Mục lục
Đế Chế Đông Lào
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Dù Nguyễn Huệ không còn chọn Thăng Long làm kinh đô như bao đời đế vương khác, nhưng chính những cải cách to lớn vẫn khiến nơi đây trở thành trung tâm kinh tế của đất nước.



Trên đường, mọi người đứng đợi xe bus, cùng nhau nói đùa râm ran. Những hàng chữ cỡ lớn xuất hiện trên từng vách tường: "Cấm đái bậy, khạc nhổ vì mộg thành phố văn minh"......Binh lính luân phiên đi tuần, nhưng không có một sự khó chịu của người dân. Những quán ăn đông nghịt.......



Vũ Huy Tấn cùng Trương Công Hy(*) nhìn khung cảnh mắt chữ O, mồm chữ A. Dù ban đầu khi nhận mệnh lệnh, cả hai đã nghĩ vô cùng khoa trương về thay đổi ở Bắc Thành, nhưng đến khi tận mắt nhìn thấy, thì cả hai người đều biết, mình nghĩ quá thấp. Ngô Thì Nhậm đứng bên cạnh thấy vậy cười:



" Còn nhiều thời gian quan sát. Bệ hạ đã mệnh lệnh thì tôi sẽ hết lòng phối hợp. Hai người đi đường mệt nhọc, trước hết về lại phủ nghỉ ngơi trước."



" Ừm." Dù vô cùng thèm thuồng, muốn nhanh chóng khám phá, nhưng xác thực chuyến hành trình đã cầy ải sức khoả cả hai.



Ba người chậm rãi bước về phủ Thượng Thư.



........



Những ngày tiếp theo, cả ba liên tục đi đến từng góc ngách, tìm hiểu sự thay đổi, cũng như mặt được mất, tác dụng ra sau với tâm trạng của con người............ Những báo cáo cũng nhanh chóng, liên tục gửi về Phú Xuân.



............



Thư phòng, Nguyễn Huệ đang lật giở từng báo cáo gửi về gần đây của Vũ Huy Tấn, Trương Công Hy........ xong xuôi đưa xuống cho Trương Mỹ Ngọc(**), Hồ Công Thuyên nói:



" Bắc Thành thực hiện đã tạo ra hiệu quả vô cùng. Tuy điều kiện cũng như đặc điểm của mỗi vùng khác nhau, không thể đảm bảo áp dụng ở Kinh đô cũng tạo ra hiệu quả như vậy. Trẫm đã cho Vũ Huy Tấn cùng Trương Công Hy tiến đến, nghiên cứu cudng đề xuất phương pháp. Đây là kế sách, hai khanh cho người nhanh chóng thực hiện. Có thể huy động mọi nguồn lực."





" Vâng."



........



Hiệu suất vô cùng nhanh chóng, Phú Xuân trong nửa tháng như thay da đổi thịt, những con đường, khu chợ được quản lí ngay ngắn, người dân ý thức cũng đi dần lên, không còn khạc nhổ, đái bậy......



Trong một quán nước bên đường, Vương Kiệt vừa nhâm nhi li trà, vừa hóng tai nghe lấy những thông tin mọi ngừoi bàn bạc, đủ chuyện bát quái: từ vợ chồng A cãi nhau, con mèo B đẻ 5 con.......đến chính sách thuê mướn chợ mới xây, anh C bị phạt vì khạc nhổ. Vô cùng say xưa.



Từ khi đến, hắn mắt trần có thể trông thấy sự thay đổi từng ngày của Phú Xuân, lúc đầu từ tôn trọng giờ đây dần chuyển sang kính nể, địa vị ngang hàng với Hoàng đế( Càn Long). Hắn cũng khuyến khích con trai giao du với mọi người xung quanh, không còn ngăn cấm như ban đầu. Vương Liễn đã trưởng thành so với trước đây, hắn vô cùng an lòng, muốn con trai tự thân mình đi va vấp. Có ngã đau mới trưởng thành.





...........



Được cha khích lệ, Vương Liễn vô cùng thích thú, tham quan khắp nơi. Đang chậm rãi, đi dọc bờ hồ, ánh mặt trời chiếu xuống mặt hồ, phản chiếu những ánh vàng nhàn nhạt, gió nhẹ thổi tới mang theo làn hơi lành lạnh, cảm giác vô cùng sảng khoái.



Xa xa, du thuyền đi lại như thoi đưa. Trong đó, tiếng cười nói từ những con thuyền hoa không ngừng truyền đến, toàn những tỷ muội cùng nhau đi vãn cảnh, quang cảnh thật là náo nhiệt.



Xa xa có vài con thuyền theo đuôi, trên đó là vô số các nho sinh, tử sĩ đứng trên đầu thuyền, đôi mắt nhìn chằm chằm vào các thuyền hoa, như hổ đói rình mồi.



Nhưng khi các tiểu thư nhìn sang, thì tất cả đều sắc mặt cải biến, một bộ dạng vô cùng chính trực, ánh mắt không chứa một chút tà niệm, vừa phẻ phẩy quạt, vừa đối đáp thơ phú, trông vô cùng tiêu sái, phong lưu.



Vương Liễn đứng trên bờ, trông vậy cười khẩy:



“ Đúng là lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng.”



Rồi khẽ ngâm:



“ Nhất phiến nhị phiến tam tứ phiến,



Ngũ phiến lục phiến thất bát phiến.



Cửu phiến thập phiến phiến phiến phi,



Phi nhập lô hoa giai bất kiến.



Dịch thơ:



Một cánh hai cánh ba bốn cánh



Năm cánh sáu cánh bảy tám cánh



Chín cánh mười cánh cánh cánh bay



Bay vào hoa lau đều chẳng thấy."



Bỗng phía sau vang lên một giọng nói:



" Thơ của huynh đài thực sự hay tuyệt!"



Kèm theo đó là thanh âm của một cây quạt nhỏ đang vỗ vào lòng bàn tay, tán thưởng.



Vương Liễn quay lại thì thấy một nam tử tuấn tú, mặc một bộ trường sam màu xanh, tay cầm quạt trắng, không thể dùng lời tả hết, hắn cũng khách khí đáp:



“ Haha. Để huynh đài chê cười. “



Nam tử cũng cười, tìm cách bắt chuyện, nói:



“ Tại hạ tên Nguyễn Kiều, tự Hạo Hiên. Nghe khẩu âm của huynh đài, tựa hồ là người Hán? “



Hắn cười đáp:



“ Haha, huynh đài thật tinh mắt, ta theo thuyền thương mới sang. Không biết huynh đài còn gì chỉ giáo?”



“ Với tài của huynh đài, sao không thử tham gia hội thi thơ kén rể của Ngô tiểu thử?”



“ Ồ. " Hắn nghe giật mình xong ngượng ngùng nói:



" Thật không dấu diếm, ta vừa đến hôm qua. Không biết huynh đài có thể nói rõ được không?”



Nguyễn Kiều nhiệt tình giải đáp:



" Ngô tiểu thư tên gọi là Ngô Thị Vinh Hoa là con thứ mười của Ngô Khải đại nhân, hậu duệ của Chương Khánh Công Ngô Từ, ngưởi đã sinh ra bà Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ vua Lê Thánh Tông. Con gái Ngô đại nhân đẹp nổi tiếng Kinh thành, có bảy người con gái thì sáu người đều là thiếp yêu của các bậc đại nhân quyền cao chức trọng. Ngô tiểu thư là con gái út, nay vừa tròn mười tám, yêu thích thơ ca, được mọi người tôn sùng gọi là Đông Lào đệ nhất mỹ nhân. Nghe nói hoàng đế( Nguyễn Huệ) muốn vời vào làm thiếp nhưng không chịu. Nay muốn tổ chức hội thơ kén rể.



Chỉ cần tuổi tác tương đương, tự nhận kẻ sĩ có học, đều có thể báo danh tham gia.



Nên lần này, ta mới từ xa xôi đến tham dự mà.....”



“ Huynh đài có gì khó khăn chăng?”



“ Lệ phí tham gia là 10 lượng bạc, mà thuê thuyền cũng 2 lượng bạc.



Ta thiếu 1 lượng, mà nơi đất khách quê người, không biết vay ai. Nên muốn rủ huynh đài cùng thuê chung thuyền.” Nguyễn Kiều nói, vừa nhìn Vương Liễn chăm chú.



“ Haha. Có gì đâu chứ, nếu không có Nguyễn huynh, ta cũng bỏ lỡ cơ hội lần này. Không bằng, ta thuê thuyền rồi cùng huynh tham dự.”



“ Được, được, cảm ơn huynh đệ.”



Hai người kết bạn, rồi nhanh chóng thuê một chiếc thuyền hoa. Tuy giá cả khá cao, nhưng Vương Liễn toàn bao, Nguyễn Kiều cũng vui vẻ đi cùng.



Chiếc thuyền có hai tầng, cao khoảng 6, 7 thước, trên treo đèn lồng, tầng trên là lầu các, xưng đắc thượng thị khí vũ hiên ngang.



Trên thuyền hoa treo cờ quạt tung bay. Nguyễn Kiều vội vàng, treo lên hai bức hồng điêu lớn, từ trên bụng thuyền rủ xuống.



Bên phải là " Thu phong phủ ngã ý", bên trái là "Chích vi nàng khuynh tâm". (gió thu vỗ về lòng ta- chỉ vì nàng xiêu lòng)



Nhanh chóng thu hút được sự chú ý.



Nhưng chỉ thoáng chốc, dòng người càng ngày càng đông, những đội hình thuyền càng xa hoa.



Thấy Nguyễn Kiều buồn rầu, Vương Liễn cười:



“ Dù sao nàng cũng đã chú ý. Không thể sánh được kẻ lắm tiền nhiều của. Chỉ cần tài năng thực sự, nàng sẽ siêu thôi.”



“ Haha.” Nguyễn Kiều tỉnh táo: “ Nếu mê giầu sang, nàng đã không bầy vẽ như thế này.”



.............



P/s: (*) Vũ Huy Tấn (1749 - 1800), có tài liệu chép là Võ Huy Tấn, còn có tên là Liễn, hiệu Nhất Thủy, Đạm Trai. Ông là nhà thơ, là viên quan trải hai triều đại: nhà Lê trung hưng và nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.



(*) Thượng thư Trương Công Hy (1727-1800) tước hiệu Đặc tấn Kim tử Vinh lộc thượng đại phu, Binh bộ thượng thư, Hình bộ thượng thư Thùy ân hầu hai triều chúa Nguyễn và Tây Sơn.



(**) Trương Mỹ Ngọc (?-?) là quan văn nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, quê ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thời Tây Sơn ông là một trong sáu người được người đời phong tặng danh hiệu Tây Sơn lục kỳ sĩ.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenConvert.NET
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK