Khi bọn tôi đến nhà ông Bách thì thấy cổng nhà và cả cửa nhà đều mở toang nên tôi nghĩ ông ấy đang ở nhà, vậy là ba đứa tôi đi vào nhà ông ấy. Tôi đứng ở cửa nhà, gọi: “Ông Bách ơi…”
Tôi cứ gọi, gọi mấy lần như vậy cũng không có tiếng đáp lại nên cũng biết là ông ấy đã đi ra ngoài nên bọn tôi bất đắc dĩ ở lại trông nhà hộ ông ấy, thật chẳng biết là đi đâu, gấp gáp thế nào mà lại quên không đóng cửa nữa. Tuy là thôn Lĩnh Tinh của tôi rất ít trường hợp bị mất trộm, nhưng ít chứ không phải là không có, nếu đó không phải là người lấy thì cũng là động vật.
Bọn tôi ngồi ở bàn, khi này tôi mới quan sát rõ tổng thể căn nhà của ông Bách. Nhà của ông Bách là một căn nhà cỡ trung với thiết kế cũ kĩ. Ông Bách sống một mình nhưng nhà ông lúc nào cũng sạch sẽ, đến một cái mạng nhện cũng chẳng thấy.
Mà thực ra ông Bách cũng đã từng có vợ con. Vợ ông Bách là bà Hoa, cả hai ông bà có một cậu con trai tên là Vĩnh Kỳ. Nếu như đúng theo vai vế thì tôi phải gọi anh Vĩnh Kỳ là chú nhưng khi tôi còn nhỏ, anh ấy không cho tôi gọi như vậy, nói là nghe già lắm. Anh Vĩnh Kỳ hơn tôi mười ba tuổi, anh ấy là một người rất dịu dàng và đáng mến. Tuy nhiên, vào chín năm trước, thật không may là bà Hoa và anh Vĩnh Kỳ đã mắc bệnh nặng rồi qua đời. Lúc đó anh Vĩnh Kỳ chỉ mới có mười chín tuổi.
Tuy là lúc đó tôi chỉ mới sáu tuổi nhưng tôi cũng biết khi ấy, ông Bách đã rất đau khổ trước cái chết của vợ con mình. Ông đã khóc liên tục mấy ngày, tự trách bản thân rồi có đôi lần nghĩ đến ý định tự tử nhưng thật may là lần nào cũng thất bại. Rồi một tuần sau, cũng nhờ mọi người thường xuyên đến an ủi nên ông cũng nén bi thương mà tiếp tục quay trở lại công việc trưởng thôn của mình. Và cũng kể từ đó thì ông Bách đã sống cô đơn đến tận bây giờ.
Tôi nhớ anh Vĩnh Kỳ lắm, hồi đó tôi rất hay chơi cùng anh, thường được anh bế lên cao rồi còn được anh cõng đi khắp nơi nữa.
Tôi thở dài rồi nhìn lên di ảnh của bà Hoa và anh Vĩnh Kỳ trên bàn thờ, nhìn bát hương vẫn nghi ngút khói tôi tự dưng thấy đau lòng. Nếu bây giờ họ còn sống thì hẳn anh Vĩnh Kỳ đã có vợ và có cháu cho ông Bách bồng rồi, chỉ tiếc là…
Tôi đứng lên rồi đi lại chỗ bàn thờ lấy nhang vì tôi định thắp cho họ. Tôi vươn tay, chuẩn bị chạm vào ống đựng nhang cạnh cái hộc tủ nhỏ của bàn thờ thì đột nhiên nó kêu ‘cạch’ một tiếng rồi rơi ra ngoài kèm theo đó là rất nhiều những cuốn sổ và giấy tờ gì đó rơi đầy dưới sàn.
“An phá gì đấy?” Khánh hỏi rồi bước lại gần.
Tôi nhìn đống giấy lộn xộn dưới chân mình rồi lúng túng: “Không có, không có phá… nó… nó tự rơi mà!” Vừa nói tôi vừa từ từ ngồi xuống rồi xếp lại đống giấy và sổ đó cho thật gọn gàng rồi xếp lại vào trong hộc tủ.
Khánh và Tùng cũng giúp tôi xếp lại nên rất nhanh đã gần xong. Tôi chạm tay đến cuốn sổ cuối cùng thì nhận ra nó rất to và dày màu xanh lục đã gần như là phai màu theo năm tháng. Trên cuốn sổ đó có đề dòng chữ viết bằng tay màu đỏ, nó có nội dung là:
“Ngày tháng năm sinh của tất cả mọi người thôn Lĩnh Tinh 1910.”
“Cái gì thế kia?” Tùng hỏi.
Tôi lắc đầu không biết, nhưng tôi không quan tâm nên định đặt nó vào bên trong thì đột nhiên một cơn gió thổi từ ngoài vào trong mang theo hơi lạnh khiến bọn tôi rùng mình mấy cái. Lạ thật, đây là trong nhà mà?
Tôi lại nhìn xuống cuốn sổ thì nhận ra nó đã bị lật ra mấy trang bởi con gió khi nãy. Lúc này tôi mới thấy bốn chữ số được viết to ở đầu trang, tôi đoán đây là năm. Phía bên dưới thì là tên và ngày tháng sinh.
“Mấy cái tên lạ thế nhỉ? Năm 1910?” Khánh nói, tiện tay lật thêm mấy trang nữa.
Càng lật số năm càng tăng. Tôi cũng có để ý thấy những cái tên sinh vào khoảng tháng 12 đều được khoanh đỏ nhưng nó không nhiều. Bọn tôi đang lật để xem tiếp thì giọng của ông Bách vang lên ngoài cửa:
“Mấy đứa đang làm gì đấy?”
Ba đứa tôi giật nảy lên, không biết Khánh và Tùng như nào chứ tim tôi đã thót lên một cái như thể đang làm điều gì sai trái mà bị bắt gặp vậy. Tôi nuốt ực một cái rồi từ từ đặt cuốn sổ xuống, kéo hai người kia sát lại mình rồi cả ba từ từ đứng lên. Tôi nhìn gương mặt khó hiểu của ông Bách, ấp úng:
“Con… con qua tìm ông ạ.”
Vừa nói xong thì đột nhiên một cơn gió nữa lại ùa vào làm cuốn sổ bị lật thêm mấy trang nữa, tiếng giấy loẹt xoẹt vang lên khe khẽ khiến ba đứa tôi vã mồ hôi vì sợ bị phát hiện. Ông Bách nhìn ra ngoài sau lưng mình rồi quay lại nhìn tụi tôi, nói:
“Kì lạ nhỉ… gió đâu mà thổi vào tận trong nhà.”
Bọn tôi nhìn nhau cười cười. Tôi cười gượng nói: “Kì… kì lạ ha tụi mày?”
Hai người họ ngay lập tức gật đầu. Ông Bách bước vào nhà, xong lại nhìn dáng vẻ của bọn tôi nói: “Hình như khi nãy ta có nghe tiếng giấy?”
Câu nói của ông Bách đánh trúng tim đen của tôi nên tôi lắp bắp: “Có có có tiếng gì đâu ạ? Chắc… chắc ông nghe nhầm á…”
Ông Bách ngạc nhiên, sau đó trả lời: “Vậy à? Mà mấy đứa có việc tìm ta thì lại ghế mà ngồi, sao lại đứng đó?”
Tôi nhìn ông Bách xong lại nhìn cuốn sổ và cái hộc tủ bị rơi vẫn chưa được để lại chỗ cũ thì lại ngần ngừ không muốn đi. Ông Bách cau mày nhìn chúng tôi xong cũng đứng lên rồi từ từ đi lại làm ba đứa tôi sợ đến toát mồ hôi dù bây giờ thời tiết đang rất lạnh. Và sau đó, tôi thấy không thể giấu được nữa nên tôi nhìn hai người bạn của mình rồi gật đầu. Hai người họ hiểu ý nên cũng nhích ra tôi một chút. Ngay lập tức, tôi quay người ra sau rồi cầm cuốn sổ lên, ấp úng:
“Cuốn sổ… cuốn sổ gì đây ạ?”
Ông Bách dừng lại, nheo mắt nhìn cuốn sổ tôi đang cầm trên tay thì tự dưng mặt biến sắc, ông nói: “Sao mấy đứa lại tìm thấy nó? Rõ ràng-”
“Bố đừng mắng các em.”
Ông Bách chưa kịp nói hết câu thì một giọng nói từ đâu vọng lại khiến ông Bách và chúng tôi đứng hình. Ông Bách hai mắt mở to vì ngạc nhiên rồi nhìn lên bàn thờ, tôi định nhìn theo thì cái giọng đó lại vang lên:
“Là do con… bố ạ… Phải cho các em biết chứ… nhỉ?”
Tôi nhìn sang thì lơ mờ thấy hình dáng vô cùng quen thuộc, đó… đó là anh Vĩnh Kỳ! Tôi tưởng mình lại bị hoa mắt nên lấy tay dụi dụi hai mắt nhưng điều kỳ lạ là anh ấy vẫn còn ở đó. Anh ấy đang nhìn tôi, cười mỉm rồi nói:
“Cố lên, anh biết các em làm được.” Nói rồi anh ấy biến mất.
Tôi nghệch mặt ra rồi nhìn ông Bách, tôi thấy hai mắt ông ấy đã đỏ hoe, nhìn rất thương. Thấy gương mặt đó của tôi, Tùng lay lay hỏi:
“Này bị sao đấy? Khi nãy mày có nghe giọng nói của ai đó không?”
Tôi sực tỉnh, xong nghe câu hỏi của Tùng thì gật đầu. Định trả lời lại thì ông Bách đã lên tiếng: “Mau lại ghế ngồi đi, đem cả cuốn sổ đó lại đây.”
Ông Bách nói xong thì ngồi xuống ghế, tôi gật đầu xong nhìn Khánh đang đặt cái hộc tủ bị rơi vào chỗ cũ thì mới từ từ đi lại phía bàn. Ba đứa ngồi ngay ngắn trước mặt ông Bách thì tôi đặt cuốn sổ lên bàn, ấp úng:
“Con… con xin lỗi, con không định tự ý xem đâu ạ…”
Ông Bách xua tay nói: “Không sao, việc này ta cũng định nói với mấy đứa.” Nói xong ông ấy trầm ngâm một lúc, sau đó nói tiếp: “Ta chỉ đang thắc mắc vì sao mấy đứa lại tìm được nó mà thôi.”
“Con định thắp cho bà và anh một nén nhang…” Tôi ngập ngừng, nhìn ra chỗ bàn thờ hai người họ thì tôi tiếp tục: “Khi đi đến chỗ để nhang thì cái hộc tủ tự nhiên rơi xuống, bọn con định cất rồi trả về chỗ cũ nhưng mà khi cầm đến cuốn sổ đó thì một cơn gió giống hệt lúc nãy ùa vào làm cuốn sổ mở nên bọn con mới… bọn con xin lỗi ạ…”
Ông Bách nghe lời giải thích có phần vô lí đó của tôi thì tỏ ra vô cùng ngạc nhiên, xong ông thở dài: “Mấy đứa biết ‘Người được chọn’ là gì rồi đúng không?”
Bọn tôi gật đầu ngay lập tức.
“Vậy thì dễ rồi.” Ông Bách nói, tay lật cuốn sổ rồi quay về hướng của tôi, bàn tay thô ráp của ông chỉ vào những cái tên với ngày tháng sinh được khoanh đỏ thì nói: “Những cái tên và ngày tháng sinh của người được chọn đều được khoanh đỏ lại.”
Tôi ngạc nhiên, xong ngay lập tức hỏi: “Tất cả đều được ghi lại đúng không ạ?”
Ông Bách giật mình xong cũng gật đầu, ngay lúc đó thì Khánh đã cười toe toét nói với tôi: “Vậy thì ‘Người được chọn’ mà chúng ta chưa biết thì bây giờ có thể biết rồi đó!”
Tôi gật đầu, định hỏi mượn thì ông Bách giữ cuốn sổ lại, ngạc nhiên nói: “Ý mấy đứa là vẫn còn ‘Người được chọn’?”
Tôi hào hứng đáp: “Dạ đúng vậy á! Lúc nằm mơ con có gặp chị Nguyệt, chị ấy có đề cập đến việc ngoài cháu ra thì vẫn còn một ‘Người được chọn’ còn sống nữa đó ạ.”
Nghe tôi nói xong thì tự dưng tôi thấy vẻ mặt có hơi e ngại của ông Bách đang nhìn mình, tôi thấy vậy thì mếu máo hỏi: “Ông… ông có phải là đang nghĩ con bịa ra không? Hức… hu-”
Ông Bách thấy tôi mếu máo muốn khóc thì ấp úng xua tay, ông vội vàng nói: “Không, ta không có ý đó… Được rồi! Được rồi ta tin! Đừng, đừng có khóc…”
Tôi gạt nước mắt đi, xong nhoẻn miệng cười, tôi lém lỉnh nói: “Đùa thôi ạ, hihi.”
Ông Bách ngơ ra khoảng một giây, xong lại bật cười hào sảng. Cuối cùng ông Bách cũng cười rồi, nãy giờ ông Bách cứ buồn hiu, cũng may là cách này lại có thể làm ông ấy vui. Tôi thật giỏi!
Một lúc sau, ông Bách ngưng cười, trở lại dáng vẻ nghiêm túc, ông nói: “Lúc nãy ta có thấy con nhìn về phía bàn thờ rồi ngẩn người… Con có thể nói cho ta biết là khi nãy con đã thấy gì không?”
Tôi nhìn qua chỗ bàn thờ rồi thẳng thắn trả lời: “Con thấy anh Vĩnh Kỳ ạ.”
Ông Bách gật đầu trước câu trả lời của tôi, xong tất mọi người im lặng, im lặng đến bất thường, im lặng đến cái mức tôi có thể nghe được tiếng gió thổi. Cứ im lặng như thế đến tận năm phút sau thì ông Bách nói, giọng nhẹ tênh:
“Cái hộc tủ đó vốn dĩ đã bị ta khoá, mỗi ngày đều kiểm tra kĩ càng thì chẳng thấy nó chẳng bị hỏng hóc chỗ nào. Nhưng theo lời An kể thì nó bị rơi khi con vừa đến thì… hẳn đó là điều mà Vĩnh Kỳ muốn con biết.” Nói đến đó thì ông dừng lại, thở hắt ra một cái rồi nói tiếp: “Thôi thì coi như Vĩnh Kỳ đã muốn con biết nên đành vậy… hãy xem đi.”
Nghe ông Bách nói xong thì tôi lại thấy buồn, tôi cầm cuốn sổ rồi kéo lại gần mình hơn. Tôi lật từ từ từng trang, cứ đến mấy trang khoảng từ tháng 12 đến tháng 1 đôi khi là đến tháng hai thì lại xuất hiện những dấu khoanh đỏ nhưng tất nhiên là rất ít. Tôi cứ lật như thế mà không biết bản thân mình vừa bị sót một trang.
Lật một hồi thì tôi lật đến trang có con số 200X to tướng ở đầu trang thì quét mắt từ đầu đến cuối thì thấy tên của chị Nguyệt, khi này tôi mới biết hoá ra là chị ấy sinh cùng ngày cùng tháng với tôi, là ngày 22 tháng 12.
Tiếp tục lật thì tôi cũng đến được năm 200X, là năm sinh của tôi. Vì tò mò liệu ‘Người được chọn’ còn lại có khi nào bằng tuổi với tôi không thì kết quả là không, cả trang chỉ có mỗi cái tên của tôi là được khoanh đỏ. Thở dài một cái, tôi lần lượt lật từng trang, số năm cũng tăng lên dần lên từ năm 20XX là năm sinh của Phi, 20XX là Liên. Kể từ năm của Liên trở về sau thì những năm gần đây chẳng có ai ra đời vào ngày tuyết đầu mùa nữa nên từ đầu đến cuối chỉ có một màu mực xanh nhìn rất mướt mắt.
Tôi đẩy cuốn sổ ra một chút rồi thở dài thất vọng. Thấy tôi như vậy thì ông Bách hỏi: “Sao thế? Có tra được là ai không?”
Tôi lắc đầu, tay thì đóng cuốn sổ lại. Ông Bách nói: “Vậy à…”
Nhưng sau đó tôi không cam tâm nên tôi lại mở quyển sổ ra, định sẽ xem lại một lần nữa thì ông Bách chặn tay tôi lại, nói: “Bây giờ cũng một giờ trưa rồi đấy, mau về nhà cơm nước đi mấy đứa này.”
Cái gì? Chỉ mới có một chút thôi mà đã một giờ trưa rồi á? Nghe vậy nên tôi lật đật kéo ba đứa kia đứng lên rồi nói: “Dạ thế ạ? Thế bọn cháu về nha, tạm biệt ông.”
“Ừ, đi đứng cẩn thận.” Ông Bách cười hiền. “Nhất là con An đấy nhé, nhỏ người mà cứ thích chạy lung tung, hai đứa nhớ không được cho nó chạy vào rừng nghe chưa?”
Nghe ông Bách nói mình như vậy thì tôi phồng má phụng phịu: “Con có đâu ạ! Với cả nhỏ người mới đáng yêu chứ.” Nhìn sang Khánh và Tùng đứng hai bên mình, tôi chớp chớp mắt nói: “Đúng hông nè?”
Hai người đó đứng hình khi nghe tôi nói bằng cái giọng nũng nịu mè nheo đó, năm giây sau thì cả hai cùng nôn khan khiến tôi cau mày xong nhanh tay đánh hai đứa, mỗi đứa một cái vào đầu. Khi bọn tôi đang ganh nhau thì nghe giọng ông Bách cười ồ ồ thì dừng lại, cả ba nhìn nhau rồi tự dưng cũng mỉm cười khi thấy ông Bách đã có vẻ phấn chấn hơn, dù là ban nãy tôi đã chọc cho ông cười rồi, nhưng lúc đó tôi vẫn thấy ông có một nét gì đó rất buồn.
Bọn tôi chào tạm biệt ông ấy rồi ra về. Ngoài trời gió thổi ù ù lạnh cóng, tôi đi giữa hai người bạn mà cả người vẫn run lên bần bật vì lạnh. Tôi lạnh quá, chỉ biết vừa đi vừa chà xát hai tay vào nhau. Đang làm như thế thì đột nhiên cả hai tay tôi bị hai người bên nắm lấy rồi để vào túi áo khoác của họ. Tôi bị bất ngờ nên nhìn lên, thấy hai người hai người vẫn nhìn thẳng thì tự dưng cảm thấy ấm áp vô cùng.
“Tao đúng là có phước mới có hai người bạn tốt nhất trên đời như tụi mày đó.” Tôi vừa nói vừa cười.
“Cười ngốc quá.” Khánh và Tùng đồng thanh với hai bên má đã hơi ửng hồng.
Rồi cả ba bọn tôi bật cười khanh khách đầy vui vẻ, bước đi trên tuyết, lại nhìn bầu trời âm u thì trong lòng tôi tự nhủ sẽ kết thúc chuyện này thật nhanh để không có bất kì một gia đình nào phải chịu sự mất mát nữa, bấy nhiêu đó đã là quá đủ rồi.
Hết chương 19.
Tôi cứ gọi, gọi mấy lần như vậy cũng không có tiếng đáp lại nên cũng biết là ông ấy đã đi ra ngoài nên bọn tôi bất đắc dĩ ở lại trông nhà hộ ông ấy, thật chẳng biết là đi đâu, gấp gáp thế nào mà lại quên không đóng cửa nữa. Tuy là thôn Lĩnh Tinh của tôi rất ít trường hợp bị mất trộm, nhưng ít chứ không phải là không có, nếu đó không phải là người lấy thì cũng là động vật.
Bọn tôi ngồi ở bàn, khi này tôi mới quan sát rõ tổng thể căn nhà của ông Bách. Nhà của ông Bách là một căn nhà cỡ trung với thiết kế cũ kĩ. Ông Bách sống một mình nhưng nhà ông lúc nào cũng sạch sẽ, đến một cái mạng nhện cũng chẳng thấy.
Mà thực ra ông Bách cũng đã từng có vợ con. Vợ ông Bách là bà Hoa, cả hai ông bà có một cậu con trai tên là Vĩnh Kỳ. Nếu như đúng theo vai vế thì tôi phải gọi anh Vĩnh Kỳ là chú nhưng khi tôi còn nhỏ, anh ấy không cho tôi gọi như vậy, nói là nghe già lắm. Anh Vĩnh Kỳ hơn tôi mười ba tuổi, anh ấy là một người rất dịu dàng và đáng mến. Tuy nhiên, vào chín năm trước, thật không may là bà Hoa và anh Vĩnh Kỳ đã mắc bệnh nặng rồi qua đời. Lúc đó anh Vĩnh Kỳ chỉ mới có mười chín tuổi.
Tuy là lúc đó tôi chỉ mới sáu tuổi nhưng tôi cũng biết khi ấy, ông Bách đã rất đau khổ trước cái chết của vợ con mình. Ông đã khóc liên tục mấy ngày, tự trách bản thân rồi có đôi lần nghĩ đến ý định tự tử nhưng thật may là lần nào cũng thất bại. Rồi một tuần sau, cũng nhờ mọi người thường xuyên đến an ủi nên ông cũng nén bi thương mà tiếp tục quay trở lại công việc trưởng thôn của mình. Và cũng kể từ đó thì ông Bách đã sống cô đơn đến tận bây giờ.
Tôi nhớ anh Vĩnh Kỳ lắm, hồi đó tôi rất hay chơi cùng anh, thường được anh bế lên cao rồi còn được anh cõng đi khắp nơi nữa.
Tôi thở dài rồi nhìn lên di ảnh của bà Hoa và anh Vĩnh Kỳ trên bàn thờ, nhìn bát hương vẫn nghi ngút khói tôi tự dưng thấy đau lòng. Nếu bây giờ họ còn sống thì hẳn anh Vĩnh Kỳ đã có vợ và có cháu cho ông Bách bồng rồi, chỉ tiếc là…
Tôi đứng lên rồi đi lại chỗ bàn thờ lấy nhang vì tôi định thắp cho họ. Tôi vươn tay, chuẩn bị chạm vào ống đựng nhang cạnh cái hộc tủ nhỏ của bàn thờ thì đột nhiên nó kêu ‘cạch’ một tiếng rồi rơi ra ngoài kèm theo đó là rất nhiều những cuốn sổ và giấy tờ gì đó rơi đầy dưới sàn.
“An phá gì đấy?” Khánh hỏi rồi bước lại gần.
Tôi nhìn đống giấy lộn xộn dưới chân mình rồi lúng túng: “Không có, không có phá… nó… nó tự rơi mà!” Vừa nói tôi vừa từ từ ngồi xuống rồi xếp lại đống giấy và sổ đó cho thật gọn gàng rồi xếp lại vào trong hộc tủ.
Khánh và Tùng cũng giúp tôi xếp lại nên rất nhanh đã gần xong. Tôi chạm tay đến cuốn sổ cuối cùng thì nhận ra nó rất to và dày màu xanh lục đã gần như là phai màu theo năm tháng. Trên cuốn sổ đó có đề dòng chữ viết bằng tay màu đỏ, nó có nội dung là:
“Ngày tháng năm sinh của tất cả mọi người thôn Lĩnh Tinh 1910.”
“Cái gì thế kia?” Tùng hỏi.
Tôi lắc đầu không biết, nhưng tôi không quan tâm nên định đặt nó vào bên trong thì đột nhiên một cơn gió thổi từ ngoài vào trong mang theo hơi lạnh khiến bọn tôi rùng mình mấy cái. Lạ thật, đây là trong nhà mà?
Tôi lại nhìn xuống cuốn sổ thì nhận ra nó đã bị lật ra mấy trang bởi con gió khi nãy. Lúc này tôi mới thấy bốn chữ số được viết to ở đầu trang, tôi đoán đây là năm. Phía bên dưới thì là tên và ngày tháng sinh.
“Mấy cái tên lạ thế nhỉ? Năm 1910?” Khánh nói, tiện tay lật thêm mấy trang nữa.
Càng lật số năm càng tăng. Tôi cũng có để ý thấy những cái tên sinh vào khoảng tháng 12 đều được khoanh đỏ nhưng nó không nhiều. Bọn tôi đang lật để xem tiếp thì giọng của ông Bách vang lên ngoài cửa:
“Mấy đứa đang làm gì đấy?”
Ba đứa tôi giật nảy lên, không biết Khánh và Tùng như nào chứ tim tôi đã thót lên một cái như thể đang làm điều gì sai trái mà bị bắt gặp vậy. Tôi nuốt ực một cái rồi từ từ đặt cuốn sổ xuống, kéo hai người kia sát lại mình rồi cả ba từ từ đứng lên. Tôi nhìn gương mặt khó hiểu của ông Bách, ấp úng:
“Con… con qua tìm ông ạ.”
Vừa nói xong thì đột nhiên một cơn gió nữa lại ùa vào làm cuốn sổ bị lật thêm mấy trang nữa, tiếng giấy loẹt xoẹt vang lên khe khẽ khiến ba đứa tôi vã mồ hôi vì sợ bị phát hiện. Ông Bách nhìn ra ngoài sau lưng mình rồi quay lại nhìn tụi tôi, nói:
“Kì lạ nhỉ… gió đâu mà thổi vào tận trong nhà.”
Bọn tôi nhìn nhau cười cười. Tôi cười gượng nói: “Kì… kì lạ ha tụi mày?”
Hai người họ ngay lập tức gật đầu. Ông Bách bước vào nhà, xong lại nhìn dáng vẻ của bọn tôi nói: “Hình như khi nãy ta có nghe tiếng giấy?”
Câu nói của ông Bách đánh trúng tim đen của tôi nên tôi lắp bắp: “Có có có tiếng gì đâu ạ? Chắc… chắc ông nghe nhầm á…”
Ông Bách ngạc nhiên, sau đó trả lời: “Vậy à? Mà mấy đứa có việc tìm ta thì lại ghế mà ngồi, sao lại đứng đó?”
Tôi nhìn ông Bách xong lại nhìn cuốn sổ và cái hộc tủ bị rơi vẫn chưa được để lại chỗ cũ thì lại ngần ngừ không muốn đi. Ông Bách cau mày nhìn chúng tôi xong cũng đứng lên rồi từ từ đi lại làm ba đứa tôi sợ đến toát mồ hôi dù bây giờ thời tiết đang rất lạnh. Và sau đó, tôi thấy không thể giấu được nữa nên tôi nhìn hai người bạn của mình rồi gật đầu. Hai người họ hiểu ý nên cũng nhích ra tôi một chút. Ngay lập tức, tôi quay người ra sau rồi cầm cuốn sổ lên, ấp úng:
“Cuốn sổ… cuốn sổ gì đây ạ?”
Ông Bách dừng lại, nheo mắt nhìn cuốn sổ tôi đang cầm trên tay thì tự dưng mặt biến sắc, ông nói: “Sao mấy đứa lại tìm thấy nó? Rõ ràng-”
“Bố đừng mắng các em.”
Ông Bách chưa kịp nói hết câu thì một giọng nói từ đâu vọng lại khiến ông Bách và chúng tôi đứng hình. Ông Bách hai mắt mở to vì ngạc nhiên rồi nhìn lên bàn thờ, tôi định nhìn theo thì cái giọng đó lại vang lên:
“Là do con… bố ạ… Phải cho các em biết chứ… nhỉ?”
Tôi nhìn sang thì lơ mờ thấy hình dáng vô cùng quen thuộc, đó… đó là anh Vĩnh Kỳ! Tôi tưởng mình lại bị hoa mắt nên lấy tay dụi dụi hai mắt nhưng điều kỳ lạ là anh ấy vẫn còn ở đó. Anh ấy đang nhìn tôi, cười mỉm rồi nói:
“Cố lên, anh biết các em làm được.” Nói rồi anh ấy biến mất.
Tôi nghệch mặt ra rồi nhìn ông Bách, tôi thấy hai mắt ông ấy đã đỏ hoe, nhìn rất thương. Thấy gương mặt đó của tôi, Tùng lay lay hỏi:
“Này bị sao đấy? Khi nãy mày có nghe giọng nói của ai đó không?”
Tôi sực tỉnh, xong nghe câu hỏi của Tùng thì gật đầu. Định trả lời lại thì ông Bách đã lên tiếng: “Mau lại ghế ngồi đi, đem cả cuốn sổ đó lại đây.”
Ông Bách nói xong thì ngồi xuống ghế, tôi gật đầu xong nhìn Khánh đang đặt cái hộc tủ bị rơi vào chỗ cũ thì mới từ từ đi lại phía bàn. Ba đứa ngồi ngay ngắn trước mặt ông Bách thì tôi đặt cuốn sổ lên bàn, ấp úng:
“Con… con xin lỗi, con không định tự ý xem đâu ạ…”
Ông Bách xua tay nói: “Không sao, việc này ta cũng định nói với mấy đứa.” Nói xong ông ấy trầm ngâm một lúc, sau đó nói tiếp: “Ta chỉ đang thắc mắc vì sao mấy đứa lại tìm được nó mà thôi.”
“Con định thắp cho bà và anh một nén nhang…” Tôi ngập ngừng, nhìn ra chỗ bàn thờ hai người họ thì tôi tiếp tục: “Khi đi đến chỗ để nhang thì cái hộc tủ tự nhiên rơi xuống, bọn con định cất rồi trả về chỗ cũ nhưng mà khi cầm đến cuốn sổ đó thì một cơn gió giống hệt lúc nãy ùa vào làm cuốn sổ mở nên bọn con mới… bọn con xin lỗi ạ…”
Ông Bách nghe lời giải thích có phần vô lí đó của tôi thì tỏ ra vô cùng ngạc nhiên, xong ông thở dài: “Mấy đứa biết ‘Người được chọn’ là gì rồi đúng không?”
Bọn tôi gật đầu ngay lập tức.
“Vậy thì dễ rồi.” Ông Bách nói, tay lật cuốn sổ rồi quay về hướng của tôi, bàn tay thô ráp của ông chỉ vào những cái tên với ngày tháng sinh được khoanh đỏ thì nói: “Những cái tên và ngày tháng sinh của người được chọn đều được khoanh đỏ lại.”
Tôi ngạc nhiên, xong ngay lập tức hỏi: “Tất cả đều được ghi lại đúng không ạ?”
Ông Bách giật mình xong cũng gật đầu, ngay lúc đó thì Khánh đã cười toe toét nói với tôi: “Vậy thì ‘Người được chọn’ mà chúng ta chưa biết thì bây giờ có thể biết rồi đó!”
Tôi gật đầu, định hỏi mượn thì ông Bách giữ cuốn sổ lại, ngạc nhiên nói: “Ý mấy đứa là vẫn còn ‘Người được chọn’?”
Tôi hào hứng đáp: “Dạ đúng vậy á! Lúc nằm mơ con có gặp chị Nguyệt, chị ấy có đề cập đến việc ngoài cháu ra thì vẫn còn một ‘Người được chọn’ còn sống nữa đó ạ.”
Nghe tôi nói xong thì tự dưng tôi thấy vẻ mặt có hơi e ngại của ông Bách đang nhìn mình, tôi thấy vậy thì mếu máo hỏi: “Ông… ông có phải là đang nghĩ con bịa ra không? Hức… hu-”
Ông Bách thấy tôi mếu máo muốn khóc thì ấp úng xua tay, ông vội vàng nói: “Không, ta không có ý đó… Được rồi! Được rồi ta tin! Đừng, đừng có khóc…”
Tôi gạt nước mắt đi, xong nhoẻn miệng cười, tôi lém lỉnh nói: “Đùa thôi ạ, hihi.”
Ông Bách ngơ ra khoảng một giây, xong lại bật cười hào sảng. Cuối cùng ông Bách cũng cười rồi, nãy giờ ông Bách cứ buồn hiu, cũng may là cách này lại có thể làm ông ấy vui. Tôi thật giỏi!
Một lúc sau, ông Bách ngưng cười, trở lại dáng vẻ nghiêm túc, ông nói: “Lúc nãy ta có thấy con nhìn về phía bàn thờ rồi ngẩn người… Con có thể nói cho ta biết là khi nãy con đã thấy gì không?”
Tôi nhìn qua chỗ bàn thờ rồi thẳng thắn trả lời: “Con thấy anh Vĩnh Kỳ ạ.”
Ông Bách gật đầu trước câu trả lời của tôi, xong tất mọi người im lặng, im lặng đến bất thường, im lặng đến cái mức tôi có thể nghe được tiếng gió thổi. Cứ im lặng như thế đến tận năm phút sau thì ông Bách nói, giọng nhẹ tênh:
“Cái hộc tủ đó vốn dĩ đã bị ta khoá, mỗi ngày đều kiểm tra kĩ càng thì chẳng thấy nó chẳng bị hỏng hóc chỗ nào. Nhưng theo lời An kể thì nó bị rơi khi con vừa đến thì… hẳn đó là điều mà Vĩnh Kỳ muốn con biết.” Nói đến đó thì ông dừng lại, thở hắt ra một cái rồi nói tiếp: “Thôi thì coi như Vĩnh Kỳ đã muốn con biết nên đành vậy… hãy xem đi.”
Nghe ông Bách nói xong thì tôi lại thấy buồn, tôi cầm cuốn sổ rồi kéo lại gần mình hơn. Tôi lật từ từ từng trang, cứ đến mấy trang khoảng từ tháng 12 đến tháng 1 đôi khi là đến tháng hai thì lại xuất hiện những dấu khoanh đỏ nhưng tất nhiên là rất ít. Tôi cứ lật như thế mà không biết bản thân mình vừa bị sót một trang.
Lật một hồi thì tôi lật đến trang có con số 200X to tướng ở đầu trang thì quét mắt từ đầu đến cuối thì thấy tên của chị Nguyệt, khi này tôi mới biết hoá ra là chị ấy sinh cùng ngày cùng tháng với tôi, là ngày 22 tháng 12.
Tiếp tục lật thì tôi cũng đến được năm 200X, là năm sinh của tôi. Vì tò mò liệu ‘Người được chọn’ còn lại có khi nào bằng tuổi với tôi không thì kết quả là không, cả trang chỉ có mỗi cái tên của tôi là được khoanh đỏ. Thở dài một cái, tôi lần lượt lật từng trang, số năm cũng tăng lên dần lên từ năm 20XX là năm sinh của Phi, 20XX là Liên. Kể từ năm của Liên trở về sau thì những năm gần đây chẳng có ai ra đời vào ngày tuyết đầu mùa nữa nên từ đầu đến cuối chỉ có một màu mực xanh nhìn rất mướt mắt.
Tôi đẩy cuốn sổ ra một chút rồi thở dài thất vọng. Thấy tôi như vậy thì ông Bách hỏi: “Sao thế? Có tra được là ai không?”
Tôi lắc đầu, tay thì đóng cuốn sổ lại. Ông Bách nói: “Vậy à…”
Nhưng sau đó tôi không cam tâm nên tôi lại mở quyển sổ ra, định sẽ xem lại một lần nữa thì ông Bách chặn tay tôi lại, nói: “Bây giờ cũng một giờ trưa rồi đấy, mau về nhà cơm nước đi mấy đứa này.”
Cái gì? Chỉ mới có một chút thôi mà đã một giờ trưa rồi á? Nghe vậy nên tôi lật đật kéo ba đứa kia đứng lên rồi nói: “Dạ thế ạ? Thế bọn cháu về nha, tạm biệt ông.”
“Ừ, đi đứng cẩn thận.” Ông Bách cười hiền. “Nhất là con An đấy nhé, nhỏ người mà cứ thích chạy lung tung, hai đứa nhớ không được cho nó chạy vào rừng nghe chưa?”
Nghe ông Bách nói mình như vậy thì tôi phồng má phụng phịu: “Con có đâu ạ! Với cả nhỏ người mới đáng yêu chứ.” Nhìn sang Khánh và Tùng đứng hai bên mình, tôi chớp chớp mắt nói: “Đúng hông nè?”
Hai người đó đứng hình khi nghe tôi nói bằng cái giọng nũng nịu mè nheo đó, năm giây sau thì cả hai cùng nôn khan khiến tôi cau mày xong nhanh tay đánh hai đứa, mỗi đứa một cái vào đầu. Khi bọn tôi đang ganh nhau thì nghe giọng ông Bách cười ồ ồ thì dừng lại, cả ba nhìn nhau rồi tự dưng cũng mỉm cười khi thấy ông Bách đã có vẻ phấn chấn hơn, dù là ban nãy tôi đã chọc cho ông cười rồi, nhưng lúc đó tôi vẫn thấy ông có một nét gì đó rất buồn.
Bọn tôi chào tạm biệt ông ấy rồi ra về. Ngoài trời gió thổi ù ù lạnh cóng, tôi đi giữa hai người bạn mà cả người vẫn run lên bần bật vì lạnh. Tôi lạnh quá, chỉ biết vừa đi vừa chà xát hai tay vào nhau. Đang làm như thế thì đột nhiên cả hai tay tôi bị hai người bên nắm lấy rồi để vào túi áo khoác của họ. Tôi bị bất ngờ nên nhìn lên, thấy hai người hai người vẫn nhìn thẳng thì tự dưng cảm thấy ấm áp vô cùng.
“Tao đúng là có phước mới có hai người bạn tốt nhất trên đời như tụi mày đó.” Tôi vừa nói vừa cười.
“Cười ngốc quá.” Khánh và Tùng đồng thanh với hai bên má đã hơi ửng hồng.
Rồi cả ba bọn tôi bật cười khanh khách đầy vui vẻ, bước đi trên tuyết, lại nhìn bầu trời âm u thì trong lòng tôi tự nhủ sẽ kết thúc chuyện này thật nhanh để không có bất kì một gia đình nào phải chịu sự mất mát nữa, bấy nhiêu đó đã là quá đủ rồi.
Hết chương 19.