiêng khuông phò quê tổ;

Hưởng tế tự vô cùng, giúp đàn con cháu nhỏ,

Hỡi ôi! Thương thay!

Cúi mong chư linh thượng hưởng!

Bài văn tế quân Bắc tử trận như sau:

Nghĩ các ngươi:

Chí ước thỏa tang bồng, danh muốn ghi tre lụa;

Giúp chủ tướng tránh đao thương, liều chết xông vào tên đạn.

Vì chúa ngươi chẳng biết sức mình, khiến các người phải xông pha chết trận.

Hoặc sĩ tốt chưa có phẩm danh

Hoặc tướng sĩ tước hầu, tước bá

Khoảnh khắc lứa cháy Côn Cương

Thảng thốt thân về âm phủ.

Hoặc lênh đênh chết rụi chốn sa trường

Hoặc lẩn trốn lọt vào nơi đất hiểm

Hoặc vì súng đạn tổn thương, hoặc bị thương đao chém giết

Hoặc vì đau ốm thủy thổ không quen, sụt hố, sụt hầm thân lâm tai ách

Hoặc chìm thân sông nước bay hồn, hoặc đói khát rừng sâu rụng phách.

Than ôi!

Sống chẳng nên cônq, xót các ngươi chết mà vô ích.

Nay vâng đức lớn thánh minh, bày đàn tế tỏ lòng thương tiếc.

Tế thì cùng về, mời xin hưởng hết;

Từ nay muôn phiền não thảy tiêu trừ, về sau nghìn buồn lo đều rửa sạch.

Các ngươi nên tìm về quê cũ, hưởng xôi thơm cốt nhục thân tình

Nhận đúng quê hương, chớ làm kẻ xa xôi lữ khách.

Ô hô! Thương thay!

Cúi mời thượng hưởng!

Tế xong, ngưyên súy Hiệp Đức buồn rầu mãi không thôi, bèn sai người đi thu nhặt thi hài quân Bắc mai táng chu đáo. Rồi truyền lệnh quân các đạo tu sửa thành trì cho vững chắc, sau đó dẫn quân về doanh Thạch Xá.

Lại nói văn chức ở ty tướng thần 1ại Minh Tiến tuân lệnh về phủ Toàn Thắng bẩm trước vương đình việc quân Bắc đã rút chạy, quân Nam đã giành đại thắng. Hiền vương nghe tin cả mừng nói với các tướng:

- Ta đã tính trước là thế nào Tây Định cũng phải bỏ chạy, chỉ giận là không bắt được tên phản thần ấy để hỏi tội hiếp bức giết vua, rửa hận cho vua Lê ở nơi chín suối, làm rạng danh tổ tiên họ Nguyễn nhà ta.

Nói xong vương cả cười, các tướng văn võ đều lạy mừng thắng trận.

Hiền vương liền sai văn chức Tài Trí mang vàng bạc vóc lụa đến trướng của nguyên súy Hiệp Đức để ban thưởng cho ba quân tướng sĩ. Lại truyền cho nguyên súy Hiệp Đức đến tháng haỉ năm sau làm lễ khải hoàn đem quân về bái yết thái miếu. Vương hạ lệnh cho loan giá trở về phủ Lương Phúc. Ba quân được lệnh nhảy múa vui mừng khôn xiết, ai nấy đều ca khúc khải hoàn lên đường trở về. Không bao lâu quân đã về đến nơi, kịp đón mừng năm mới.

Cũng vừa lúc ấy văn chức Tài Trí mang tặng vật của chúa đến phủ Thạch Xá thuộc doanh Quảng Bình để ban thưởng ba quân tướng sĩ. Các tướng vái vọng tạ ơn Hiền vương. Tài Trí bèn truyền lệnh của vương hẹn nguyên súy Hiệp Đức đến đầu tháng hai thì đem quân về triều bái yết thái miếu. Các tướng tuân lệnh ai nấy đem quân về bản trấn, lo việc sửa đắp thành trì, trăm họ lại trở về đông vui như cũ. Chỉ thấy hoa nở nhị phô, âm lui dương đến, mùa xuân đã tới rồi.

Năm Quý Sửu, niên hiệu Dương Đức thứ hai (1673), thượng tuần tháng hai, nguyên súy Hiệp Đức vâng mệnh đem quân về kinh sư. Đúng là:

Một trận dẹp tan quân lấn cõi

Ba quân đều xướng khải hoàn ca.

Chẳng bao lâu quân đã về phủ Lương Phúc. Nguyên súy Hiệp Đức vào triều bái yết Hiền vương.

Hiền vương cả mừng nói:

- Con ta quả là bậc tướng tài, dương uy cõi Bắc, họ Trịnh tất phải sợ run, từ nay về sau hẳn không dám nhòm ngó Nam triều ta nữa. Người xưa nói: "Giống rồng sinh con rồng, hổ phụ sinh hổ tử" quả cũng không ngoa vậy!

Rồi vương sai lấy một trăm lạng vàng tốt, một nghìn lạng bạc trắng và các loại vóc lụa năm mươi tấm trọng thưởng cho công tử Hiệp Đức. Hiệp Đức thưa:

- Thần đội ơn hoàng thiên phù hộ, được hưởng ơn lớn của phụ vương, dưới nhờ có các tướng sĩ dốc sức hùng tráng mới lập nên công lớn ngày nay. Còn như thần tài nông, học cạn, nào có công gì đáng kể. Số thưởng vật này xin phụ vương chia đều cho các tướng để khuyến khích công lao. Còn thần, ngoài là đạo vua tôi, trong là tìinh phụ tử, vương phụ hà tất phải ban thưởng cho thần. Hiền vương cười nói:

- Con ta lập công trong chiến trận, mọi người đều tai nghe mắt thấy chứ đâu phải chuyện hư truyền. Ai có công đều được ban thưởng để nêu danh, con không phải khiêm nhường cố từ như vậy.

Công tử Hiệp Đức từ chối mấy lần không được đành phải vâng nhận rồi vái tạ ra khỏi triều. Các quan văn võ đều đến vương đình lạy mừng Hiền vương. Vương bèn truyền lệnh dựng đàn tế tạ ơn trời đất và các vị linh thần đã có công bảo quốc hộ dân.

BÀI PHÚ TRẬN TRẤN NINH (1)

Lê hoàng suy nhược, họ Trịnh hung cường

Đem ngụy đảng vượt Bắc giới, dẫn tặc đồ vào đất Nam phương.

Nói phao mười tám vạn hùng binh, khoe phô một trăm viên chiến tướng

Gươm giáo sáng lòe, dàn thế trướng hổ uy nghi

Tinh kỳ chói lọi, dập dìu đầu non thẳng hướng,

Lê hoàng đế dừng xe loan ở điện Phù Lộ,

Tây Định vương xua quân chuột qua bến sông Giang.

Xem thấy:

Quân đến Trấn Ninh, lính xong lũy Chính.

Đào hầm ruột dê, quân Lê qua lại náu mình

Khoét hào lưng rắn, lính Trịnh đi về ẩn lánh

Khênh đất đắp lũy, dương oai cường mà thế yếu đã rành

Điều tướng khiển binh, khoe mẽ mạnh mà lòng run đã tỏ rõ.

Tây Định chặn đường chính đạo, xua quân cướp phá, trăm họ kinh hoàng

Hào Man tiến trước mở đường, thả lính tung hoành, muôn dân khiếp hoảng.

Bất ngờ:

Nam triều nổi giận, Nguyễn chúa tỏ uy.

Đem voi ngựa hùng binh thẳng tiến, dẫn hùm beo dũng tướng ra tay

Nguyên súy Hiệp Đức khiển tướng đến Lưu Đồn

Tiết chế Chiêu Vũ điều quân ngồi Cát Lũy.

Tiến Đức, Đức Kiên giữ thành Trấn Ninh mà cự chiến.

Thuận Trung, Trung Lộc đóng lũy Mũi Nại để tương trì

Thái Sơn chở nước đến Đài Mây chữa cháy

Hoàng Phương lăn đá cứu Mật Cật khỏi nguy.

Bỗng chốc:

Bên Trịnh bày mưu, quân Lan bàn kế sách

Khoét tường lũy dùng cung tên công kích.

Quân Trịnh - Nguyễn giương cờ tranh giữ thành

Lính Nam - Bắc tuốt gươm cùng đâm thích.

Chiêu Vũ bầy diệu kế, đóng bàn đinh để thả xuống móc người

Bá Dương phô dũng lực, múa đao cong hất đầu quân nghịch

Đình Nghị dốc chí nguyện đánh mà thốc ra

Triều Bảng đem lính cảm tử đuổi mà chặn địch

Triều Tín, Thuần Đức dương oai khiến Văn Lộc bay hồn

Mỹ Thắng, Xuân Đài diệu võ làm Hào Man bạt vía

Bỗng thấy:

Tướng khoe dũng mãnh, quân trổ sắc nanh.

Súng nổ đì đoành như chớp giật, đạn bay tới tấp tựa mưa nhanh

Quân lính máu hăng mà chiến đấu, tướng sĩ hỗn chiến để tranh giành

Kiếm múa tựa trời phất tuyết trắng, cờ bay như đất nổi sao băng

Xao xác sừ rúc ánh ỏi, ầm ầm chiêng trống khua vang.

Lại có:

Cống Giác độn chiêm, Nha Thuần hiến kế

Mượn thần linh lay động nhân tâm, nêu quyết sách vận trù chinh chiến.

Nguyên súy Hiệp Đức đến Lũy Cát dàn quân giữ thành

Tham tướng Tài Lễ đóng chiến thuyền giữ yên của biển

Thắng Lâm dàn voi chiến theo bãi cát đi vòng

Hào Man đưa xe trận ra ngoài lũy xông tiến

Thế như núi đổ đồi tan, nào khác sóng xô biển chuyển.

Lúc bấy giờ:

Quân Bắc run gối, lính Trịnh chùn tay

Kẻ bắn súng không kéo nổi dây, người áp trận gươm rơi súng gẫy

Táng đảm ktnh hoàng, rụt cổ nép mình trong hào rẫy

Run lòng khiếp sợ, vùi đầu chúi mũi dưới đầm lầy

Kẻ trúng tên đạn thân vong mệnh đoản, người dính đao thương phách lạc hồn bay

Nát thịt tan thây, chất chồng lăn lóc

Cháy đầu bỏng trán, kêa khóc thảm thay.

Ô hô/

Khắp đồng chất thây, đầy sông máu đỏ

Vang tiếng quỷ khóc thần kêu, khác nào đất nứt núi đổ.

T'ây Đinh khiếp vía chạy về Phù Lộ, chân cuống vẫn còn lo

Nam chúa thừa thắng đuổi đến sông Gianh, quân mạnh như hùm hổ.

Những mong:

Tôn phò nhà Lê, dựng nghiệp thăng bình

Diệt trừ nghịch trịnh, dẹp tan hung ác

Khai sáng cơ đồ vững vô cương

Danh lưu sử sách truyền không nát

Chia đôi ranh giới sơn hà, hào kiệt tên ngời không tắt

Trị loạn với hưng suy, trời xanh đà sắp đặt.

Năm Quý Sửu, niên hiệu Dương Đức thứ hai (1673), hạ tuần tháng hai, Hiền vương truyền lệnh đem quân về phủ Phú Xuân. Vương cho mở tiệc lớn mừng thắng trận, khen thưởng quần thần. Chưa biết sự việc về sau ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.

Chú thích :

(1) Bài phú chép ở vị trí này có ý nghĩa là bài phú được soạn và đọc trong dịp chúa Nguyễn làm lễ tế mừng thắng trận Trấn Ninh.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenConvert.NET
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK