THẤT SƠN TIÊU HỒN QUỈ - Ma Da Hiện Hình
Sau khi đã giải trừ hết oán nghiệp, và siêu độ cho vong hồn của bà Lan xong, hai Ngọc và Lê Chiếu được thầy sáu Nghĩa giao cho nhiệm vụ mới. Cả hai vui vẻ nhận nhiệm vị, họ cùng nhau đi về Suối Lồ Ồ, một nơi tiếp giáp với Sài Gòn, để giải quyết dứt điểm chuyện ma tà cho cô nhi viện. Còn Lê Chiếu, dù tuổi đã ngoài ba mươi, nhưng chưa lập gia đình bởi thích cuộc sống tự do, không ràng buộc, trong lúc rảnh rổi, tự mình khai đất phát hoang ở gần cô
nhi viện, để trồng ít cây trái và dựng một căn nhà lá đơn sơ nơi đó để ở và tiện bề qua lại cho gần.
Cô nhi viện là một căn nhà rộng lớn, nằm khuất sau các tàng cây, cách đường quốc lộ khoảng chừng vài trăm mét. Nơi đây, khá yên tỉnh bởi ít khi có người ghé đến. Bên hông nhà có một con đường mòn cát trắng, dẫn từ quốc lộ xuống một con suối trong xanh. Trước đây, người dân ở khu vực này, vẫn thường hay ra đó để lấy nước đêm về sinh hoạt, gia đình Lê Chiếu cũng không ngoại lệ. Nhưng từ khi, con suối này xảy ra một vài chuyện bất thường, mà dân trong vùng đồn thổi mấy vụ này chắc do ma quỷ làm ra, sau đó số người đến đây lấy nước cũng đã giảm đi rất nhiều.
Hai người đi một chuyến đường dài, từ Cai Lậy về tới đây, cộng với việc không có xe chạy thẳng từ Cai Lậy về nên họ phải lên xuống thay xe mấy bận. Lúc về được đến nhà, cả hai người họ đều mệt nhoài. Lê Chiếu dẫn hai Ngọc vô nhà, đó là căn nhà lá nhỏ nằm giữa khu vườn trồng nhiều loại cây, phía xa xa là cánh rừng chồi, nơi đây rất yên tỉnh và không khí vô cùng trong lành. Sau khi rửa mặt, anh chỉ vào chiếc chõng tre đã được trãi sẳn chiếu, nói với hai Ngọc
- Đi dường cả ngày cũng mệt rồi, em lên đó nằm nghĩ đi, cứ tự nhiên như nhà mình đừng ngại nha.
Hai Ngọc cũng không khách sáo, leo lên chõng nằm nghĩ, bởi sau chuyến đi dài cái lưng của cô dường như muốn biểu tình rồi. Lê Chiếu cũng bước tới cái võng gần đó nằm xuống, vì quá mệt nên vừa đặt lưng xuống anh đã ngủ rất ngon.
Giấc ngủ, chưa kéo dài được bao lâu, thì Lê Chiếu lại cảm thấy trong bụng cồn cào, anh ta mới sực nhớ ra, từ lúc lên xe tới giờ cả hai người họ đã có ai ăn uống gì đâu. Mà nhìn lại trong nhà, cũng chẳng có món gì có thể ăn được, vì vậy Lê Chiếu ngồi dậy đi vô bên trong thật nhẹ nhàng, để tránh làm hai Ngọc thức giấc. Đưa tay, kéo nhẹ chiếc áo khoác máng trên thanh chỏng, rồi đi vội ra chợ tìm mua một ít đồ ăn tươi về nấu.
Nói chợ cho oai, chứ vùng quê này chỉ có được mấy gian hàng của mấy người trong khu định cư Nội Hóa và ở dưới chân núi lên bày bán mà thôi. Vừa ra tới đầu chợ, đã thấy có mấy bà, mấy cô đang bàn tán xôn xao trước sạp trái cây của chị Hạnh (Chị này, là con gái út của chú thiếm Huỳnh, mấy năm trước đã lấy chồng và sinh được hai người con trai. Đứa lớn thì mới học lớp đệ ngũ, đứa nhỏ thì chưa đầy một tuổi, do chồng phải đi làm ăn xa, bên chồng lại đông anh em, nên chị Hạnh dắt hai con về ở tạm nhà cha mẹ đẻ).
Khi thấy đông người tụ tập, Lê Chiếu tự nhiên nổi máu tò mò liền đi lại để coi có chuyện gì. Sau khi hỏi thăm, anh được nghe chính miệng chị Hạnh kể lại
- Cách đây ít bữa, ba của chị vừa bị ma giấu, may có bà con chòm xóm tủa ra đi kiếm, chớ không thiệt hỏng biết làm sao luôn.
Câu chuyện của chị Hạnh đại khái như sau:
“ Cứ theo thường lệ, sau bữa cơm trưa tầm 30 phút, thì chú Huỳnh và vợ cùng nhau ra suối để tắm giặt, rồi sau đó gánh nước về nhà xài. Bữa đó, do đứa con nhỏ của Hạnh sốt mọc răng mà Hạnh lại bận buôn bán nên vợ chú Huyền phải ở lại nhà để trông chừng cháu ngoại, thành ra chỉ mỗi một mình chú Huỳnh đi ra suối và đem theo thùng gánh nước, thau quần áo.
Thường ngày, đi tầm khoảng 1 tiếng đồng hồ là đã về đến nhà, vậy mà bữa nay đã đi hơn sáu tiếng, cũng vẫn chưa thấy bóng dáng của chú ấy đâu. Cả nhà lo lắng, sợ là có chuyện chẳng lành, nên mọi người cứ thấp thỏm đi tới đi lui, lòng bồn chồn như ngồi trên bếp lửa. Hạnh thấy càng để lâu e là càng không hay, bởi gần đây khu vực này đã có mấy người bị ma nhác, cô nói với mẹ
- Mẹ ơi, sao con thấy lo quá, hay giờ mình chạy sang nhà hàng xóm mượn con Mực đi tìm ba, chứ con thấy lòng cứ nôn nao lạ lắm
Mẹ cô cũng có chung tâm trạng với con gái, nên lâtt đật đồng ý, vậy là hai mẹ con chạy sang nhà hàng xóm mượn con chó mực để dắt theo, mấy người trong xóm nghe tin cũng hô hè cùng nhau đi kiếm chú Huỳnh phụ với mẹ con Hạnh.
Không lâu sau, mọi người cũng về tới, con chó mực lăng xăn chạy trước như đang dẫn đường, kế đến là tới là người phụ nữ mặt áo nâu, răng hạt huyền móm mém nhai trầu, đầu vấn khăn đen theo phong cách mấy cụ bà người bắc, người đó không ai khác cũng chính là vợ chú Huỳnh, trên vai bà đang gánh trên vai đôi nước, tay thì cầm một nhánh dâu tằm khá dài. Người đi bên cạnh chính là chú Huỳnh, gương mặt đờ đẩn và biến sắc, riêng đôi mắt tỏ ra sợ hãi khi nhìn vào nhánh dâu tằm, trên tay của vợ mình. Vừa đặt chiếc đòn gánh xuống, thì vợ chú đã mau miệng nói
- Ông Huỳnh nhà tôi, bị ma nó dấu các bác ạ, chả hiểu ma đưa lối quỷ đưa đường cái thế nào, mà ổng chui vào ngồi tận giữa bụi tre. Bọn tôi đi qua lại chỗ đấy mấy lần, mà chả ai trông thấy ông ấy. May có con mực nhà cậu Toàn, nó đánh hơi ra một lúc mới tìm thấy, chứ không thì đố mà tìm ra được …. ”.
Chị Hạnh vừa kể xong, chị Loan ngồi kế bên liền kể thêm,
- Đâu chỉ thế, mấy hôm sau lại có thêm nhiều hiện tượng lạ liên tiếp xảy ra ở suối.
Lê Chiếu tò mò hỏi
- Là chuyện gì vậy chị?
Chị Loan vẫn với chất giọng bắc, kể tiếp
- Tôi còn nghe, bọn trẻ con ở dưới làng cũng thường hay ra đấy tắm. Một hôm, lúc đi thì ba đứa, nhưng đến khi về thì chỉ còn có hai đứa thôi. Thế là bố mẹ chúng nó, quắng quích đi tìm nhưng không thấy, chả biết chuyện ấy thực hư thế nào. Có người còn bảo, trông thấy một cái xác chết nằm ngay dưới chỗ nước sâu, quần áo rách tả tơi, hai mắt lồi hẳn ra ngoài, hàm răng thì cắn chặt lại trông rất kinh.
Nghe tới đó, Lê Chiếu cảm thấy hoang mang, bởi nếu đúng như lời mọi người kể, thì chắc chắn sẽ có thêm nhiều người khác gặp nguy hiểm. Nghĩ vậy, anh mua nhanh mấy món cần thiết rồi nhanh chóng đi về nhà, dự định sau khi cơm nước xong sẽ kể chuyện này cho hai Ngọc nghe và nhờ cô giúp đỡ.
Về đến nơi, thấy hai Ngọc đã thức dậy, Lê Chiếu xách mớ rau cải ra sau bếp để chuẩn bị cho bữa cơm. Khi cả hai cùng ăn cơm, Lê Chiếu liền kể lại câu chuyện vừa nghe được khi nãy cho hai Ngọc, nghe xong cô hỏi thêm
- Ngoài mấy câu chuyện trên, anh còn biết thêm chuyện gì, liên quan tới con suối đó không?
Lê Chiếu, gật đầu
- Có chứ, mấy chuyện này tui cũng được nghe người trong nhà kể lại. Cách đây nhiều năm, cũng tại con suối này, đã xảy ra nhiều chuyện kỳ quặc khó hiểu, đầu tiên là chuyện của dì Tư, con gái của ông Út.
- “Bữa chiều đó, do bận gói bánh đễ mai cúng đám giỗ, nên gần tới lúc trời tắt nắng dì Tư mới xếp bánh vô nồi xong. Rồi xách theo cây đòn gánh, cùng hai cái thùng thiết ra suối lấy nước về nấu, vì theo lời dì nói là nấu bánh bằng nước suối, thì sẽ thơm ngon hơn là nước giếng.....
Sau khi đã giải trừ hết oán nghiệp, và siêu độ cho vong hồn của bà Lan xong, hai Ngọc và Lê Chiếu được thầy sáu Nghĩa giao cho nhiệm vụ mới. Cả hai vui vẻ nhận nhiệm vị, họ cùng nhau đi về Suối Lồ Ồ, một nơi tiếp giáp với Sài Gòn, để giải quyết dứt điểm chuyện ma tà cho cô nhi viện. Còn Lê Chiếu, dù tuổi đã ngoài ba mươi, nhưng chưa lập gia đình bởi thích cuộc sống tự do, không ràng buộc, trong lúc rảnh rổi, tự mình khai đất phát hoang ở gần cô
nhi viện, để trồng ít cây trái và dựng một căn nhà lá đơn sơ nơi đó để ở và tiện bề qua lại cho gần.
Cô nhi viện là một căn nhà rộng lớn, nằm khuất sau các tàng cây, cách đường quốc lộ khoảng chừng vài trăm mét. Nơi đây, khá yên tỉnh bởi ít khi có người ghé đến. Bên hông nhà có một con đường mòn cát trắng, dẫn từ quốc lộ xuống một con suối trong xanh. Trước đây, người dân ở khu vực này, vẫn thường hay ra đó để lấy nước đêm về sinh hoạt, gia đình Lê Chiếu cũng không ngoại lệ. Nhưng từ khi, con suối này xảy ra một vài chuyện bất thường, mà dân trong vùng đồn thổi mấy vụ này chắc do ma quỷ làm ra, sau đó số người đến đây lấy nước cũng đã giảm đi rất nhiều.
Hai người đi một chuyến đường dài, từ Cai Lậy về tới đây, cộng với việc không có xe chạy thẳng từ Cai Lậy về nên họ phải lên xuống thay xe mấy bận. Lúc về được đến nhà, cả hai người họ đều mệt nhoài. Lê Chiếu dẫn hai Ngọc vô nhà, đó là căn nhà lá nhỏ nằm giữa khu vườn trồng nhiều loại cây, phía xa xa là cánh rừng chồi, nơi đây rất yên tỉnh và không khí vô cùng trong lành. Sau khi rửa mặt, anh chỉ vào chiếc chõng tre đã được trãi sẳn chiếu, nói với hai Ngọc
- Đi dường cả ngày cũng mệt rồi, em lên đó nằm nghĩ đi, cứ tự nhiên như nhà mình đừng ngại nha.
Hai Ngọc cũng không khách sáo, leo lên chõng nằm nghĩ, bởi sau chuyến đi dài cái lưng của cô dường như muốn biểu tình rồi. Lê Chiếu cũng bước tới cái võng gần đó nằm xuống, vì quá mệt nên vừa đặt lưng xuống anh đã ngủ rất ngon.
Giấc ngủ, chưa kéo dài được bao lâu, thì Lê Chiếu lại cảm thấy trong bụng cồn cào, anh ta mới sực nhớ ra, từ lúc lên xe tới giờ cả hai người họ đã có ai ăn uống gì đâu. Mà nhìn lại trong nhà, cũng chẳng có món gì có thể ăn được, vì vậy Lê Chiếu ngồi dậy đi vô bên trong thật nhẹ nhàng, để tránh làm hai Ngọc thức giấc. Đưa tay, kéo nhẹ chiếc áo khoác máng trên thanh chỏng, rồi đi vội ra chợ tìm mua một ít đồ ăn tươi về nấu.
Nói chợ cho oai, chứ vùng quê này chỉ có được mấy gian hàng của mấy người trong khu định cư Nội Hóa và ở dưới chân núi lên bày bán mà thôi. Vừa ra tới đầu chợ, đã thấy có mấy bà, mấy cô đang bàn tán xôn xao trước sạp trái cây của chị Hạnh (Chị này, là con gái út của chú thiếm Huỳnh, mấy năm trước đã lấy chồng và sinh được hai người con trai. Đứa lớn thì mới học lớp đệ ngũ, đứa nhỏ thì chưa đầy một tuổi, do chồng phải đi làm ăn xa, bên chồng lại đông anh em, nên chị Hạnh dắt hai con về ở tạm nhà cha mẹ đẻ).
Khi thấy đông người tụ tập, Lê Chiếu tự nhiên nổi máu tò mò liền đi lại để coi có chuyện gì. Sau khi hỏi thăm, anh được nghe chính miệng chị Hạnh kể lại
- Cách đây ít bữa, ba của chị vừa bị ma giấu, may có bà con chòm xóm tủa ra đi kiếm, chớ không thiệt hỏng biết làm sao luôn.
Câu chuyện của chị Hạnh đại khái như sau:
“ Cứ theo thường lệ, sau bữa cơm trưa tầm 30 phút, thì chú Huỳnh và vợ cùng nhau ra suối để tắm giặt, rồi sau đó gánh nước về nhà xài. Bữa đó, do đứa con nhỏ của Hạnh sốt mọc răng mà Hạnh lại bận buôn bán nên vợ chú Huyền phải ở lại nhà để trông chừng cháu ngoại, thành ra chỉ mỗi một mình chú Huỳnh đi ra suối và đem theo thùng gánh nước, thau quần áo.
Thường ngày, đi tầm khoảng 1 tiếng đồng hồ là đã về đến nhà, vậy mà bữa nay đã đi hơn sáu tiếng, cũng vẫn chưa thấy bóng dáng của chú ấy đâu. Cả nhà lo lắng, sợ là có chuyện chẳng lành, nên mọi người cứ thấp thỏm đi tới đi lui, lòng bồn chồn như ngồi trên bếp lửa. Hạnh thấy càng để lâu e là càng không hay, bởi gần đây khu vực này đã có mấy người bị ma nhác, cô nói với mẹ
- Mẹ ơi, sao con thấy lo quá, hay giờ mình chạy sang nhà hàng xóm mượn con Mực đi tìm ba, chứ con thấy lòng cứ nôn nao lạ lắm
Mẹ cô cũng có chung tâm trạng với con gái, nên lâtt đật đồng ý, vậy là hai mẹ con chạy sang nhà hàng xóm mượn con chó mực để dắt theo, mấy người trong xóm nghe tin cũng hô hè cùng nhau đi kiếm chú Huỳnh phụ với mẹ con Hạnh.
Không lâu sau, mọi người cũng về tới, con chó mực lăng xăn chạy trước như đang dẫn đường, kế đến là tới là người phụ nữ mặt áo nâu, răng hạt huyền móm mém nhai trầu, đầu vấn khăn đen theo phong cách mấy cụ bà người bắc, người đó không ai khác cũng chính là vợ chú Huỳnh, trên vai bà đang gánh trên vai đôi nước, tay thì cầm một nhánh dâu tằm khá dài. Người đi bên cạnh chính là chú Huỳnh, gương mặt đờ đẩn và biến sắc, riêng đôi mắt tỏ ra sợ hãi khi nhìn vào nhánh dâu tằm, trên tay của vợ mình. Vừa đặt chiếc đòn gánh xuống, thì vợ chú đã mau miệng nói
- Ông Huỳnh nhà tôi, bị ma nó dấu các bác ạ, chả hiểu ma đưa lối quỷ đưa đường cái thế nào, mà ổng chui vào ngồi tận giữa bụi tre. Bọn tôi đi qua lại chỗ đấy mấy lần, mà chả ai trông thấy ông ấy. May có con mực nhà cậu Toàn, nó đánh hơi ra một lúc mới tìm thấy, chứ không thì đố mà tìm ra được …. ”.
Chị Hạnh vừa kể xong, chị Loan ngồi kế bên liền kể thêm,
- Đâu chỉ thế, mấy hôm sau lại có thêm nhiều hiện tượng lạ liên tiếp xảy ra ở suối.
Lê Chiếu tò mò hỏi
- Là chuyện gì vậy chị?
Chị Loan vẫn với chất giọng bắc, kể tiếp
- Tôi còn nghe, bọn trẻ con ở dưới làng cũng thường hay ra đấy tắm. Một hôm, lúc đi thì ba đứa, nhưng đến khi về thì chỉ còn có hai đứa thôi. Thế là bố mẹ chúng nó, quắng quích đi tìm nhưng không thấy, chả biết chuyện ấy thực hư thế nào. Có người còn bảo, trông thấy một cái xác chết nằm ngay dưới chỗ nước sâu, quần áo rách tả tơi, hai mắt lồi hẳn ra ngoài, hàm răng thì cắn chặt lại trông rất kinh.
Nghe tới đó, Lê Chiếu cảm thấy hoang mang, bởi nếu đúng như lời mọi người kể, thì chắc chắn sẽ có thêm nhiều người khác gặp nguy hiểm. Nghĩ vậy, anh mua nhanh mấy món cần thiết rồi nhanh chóng đi về nhà, dự định sau khi cơm nước xong sẽ kể chuyện này cho hai Ngọc nghe và nhờ cô giúp đỡ.
Về đến nơi, thấy hai Ngọc đã thức dậy, Lê Chiếu xách mớ rau cải ra sau bếp để chuẩn bị cho bữa cơm. Khi cả hai cùng ăn cơm, Lê Chiếu liền kể lại câu chuyện vừa nghe được khi nãy cho hai Ngọc, nghe xong cô hỏi thêm
- Ngoài mấy câu chuyện trên, anh còn biết thêm chuyện gì, liên quan tới con suối đó không?
Lê Chiếu, gật đầu
- Có chứ, mấy chuyện này tui cũng được nghe người trong nhà kể lại. Cách đây nhiều năm, cũng tại con suối này, đã xảy ra nhiều chuyện kỳ quặc khó hiểu, đầu tiên là chuyện của dì Tư, con gái của ông Út.
- “Bữa chiều đó, do bận gói bánh đễ mai cúng đám giỗ, nên gần tới lúc trời tắt nắng dì Tư mới xếp bánh vô nồi xong. Rồi xách theo cây đòn gánh, cùng hai cái thùng thiết ra suối lấy nước về nấu, vì theo lời dì nói là nấu bánh bằng nước suối, thì sẽ thơm ngon hơn là nước giếng.....