• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Ngày hôm sau, Thẩm Lan mang theo một bộ trung y màu trắng, một bộ áo váy bên ngoài bằng lụa thanh lộ, lại mang theo mai tô hoàn, kim sang dược, thuốc an thần bỏ vào một chiếc rương nhỏ bằng gỗ nam, theo Bùi Thận leo lên cỗ xe ngựa khắc hoa phủ gấm, sơn son thếp vàng.

Thân xe được đánh bóng bằng dầu cây trẩu thượng hạng, bên vách làm tủ âm tường kiểu Đa Bảo Cách, bên trên cất sẵn mứt táo khô, hạt thông, thạch lựu, …

Thẩm Lan lấy làm lạ, Bùi Thận vốn xưa nay không thích trà bánh ăn vặt, ghét đồ ngọt ngấy tại sao lại sai người cất những thứ này trong xe. Bùi Thận thấy nàng bước lên, liền nói: “Dậy sớm chưa ăn gì, ăn mấy thứ này lót dạ đi.”

Thẩm Lan đáp lời, lại không ăn được mấy món có hạt, có vỏ, đổ vụn, đành nhặt mấy viên lá liễu lăn đường ngậm cho ngọt miệng.

Bùi Thận nhìn nàng, bật cười: “Đáng lẽ ta cũng không nên ngồi trong xe, nên ra ngoài cưỡi ngựa mới đúng.”

Thẩm Lan giật mình, rất là kinh ngạc nhìn Bùi Thận. Y có ý gì?

Lang kỵ thanh thông mã, thiếp thừa du bích xa, lang ý nùng, thiếp ý nùng, tương phùng Linh Hà trung.(1)

(dịch nghĩa: Chàng cưỡi ngựa đốm, thiếp ngồi xe, chàng có ý, thiếp có tình, gặp nhau ở chùa Linh Hà)

Bùi Thận cười cười trộm nghĩ miên man, trên xe khó đọc sách, thế nên y ngồi yên lặng nhìn Thẩm Lan.

Thẩm Lan bỗng thấy hơi sợ sệt, tới nỗi lá liễu lăn đường đang ngậm cũng trở nên nhạt thếch, như đứng đống lửa, như ngồi đống than mà chờ tới chùa Linh Hà.

Bùi Thận dẫn Thẩm Lan xuống xe, Lâm Bỉnh Trung cùng Trần Tùng Mặc cũng một trái một phải nhảy từ càng xe xuống. Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Chùa Linh Hà là một trong số ít chùa lớn tọa lạc gần kinh đô, nên dù xây cao tận đỉnh núi Linh Hà vẫn khói hương nghi ngút, ngựa xe như nước. Từng bậc thang đá kéo dài lên đến đỉnh, gió táp mưa sa lâu ngày lại thêm bước chân người hành hương dẫm lên, mặt đá giờ đây đã trơn bóng như gương, không gợn chút rêu phong nào.

Trong chùa trồng ngập cây thông theo từng bước đi. Đang vào độ tháng năm, lá thông xanh tươi xòe tán, gió thoảng mây bay, cỏ xanh hoa dại, thỉnh thoảng có đàn ong bay ngang, quả là một khung cảnh tràn đầy hơi thở của tự nhiên.

Thẩm Lan ngắm nhìn cảnh sắc xanh mướt đã lâu chưa gặp, tinh thần bỗng tốt hơn nhiều, theo chân Bùi Thận bước lên những bậc thang đá xanh.

Ba người Bùi Thận, Lâm Bỉnh Trung, Trần Tùng Mặc đều là người tập võ, chỉ mỗi Thẩm Lan là con gái tay yếu chân mềm, mới đi mấy chục bước đã thở hồng hộc.

Thẩm Lan vừa leo vừa nghĩ mấy chục bước này cũng phải leo đến độ cao cỡ tòa nhà ba tầng, chẳng trách nàng thở hồng hộc, lại than thở dãy bậc thang nối đuôi tăm tắp trước mặt bao giờ mới đến cuối, tại sao Bùi Thận một hai phải dắt nàng theo cùng?

Thấy nàng như vậy, Bùi Thận nhíu mày: “Có cần kêu cỗ kiệu tới?”

Nhà giàu phú quý đến viếng chùa chẳng ai tự leo lên núi, toàn bộ đều sai nô bộc trong nhà nhấc kiệu đi lên. Trên con đường này ngoại trừ người đi bộ, thỉnh thoảng có người hầu nâng những cỗ kiệu lớn sơn son phủ gấm leo lên, cũng có vài người mướn kiệu vải bố ở dưới chân núi mà ngồi.

Thẩm Lan vội vàng lắc đầu: “Đa tạ Gia quan tâm, không cần đâu ạ.” Nàng chỉ là một con hầu, tới Bùi Thận còn không ngồi kiệu mà nàng dám ngồi? Thấy mình sống đủ lâu rồi sao?

Bùi Thận liếc nhìn nàng, thong thả phe phẩy cây quạt Kim Xuyên trong tay, chậm rãi theo nàng lên núi.

Y đi chậm, Lâm Bỉnh Trung cùng Trần Tùng Mặc cũng không thể đi nhanh, một hàng bốn người chậm rì rì mà đi.

Thẩm Lan trong lòng khí lạnh trận trận, nàng có thân phận gì mà kiệu xe? Bùi Thận là chủ sao lại phải chăm sóc đầy tớ là nàng?

Vất vả trèo lên đến nơi, mới thấy chùa được xây trên đỉnh núi, đứng giữa tầng mây lơ lửng dõi mắt nhìn quanh. Ngói sáng sơn son, cung vàng điện ngọc, lan can đá, cửa sổ lăng hoa, kinh Phật vạn chữ, cờ vải tung bay. Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Thấy Bùi Thận quần áo không tầm thường, một tiểu sa di mặc áo tăng màu đen tới dẫn bọn họ vào Đại Hùng Bảo Điện.

Bên trong Đại Hùng Bảo Điện thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi kiết già, bảo tướng uy nghi, từ bi thương xót. Trong điện người đến người đi, có thiện nam tín nữ cầu nguyện xin xăm, có tăng nhân đứng bên cạnh giải đoán xăm, hương khói lượn lờ một bức cảnh tượng phồn hoa. Bùi Thận đã tới chùa, cũng vào bái Phật một phen, lại bảo đám người Thẩm Lan, Trần Tùng Mặc, Lâm Bỉnh Trung cũng qua bái Phật.



Thẩm Lan giương mắt nhìn lên tượng Phật thanh tịnh trang nghiêm, gương mặt hiền từ, ngơ ngẩn đứng nhìn tượng Phật một lúc mới hoàn hồn, vội nhắm mắt chắp tay trước ngực, quỳ trên đệm hương bồ, thành tâm thành ý cầu nguyện.

—— Bồ Tát đại từ đại bi, tín nữ Thẩm Lan nếu có thể trở về quê cũ, nhất định sẽ thay Phật Tổ đúc lại kim thân. (2)

Thẩm Lan trước nay tự xưng là người theo chủ nghĩa duy vật, chưa từng có giây phút nào của kiếp này thành kính đến vậy. Giữa khói hương lượn lờ, văng vẳng tiếng các sư thầy tụng kinh, nàng cúi lạy dập đầu ba cái thật mạnh.

Thời gian dường như lắng đọng lại trong khoảnh khắc, ôm trong lòng tràn ngập chờ mong, Thẩm Lan mở mắt ra.

Phật vẫn là Phật trước mặt, người vẫn là người cạnh bên. Tất thảy như cũ, chẳng có gì xảy ra.

Nói gì mà giải bát nan, độ chúng sinh, thập ma thiên thánh thiên linh, vạn xưng vạn ứng, đều là giả thôi.

Thẩm Lan cười cười, cũng không biết là cười bức tượng Phật đất nung này hay là cười nhạo bản thân mình vậy mà lâm vào cảnh phải bấu víu niềm tin vào một bức tượng.

Thấy Thẩm Lan bái lạy xong, Bùi Thận cười hỏi: “Cầu cái gì đó?”

Nghe cấp trên hỏi, Thẩm Lan vốn định nịnh nọt một câu “Cầu cho Gia an khang mạnh khỏe.”

Nhưng lúc này nàng bỗng không còn tâm trạng xun xoe nữa. Cũng không muốn lại lừa dối chính mình.

Thẩm Lan chỉ nói: “Cầu mong có thể sớm ngày về nhà.”

Thấy nàng buồn bã mất mát, Bùi Thận tưởng nàng nhớ về Dương Châu. Vốn tiện đường dẫn nàng ra ngoài giải buồn, nhưng người y đang đợi còn chưa tới. Thôi, tạm kêu nàng đi tìm phòng trống để nghỉ ngơi vậy. Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Y vừa định mở miệng, chợt thấy nơi xa có ông lão mang giày vải xanh, mặc áo trực chuyết (3) bằng lụa, đầu đội khăn xanh, phía sau theo hầu một thư đồng, cười khanh khách bước tới.

“Thủ Tuân, đợi lâu chưa?” Vị lão giả này dù áo quần bình dân nhưng khí độ nho nhã, lại thêm vài phần sảng khoái hào khí, khiến người khác vừa nhìn đã cảm thấy có ấn tượng tốt.

Bùi Thận nhìn thấy người đến liền ra đón, chắp tay thi lễ: “Khổ Trai tiên sinh.”

Lão giả vuốt râu cười đáp: “Thủ Tuân không cần đa lễ, tương phùng tức là duyên, chi bằng cùng ta đi đến phòng thiền ngồi một lát?”

Bùi Thận cung kính đồng ý.

Thẩm Lan đã hiểu, thì ra hai người họ hẹn gặp ở chùa để nói chuyện. Nhưng đó là chuyện gì mà không thể nói trong phủ hay quán trà, một hai phải đến chùa mới nói được?

Nàng nghĩ tới nghĩ lui cũng không có manh mối gì, chỉ đành cụp mi rũ mắt cùng với Lâm Bỉnh Trung, Trần Tùng Mặc đi theo sau.

Tới phòng thiền, Thẩm Lan hơi ngừng lại. Phòng thiền nếu bài trí đơn giản thuần tịnh, một giường một chăn, một bàn một ghế, đó mới giống bình thường. Nhưng căn phòng này vậy mà bày một tấm bình phong sáu cánh vẽ nhụy hoa thạch sơn thủy.

Càng lạ kỳ hơn đó là, bình phong kia căng vải lụa mỏng, mờ mờ ảo ảo có thể thấy được đằng sau có bóng dáng hai người, mà trông tóc tai dáng điệu có thể khẳng định là hai người nữ.

Thẩm Lan sửng sốt, Bùi Thận là đến chùa để xem mắt. Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Nhưng Bùi Thận là con cháu nhà thế gia, mang theo hai nha hoàn hầu hạ cũng là chuyện thường, tự dưng mang mỗi mình nàng làm chi? Cảm thấy mình xem mắt rất thuận lợi? Hay là một lát nữa cần nàng phải giao tiếp với nhà gái? Nhưng nếu muốn giao tiếp vì sao không tìm mẫu thân của y đến?

Thật tình không hiểu nổi ý tưởng của Bùi Thận, Thẩm Lan càng thêm cụp mi rũ mắt. Mỗi khi ra ngoài nàng đều ăn mặc rất nhạt nhẽo đơn giản, lúc này cúi đầu càng không ai nhìn rõ bộ dạng của nàng.

Bùi Thận cùng Khổ Trai tiên sinh bàn Phật luận Đạo, lại chơi cờ phẩm trà, rồi lại trò chuyện về hội họa và thi pháp.

Người này nói rằng bụi bặm trên những bức họa cổ có thể sạch như mới khi ngâm trong nước bồ kết. Người kia gật đầu đồng ý, nói thêm không nên cố tu chỉnh những bức họa cổ. Một người nói, nếu muốn tu chỉnh, ưu tiên nhất là dùng đá đã mài nhẵn bóng. Người kia mỉm cười nói đá vũ hoa tốt lắm, còn hẹn sau này tặng đối phương mấy viên.



Hai người nói cười rộn rã, lại nói đến thơ văn, Bùi Thận tại chỗ xuất khẩu thành thơ để kỉ niệm niềm vui gặp mặt hôm nay.

Khổ Trai hớn hở, Bùi Thận vui vẻ, hai người nói chuyện phá lệ hợp nhau, hẹn ngày sau có dịp lại bàn luận. Bùi Thận lúc này mới chắp tay thi lễ, cung kính rời đi.

Ra ngoài cửa, thấy dáng vẻ Thẩm Lan chừng như đang suy tư điều gì, y hỏi: “Cô có nhận ra vị lão giả này là ai không?”

“Gia gọi ngài ấy là Khổ Trai tiên sinh, có lẽ là một nhân vật lớn ngoài triều.” Vì nếu người này ở trong triều, nhất định sẽ hô chức danh chính thức.

“Không sai.” Bùi Thận khen ngợi, “Trịnh Chử, tự Khổ Trai tiên sinh, là nhân vật lớn trên văn đàn, dù không vào triều làm quan nhưng cũng rất có danh vọng.”

Thẩm Lan đã hiểu. Bùi Thận vốn xuất thân quý tộc, lại thi đậu tiến sĩ chính tông, nếu kết hôn cùng quý tộc hoặc quan lớn trong triều, gia thế lúc này sẽ quá mức to lớn. Cho nên chọn lựa một vị tiểu thư nhà quan nhỏ hoặc con gái của giới văn nhân, những danh sĩ thanh lưu không làm quan là tốt nhất.

Nàng nhớ ngày trước Bùi Thận có từng đi học ở thư viện Lộc Minh, Thẩm Lan hỏi: “Khổ Trai tiên sinh phải chăng chính là sơn trưởng của thư viện Lộc Minh?”

Bùi Thận lắc đầu: “Khổ Trai tiên sinh là bạn tốt của sơn trưởng, trong nhà trữ vạn cuốn sách, là bậc thầy về thư pháp và hội họa vùng Giang Nam.” Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Trên thực tế, danh sách những người được chọn còn có Tế Tửu Quốc Tử Giám – Lâm Tùng, danh gia về vàng đá – Ngụy Tuyên, nhà sưu tầm sách – Phạm Lâm Tu, … Đều là những nhà quan nhỏ hoặc danh sĩ thanh lưu không làm quan nhưng rất có tiếng tăm.

Ngoài này đông người qua lại, hai người không nói gì thêm, nhờ một tiểu sa di dẫn đường đến một gian phòng thiền khác.

Tác giả có chuyện nói:Xe ngựa Đa Bảo Cách chứa đồ ăn xuất từ《 Kim. Bình. Mai phong tục đàm 》Câu thanh thông mã bích du xa, trộn lẫn từ các bài thơ 《 bạch thủ ngâm 》 ( hồ khuê), từ 《 trường tương tư du Tây Hồ 》 ( khang cùng chi)Lam dư (kiệu), bồ kết thủy, đá vũ hoa, đảo lý đều xuất từ 《 vật dư thừa chí 》“giải bát nan, độ chúng sinh, thập ma thiên thánh thiên linh, vạn xưng vạn ứng” xuất từ《 Tây Du Ký 》Chú thích:

(1) Trường tương tư du Tây Hồ:

Ghi chép sớm nhất về Tô Tiểu Tiểu xuất hiện trong tập thơ “Ngọc Đài Tân Vịnh” thời Nam Bắc triều, trong đó có bài “Tiền Đường Tô Tiểu ca” với bốn câu thơ ngắn:

“Thiếp thừa du bích xa

Lang kỵ thanh thông mã

Hà xứ kết đồng tâm

Tây Lăng tùng bách hạ”

Bản dịch thơ của Điệp Luyến Hoa:

Thiếp đi xe du bích,

Chàng cưỡi ngựa đốm xanh.

Đồng tâm nơi nào kết?

Dưới tùng bách Tây Lăng.

Đoạn thơ trên kể về một giai nhân ở Tiền Đường (nay là Hàng Châu) tên là Tô Tiểu Tiểu, nàng đem lòng yêu chàng trai cưỡi con ngựa lông trắng xanh ở Tây Lăng (nay là bờ tây sông Tiền Đường). Ngày ấy, dưới tán cây tùng bách, cả hai đã trao lời thề non hẹn biển, ước nguyện trọn đời bên nhau. (NTDVN.net)

(2) Đúc kim thân cho Phật: xây tượng Phật bằng vàng hoặc mạ/dát vàng

(3) áo trực chuyết: áo may liền thiên sam và quần thành một, phổ biến trong giới chư tăng Phật tử, đến thời kì nhà Minh thì cũng phổ biến trong giới văn nhân, quan lại.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenConvert.NET
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK