– Các vị hãy đứng lên đi.
Lý Mục kêu dân chúng quỳ xuống đứng dậy, nhìn người đàn ông trung niên dẫn đầu kia, ánh mắt lướt qua đôi chân và bàn chân có làn da nứt nẻ như mai rùa và bàn tay có các khớp bị biến dạng của anh ta.
– Ngươi là thợ thủ công? Ngươi đuổi theo ta có việc gì?
Người đàn ông ngẩng lên:
– Đại Tư mã, tôi đúng là thợ thủ công. Người Tiên Bi muốn mượn sông Đại Hà dẫn nước chảy ngược vào đồng bằng. Khi tôi trốn thoát, mực nước sông Đại Hà đã cao hơn chỗ trũng hai bên vài thước, trông giống như một con sông treo. Bây giờ hy vọng duy nhất chính là Đại Tư Mã có thể cứu giúp. Nếu Đại Tư Mã không chịu giúp đỡ, một khi đê kè bị vỡ, mấy chục quận huyện trong bán kính sông thuộc Lạc Dương đều sẽ biến thành biển rộng mênh mông, không một ai có thể may mắn thoát khỏi. Nơi đây sông Giản Hà thông với Lạc Hà, một khi sông chảy ngược, e rằng không ai có thể may mắn thoát được.
Giọng nói của người đàn ông run rẩy, khuôn mặt đầy bùn, khó có thể phân biệt được khuôn mặt nguyên bản, ngoại trừ một đôi mắt đỏ hoe tràn đầy sợ hãi, lo lắng và lé loi hy vọng.
Anh ta vừa nói xong, tất cả thôn dân bởi vì anh ta hỏi thăm được tin tức về tuyến đường hành quân của đại quân Lý Mục mà cũng đuổi theo sau cũng theo anh ta khổ sở cầu xin.
Một khi Hoàng Hà bị chặn đường chảy, giống như trời sụp đất nứt, cộng thêm mưa lớn mấy ngày, lũ lụt dữ dội hung hãn như thế nào rất nhiều thế hệ dân chúng cư trú ven bờ Hoàng Hà có ai mà không biết?
Giữa tiếng than khóc, một ông cụ đến từ thôn Hứa lau nước mắt nói:
– Đại Tư Mã, lão hủ chính là trưởng thôn của thôn Hứa, tuổi già sinh bệnh, mấy ngày trước vẫn nằm ốm liệt giường. Cũng vào hôm qua lão đây mới biết đoàn người của Đại Tư mã đi ngang qua cửa thôn muốn tránh mưa mà bị từ chối. Tôi chỉ biết trách người trong thôn có mắt như mù mà thôi. Sau khi đoạt được nơi đây, chúng tôi cứ tưởng rằng hoàng đế người Tiên Bi sẽ coi chúng tôi như con người. Người trong thôn tôi ngu dốt, đã mạo phạm Đại Tư Mã. Khẩn cầu Đại Tư Mã đại nhân đại lượng, cứu khổ cứu nạn chúng tôi!
Ông cụ dẫn thôn dân phía sau ngượng ngùng không dám ngẩng đầu quỳ lạy trong vũng nước bùn.
Lý Mục vội vàng xuống ngựa nâng ông cụ đứng lên.
Ông lão nước mắt giàn giụa, không chịu đứng dậy, tiếp tục tố cáo:
– Nửa thế kỷ trước, khi mà lão hủ vẫn còn là một đứa bé, lão đây vẫn còn nhớ năm đó sông lớn bị vỡ đê, mấy chục quận huyện trong phạm vi chỉ trong một đêm đã biến thành đại dương mênh mông. Người nhà của lão hủ đều chết ở trong trận lũ lụt đó. Sau khi lũ rút, dòng sông đổi hướng, nhiều năm sau mới ổn định lại. Hiện tại nếu như lời của người thợ thủ công này nói là thật, hoàng đế Tiên Bi kia muốn dẫn nước chảy ngược, cộng thêm mưa lớn như vậy trong nhiều ngày, thế nước chỉ sợ còn lớn hơn so với trận lũ lụt của nửa thế kỷ trước. Thiên tai nhân họa, người bình thường như chúng ta đều khó mà có con đường sống.
Ông lão khóc lóc nói.
Lý Mục sai người đỡ ông già đứng lên, nói với người thợ thủ công:
– Ngươi đi theo ta.
Thợ thủ công cuống quít đứng lên đi theo hắn.
Lý Mục dẫn anh ta đi vào trong lều quân trướng ven đường, nói:
– Tình huống cụ thể như nào ngươi hãy thuật lại từ đầu đi.
Thợ thủ công rất cảm kích. Người đàn ông cao lớn thô kệch còn chưa nói thì đã nghẹn ngào, mắt đỏ hoe, kể lại toàn bộ những gì mà mình biết.
Ba năm trước, Mộ Dung Thế đánh hạ Lạc Dương không lâu đã điều động dân phu khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi các nơi, trong đó có Thượng Tân Khẩu.
Thượng Tân Khẩu nằm ở hạ du sông Lạc Thủy chảy qua Lạc Dương, cũng là nơi hợp lưu của một số con sông gần đó, cũng nằm ở khúc quanh của sông Hoàng Hà, nơi nước và nước thông với nhau. Mỗi khi đến mùa nước lớn, thường xảy ra hiện tượng nước từ sông Hoàng Hà đổ ngược vào sông Lạc Thủy, cao hơn đê, nhấn chìm đồng ruộng, làng mạc thôn xóm hai bên bờ. Dân chúng chịu khổ trường kỳ. Nhưng mà bởi vì quy mô không lớn, hơn nữa từ trước đây triều đình Bắc Hạ không hề quan tâm đ ến chuyện này, cũng chỉ đành phải chịu đựng và sống sót như thế.
Thợ thủ công này tên là Vương Hành Ngũ, là người Thượng Tân, tổ tiên đều là thợ thủ công, từ nhỏ anh ta đã rất thông minh, làm việc rất có tâm và có nhiều kinh nghiệm trong việc thủy lợi. Biết quê hương thường bị lũ lụt, nhiều năm trước, anh ta đã đi thăm dò địa thế, vẽ bản vẽ rồi sau đó kiến nghị trình lên quan phủ Bắc Hạ, cầu xin tu sửa đê kè vùng này, tích trữ nước khi mực nước thấp và xả nước khi nước đầy để ngăn chặn lũ lụt. Nhưng mà triều đình Bắc Hạ lại không quan tâm tới, anh ta cũng không thể làm gì khác.
Không ngờ rằng khi hoàng đế Bắc Yến vừa tới lại muốn xây dựng đê kè, cũng biết đến tên tuổi của anh ta, mời anh ta đến chủ trì việc tu sửa. Vương Hành Ngũ mừng rỡ vô cùng, mang theo nam đinh toàn thôn tới cửa sông dẫn dắt dân phu bắt đầu xây dựng công sự. Vượt qua bao khó khăn, phải mất hơn hai năm, vào mấy tháng trước, con đê điều chỉnh mực nước theo độ cao tự nhiên của địa hình cuối cùng đã được xây dựng xong.
Ngay khi nhóm người Vương Hành Ngũ được ủng hộ cùng với dân chúng phụ cận đang vô cùng mang ơn Mộ Dung Thế hoàng đế Bắc Yến thì cơn ác mộng đã xảy ra.
Gần đây mưa to liên tục không ngừng. Bắt đầu từ bảy tám ngày tước, mặt nước sông Lạc Thủy dần dần dâng lên, nước tích tụ trong thôn, Vương Hành Ngũ không yên lòng, mang theo một nhóm thợ thủ công muốn đi xem xét tình huống trên đê, bất ngờ phát hiện ra đê kè đã bị một đội quân chiếm đóng.
Nếu chỉ vậy thôi thì không sao, nhưng làm anh ta hoảng sợ chính là hoạt động của con đê.
Hiện tại Hoàng Hà đang mùa lũ, hơn nữa mưa lớn nhiều ngày đáng lẽ phải xả lũ để đảm bảo nước sông có thể chảy qua ngã tư con sông một cách thuận lợi, nhưng anh ta không ngờ rằng đê điều thực sự đã bị đóng lại. Chẳng những không giúp xả lũ mà ngược lại giống như muốn ép thiết lập một con đập được bổ sung thêm vào dòng sông để chặn dòng nước.
Thượng nguồn mưa to, nước sông Hoàng Hà xối xả tràn vào, bị đập chặn ở đây, cưỡng ép rẽ đường, buộc phải đổ vào Lạc Thủy, Lạc Thủy kéo theo lũ từ thượng nguồn đổ xuống dưới, hai dòng gặp nhau, sóng lớn ngập trời, mực nước càng không ngừng dâng lên, tác động sâu vào đường sông hai bên.
Một khi con đê bị xé toạc, trong nháy mắt sẽ sụp đổ hàng ngàn dặm, khi nước sông chảy ngược, Lạc Dương và các quận khác sẽ phát sinh hậu quả nặng nề và bi thảm, Vương Hành Ngũ quá biết rõ điều này.
Anh ta vô cùng sợ hãi và cố gắng ngăn cản, nhưng lại bị binh lính Tiên Bi đánh đập và đuổi đi. Thôn dân đồng hành theo mấy người đã bị đánh đến thương nặng hộc máu, bị bắt quay trở về. Họ vừa sợ hãi vừa bối rối không hiểu, con đê đã tốn không ít sức người sức của mất hơn hai năm mới xây dựng xong lẽ ra phải tạo phúc cho dân, tại sao binh lính lại làm như thế.
Mãi đến tận đêm khuya, một vị quan nhỏ phụ trách sông ngòi ngày thường vẫn tiếp xúc với anh ta mới bí mật tìm kiếm anh ta, nói mình đang chuẩn bị bỏ trốn, cũng kêu anh ta nhân lúc còn sớm mau dẫn người nhà chạy trốn đi, bấy giờ anh ta mới biết được thì ra hoàng đế Bắc Yến Mộ Dung Thế lại có ý muốn tích nước nhấn chìm Lạc Dương như thế.
Ngay sau đó, lại có tin tức lan truyền rằng sở dĩ gã lập kế hoạch như vậy là nhằm ngăn chặn quân của Lý Mục khỏi cuộc xâm lược phương Bắc của Nam triều.
Mực nước tiếp tục dâng lên, tin tức một truyền mười, mười truyền trăm, chẳng mấy chốc, mọi người ở khu vực xung quanh đều biết về nó.
Một khi toàn bộ lòng sông sụp đổ, Lạc Dương cùng các quận huyện khác sẽ bị lũ lụt nuốt chửng, mà nơi này sẽ ngay lập tức bị san bằng trước nhất. Làm sao những người đã sinh sống qua nhiều thế hệ trên mảnh đất này lại có thể bỏ nhà cửa như thế này, nhiều người lao vào tranh cãi với binh lính Tiên Bi, cuộc tranh cãi lập tức biến thành một cuộc thảm sát.
Mấy thân tộc của Vương Hành Ngũ cũng đã bị gi3t chết.
Tin tức lan truyền như một trận dịch, những người bất lực chỉ biết ôm đồ đạc trong nước mắt chạy trốn đến vùng núi có địa thế cao có thể cho họ tạm dừng chân.
Nhìn thấy con đê mà mình đã bỏ ra vô số công sức xây dựng hóa ra lại là thủ phạm chính gây ra sự tàn phá quê hương, Vương Hành Ngũ vô cùng đau buồn, trong sự tuyệt vọng, nghĩ tới Lý Mục người Nam Triều thời gian trước từng có lời đồn sắp đánh tới Lạc Dương, ôm tia hy vọng cuối cùng, anh ta không màng tất cả mà đuổi tới đây, hy vọng đại quân của hắn mau chóng đi tới Thượng Tân, trước khi con đê bị vỡ thì mở đê, giải phóng nước đã bị tích trữ ra.
Sắc mặt Lý Mục trở nên cực kỳ nghiêm trọng, trầm ngâm một lát, hỏi anh ta:
– Theo ngươi, Thượng Tân Khẩu còn chống đỡ được bao lâu?
Vương Hành Ngũ nói:
– May mắn là lúc tu sửa con đê, sau nhiều lần đệ trình của tôi thì con đê đã được gia cố. Nhưng mà thế nước to lớn như thế, cửa sông đang rất nguy hiểm. Theo những gì tôi nhìn thấy ngày hôm đó, nếu không mau chóng mở đê, chậm nhất bảy tám ngày sau thì đê sẽ bị sụp đổ. Một khi đê vỡ, lũ lụt chảy ngược về…
Trong mắt anh ta lộ vẻ hoảng sợ, lại khóc lên, quỳ xuống dập đầu cầu xin với Lý Mục.
….
Mộ Dung Thế đứng trên sườn đồi ở Thượng Tân Khẩu nhìn vào cửa sông cuồn cuộn, thân hình hồi lâu không nhúc nhích. Phía dưới cửa sông có trăm vạn nhân khẩu, mấy vạn hecta đất đai màu mỡ, chẳng bao lâu nữa, tất cả sẽ bị chôn vùi cùng Lý Mục người Nam Triều cái thế kia.
Cách đây rất lâu, gã đã từng hứa với một người cô gái rằng nếu sau này gã chiếm được Lạc Dương, gã sẽ không tàn sát thành trì để trả thù.
Gã thật sự đã làm được.
Hiện giờ họ có muốn trách thì trách vận mệnh của họ đã như vậy rồi.
Kẻ hại họ là Lý Mục người Nam Triều kia.
– Bệ hạ, nơi đây rất nguy hiểm, xin bệ hạ hay mau chóng rút lui về nơi an toàn ạ.
Thân tín của gã là một đại tướng Tiên Bi tên là Diêu Quỹ đứng bên cạnh khuyên gã, thấy gã không trả lời, bèn nhìn theo ánh mắt gã, đó là Lạc Dương nơi xa, chần chừ nói tiếp:
– Bệ hạ đã có an bài như thế, vì sao lại không tiến hành bí mật? Nghe nói thợ thủ công họ Vương đã trốn thoát rồi, chắc là đi tìm Lý Mục để cầu xin viện trợ đây. Nếu như lũ lụt chảy ngược lại, tất nhiên là có thể ngăn cản được đại quân của hắn, cho quân đội ta có thời cơ để tập hợp lại. Nhưng chẳng phải sẽ tốt hơn nếu chúng ta giấu tin này, đề phòng ngừa hắn trốn thoát và nhấn chìm quân đội của hắn hay sao ạ?
Mộ Dung Thế cuối cùng quay sang y, nét mặt lạnh nhạt:
– Chuyện lớn như thế ngươi cho rằng có thể dễ dàng che giấu được à? Huống chi, quân đội của hắn nếu như dễ bị lũ lụt nuốt chửng, thì ta và ngươi cũng sẽ không chật vật đến nông nỗi này.
Diêu Quỹ xấu hổ, cúi đầu nói:
– Là thuộc hạ vô năng.
Sắc mặt Mộ Dung Thế hòa hoãn lại.
– Thôi, cũng không thể trách ngươi được. Ngươi không biết Lý Mục, hắn khác với những người khác. Những người Nam Triều đó đều là giá áo túi cơm, uổng phí ta đã tạo cơ hội tốt cho họ. Ta muốn thợ thủ công kia đi truyền tin tức cho hắn, cho nên mới không có hành động ngăn cản nào.
Gã cười lạnh:
– Chẳng phải hắn muốn lấy Lạc Dương à? Ta dùng Lạc Dương làm ván cược, muốn cược một ván lớn với hắn.
Diêu Quỹ cái hiểu cái không, nhưng cũng biết Mộ Dung Thế có tâm tư luôn thâm trầm, không lên tiếng nữa.
Mộ Dung Thế lại trầm ngâm một lát, hỏi:
– Trọng binh của Kháng Long Quan bố trí xong chưa?
– Đã bố trí xong hết rồi. Dù là một con ruồi cũng đừng mơ bay qua khỏi đó.
Mộ Dung Thế hơi gật đầu:
– Ta chỉ tin tưởng Diêu tướng quân! Lần này tướng quân hãy đích thân đi Kháng Long Quan thủ ở đó. Chỉ cần có thể loại trừ được Lý Mục, từ nay về sau, thiên hạ to lớn này chỉ có Đại Yến ta là vô địch thủ!
Trên mặt Diêu Quỹ đầy sự kích động, quỳ xuống:
– Xin bệ hạ hãy yên tâm, Chỉ cần hắn dám đánh Kháng Long Quan, thuộc hạ sẽ bắt hắn có đi mà không có về, mạng để lại ở quan khẩu.
……
Đêm tối như mực, mưa to như trút nước.
Từng đội tướng sĩ lúc này đã được trang bị đầy đủ vũ khí, xếp hàng ngay ngắn trên gò ruộng chờ quyết định của Lý Mục.
Bên ngoài lều lớn, mười mấy tướng lĩnh Ứng Thiên Quân đứng đó, tất cả đều im lặng.
Lý Mục một mình đứng trong lều, nhìn bản đồ sông núi trải ra trước mặt, thân hình bất động hồi lâu. Từ lúc chào đời tới nay, hắn chưa bao giờ phải đối mặt với một quyết định khó khăn như đêm nay.
Nếu hắn không cứu mà lập tức mang binh rút về Hoằng Nông, tất cả sẽ bình yên vô sự. Nhưng trong vòng mấy ngày nữa, rất có khả năng, địa phương nơi mà hắn đang đứng này cũng sẽ biến thành một vùng đại dương mênh mông.
Nếu hắn hạ lệnh đi cứu, thì thời gian lại quá gấp gáp. Từ nơi này đến Thượng Tân, lối tắt gần nhất là Kháng Long Đạo hiển thị trên bản đồ.
Trước đây vì Bắc Phạt, hắn đã tìm hiểu và nắm rõ tường tận địa lý vùng sông núi của Trung Nguyên.
Kháng Long Đạo này thực chất là một cái khe nằm trên Trù Lâm Nguyên. Trù Lâm Nguyên có hình dạng như một cái bục, trên đỉnh bằng phẳng như đồng bằng, được bao phủ bởi cây cối tươi tốt, nhưng bốn phía lại là vách đá thẳng đứng, cao mấy chục trượng, chim chóc bay qua không thể nghỉ ngơi, mà nước của Lạc Thủy lại chảy dọc theo một bên vách núi, thông đạo duy nhất chính là cái khe này, dân bản xứ gọi nó là Kháng Long đạo.
Cái khe này đã tồn tại từ xa xưa, giống như bị một chiếc rìu khổng lồ xẻ ra khỏi bầu trời từ hàng nghìn năm trước, mở ra ở giữa Trù Lâm Nguyên, dài mười lăm dặm, quanh co và hẹp, hai bên là vách đá dựng đứng, hẹp đến mức chỉ có thể chứa được mấy người song song đi qua, có thể nói là trát bùn có thể tắc.
Nếu hắn đi Thượng Tân thì không có lựa chọn nào khác chỉ phải chọn tuyến đường đi Kháng Long đạo. Vậy thì hắn cần phải dùng tốc độ nhanh nhất đánh hạ Kháng Long Quan thiết lập ở ngay lối vào Kháng Long đạo.
Kháng Long Quan dựa vào nơi hiểm yếu, từ trên cao nhìn xuống, một người đã đủ giữ quan ải, vạn người không thể đi qua. Một khi hắn phát binh tiến đến, lại không thể nào trong vòng mấy ngày đánh hạ được quan khẩu và đi qua nó để kịp thời đuổi tới Thượng Tân và mở đập trước khi cửa sông bị phá hủy, hắn và các tướng sĩ đi theo mình rất có khả năng sẽ bị nước lũ cuồn cuộn phía sau nuốt chửng.
Một khi hạ lệnh thì không còn đường lui nữa, hắn cần phải thắng, cũng chỉ có thể thắng mà thôi.
Bằng không nếu như không thành công, cái giá phải trả sẽ là vô cùng lớn.
Bên ngoài trướng có tiếng bước chân, có người đi vào.
Lý Mục quay đầu lại, thấy là Cao Hoàn.
Cả người Cao Hoàn ướt đẫm nước mưa, đứng ở đó nói:
– Tỷ phu, trước khi đệ đi a tỷ có nhờ đệ gửi thư cho huynh. Đệ lỡ quên mất tiêu, mong huynh đừng trách ạ.
Nói xong cậu lấy một phong thư đã bị nước mưa làm ướt một góc trong người ra.
– Nếu như tỷ phu quyết định dẫn người đi tấn công Kháng Long quan, nhớ phải cho đệ đi cùng đấy.
Cao Hoàn nói xong trịnh trọng đặt lá thứ lên trên bàn, hành quân lễ với Lý Mục sau đó bước ra khỏi lều lớn.
Hết chương 148
Lý Mục kêu dân chúng quỳ xuống đứng dậy, nhìn người đàn ông trung niên dẫn đầu kia, ánh mắt lướt qua đôi chân và bàn chân có làn da nứt nẻ như mai rùa và bàn tay có các khớp bị biến dạng của anh ta.
– Ngươi là thợ thủ công? Ngươi đuổi theo ta có việc gì?
Người đàn ông ngẩng lên:
– Đại Tư mã, tôi đúng là thợ thủ công. Người Tiên Bi muốn mượn sông Đại Hà dẫn nước chảy ngược vào đồng bằng. Khi tôi trốn thoát, mực nước sông Đại Hà đã cao hơn chỗ trũng hai bên vài thước, trông giống như một con sông treo. Bây giờ hy vọng duy nhất chính là Đại Tư Mã có thể cứu giúp. Nếu Đại Tư Mã không chịu giúp đỡ, một khi đê kè bị vỡ, mấy chục quận huyện trong bán kính sông thuộc Lạc Dương đều sẽ biến thành biển rộng mênh mông, không một ai có thể may mắn thoát khỏi. Nơi đây sông Giản Hà thông với Lạc Hà, một khi sông chảy ngược, e rằng không ai có thể may mắn thoát được.
Giọng nói của người đàn ông run rẩy, khuôn mặt đầy bùn, khó có thể phân biệt được khuôn mặt nguyên bản, ngoại trừ một đôi mắt đỏ hoe tràn đầy sợ hãi, lo lắng và lé loi hy vọng.
Anh ta vừa nói xong, tất cả thôn dân bởi vì anh ta hỏi thăm được tin tức về tuyến đường hành quân của đại quân Lý Mục mà cũng đuổi theo sau cũng theo anh ta khổ sở cầu xin.
Một khi Hoàng Hà bị chặn đường chảy, giống như trời sụp đất nứt, cộng thêm mưa lớn mấy ngày, lũ lụt dữ dội hung hãn như thế nào rất nhiều thế hệ dân chúng cư trú ven bờ Hoàng Hà có ai mà không biết?
Giữa tiếng than khóc, một ông cụ đến từ thôn Hứa lau nước mắt nói:
– Đại Tư Mã, lão hủ chính là trưởng thôn của thôn Hứa, tuổi già sinh bệnh, mấy ngày trước vẫn nằm ốm liệt giường. Cũng vào hôm qua lão đây mới biết đoàn người của Đại Tư mã đi ngang qua cửa thôn muốn tránh mưa mà bị từ chối. Tôi chỉ biết trách người trong thôn có mắt như mù mà thôi. Sau khi đoạt được nơi đây, chúng tôi cứ tưởng rằng hoàng đế người Tiên Bi sẽ coi chúng tôi như con người. Người trong thôn tôi ngu dốt, đã mạo phạm Đại Tư Mã. Khẩn cầu Đại Tư Mã đại nhân đại lượng, cứu khổ cứu nạn chúng tôi!
Ông cụ dẫn thôn dân phía sau ngượng ngùng không dám ngẩng đầu quỳ lạy trong vũng nước bùn.
Lý Mục vội vàng xuống ngựa nâng ông cụ đứng lên.
Ông lão nước mắt giàn giụa, không chịu đứng dậy, tiếp tục tố cáo:
– Nửa thế kỷ trước, khi mà lão hủ vẫn còn là một đứa bé, lão đây vẫn còn nhớ năm đó sông lớn bị vỡ đê, mấy chục quận huyện trong phạm vi chỉ trong một đêm đã biến thành đại dương mênh mông. Người nhà của lão hủ đều chết ở trong trận lũ lụt đó. Sau khi lũ rút, dòng sông đổi hướng, nhiều năm sau mới ổn định lại. Hiện tại nếu như lời của người thợ thủ công này nói là thật, hoàng đế Tiên Bi kia muốn dẫn nước chảy ngược, cộng thêm mưa lớn như vậy trong nhiều ngày, thế nước chỉ sợ còn lớn hơn so với trận lũ lụt của nửa thế kỷ trước. Thiên tai nhân họa, người bình thường như chúng ta đều khó mà có con đường sống.
Ông lão khóc lóc nói.
Lý Mục sai người đỡ ông già đứng lên, nói với người thợ thủ công:
– Ngươi đi theo ta.
Thợ thủ công cuống quít đứng lên đi theo hắn.
Lý Mục dẫn anh ta đi vào trong lều quân trướng ven đường, nói:
– Tình huống cụ thể như nào ngươi hãy thuật lại từ đầu đi.
Thợ thủ công rất cảm kích. Người đàn ông cao lớn thô kệch còn chưa nói thì đã nghẹn ngào, mắt đỏ hoe, kể lại toàn bộ những gì mà mình biết.
Ba năm trước, Mộ Dung Thế đánh hạ Lạc Dương không lâu đã điều động dân phu khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi các nơi, trong đó có Thượng Tân Khẩu.
Thượng Tân Khẩu nằm ở hạ du sông Lạc Thủy chảy qua Lạc Dương, cũng là nơi hợp lưu của một số con sông gần đó, cũng nằm ở khúc quanh của sông Hoàng Hà, nơi nước và nước thông với nhau. Mỗi khi đến mùa nước lớn, thường xảy ra hiện tượng nước từ sông Hoàng Hà đổ ngược vào sông Lạc Thủy, cao hơn đê, nhấn chìm đồng ruộng, làng mạc thôn xóm hai bên bờ. Dân chúng chịu khổ trường kỳ. Nhưng mà bởi vì quy mô không lớn, hơn nữa từ trước đây triều đình Bắc Hạ không hề quan tâm đ ến chuyện này, cũng chỉ đành phải chịu đựng và sống sót như thế.
Thợ thủ công này tên là Vương Hành Ngũ, là người Thượng Tân, tổ tiên đều là thợ thủ công, từ nhỏ anh ta đã rất thông minh, làm việc rất có tâm và có nhiều kinh nghiệm trong việc thủy lợi. Biết quê hương thường bị lũ lụt, nhiều năm trước, anh ta đã đi thăm dò địa thế, vẽ bản vẽ rồi sau đó kiến nghị trình lên quan phủ Bắc Hạ, cầu xin tu sửa đê kè vùng này, tích trữ nước khi mực nước thấp và xả nước khi nước đầy để ngăn chặn lũ lụt. Nhưng mà triều đình Bắc Hạ lại không quan tâm tới, anh ta cũng không thể làm gì khác.
Không ngờ rằng khi hoàng đế Bắc Yến vừa tới lại muốn xây dựng đê kè, cũng biết đến tên tuổi của anh ta, mời anh ta đến chủ trì việc tu sửa. Vương Hành Ngũ mừng rỡ vô cùng, mang theo nam đinh toàn thôn tới cửa sông dẫn dắt dân phu bắt đầu xây dựng công sự. Vượt qua bao khó khăn, phải mất hơn hai năm, vào mấy tháng trước, con đê điều chỉnh mực nước theo độ cao tự nhiên của địa hình cuối cùng đã được xây dựng xong.
Ngay khi nhóm người Vương Hành Ngũ được ủng hộ cùng với dân chúng phụ cận đang vô cùng mang ơn Mộ Dung Thế hoàng đế Bắc Yến thì cơn ác mộng đã xảy ra.
Gần đây mưa to liên tục không ngừng. Bắt đầu từ bảy tám ngày tước, mặt nước sông Lạc Thủy dần dần dâng lên, nước tích tụ trong thôn, Vương Hành Ngũ không yên lòng, mang theo một nhóm thợ thủ công muốn đi xem xét tình huống trên đê, bất ngờ phát hiện ra đê kè đã bị một đội quân chiếm đóng.
Nếu chỉ vậy thôi thì không sao, nhưng làm anh ta hoảng sợ chính là hoạt động của con đê.
Hiện tại Hoàng Hà đang mùa lũ, hơn nữa mưa lớn nhiều ngày đáng lẽ phải xả lũ để đảm bảo nước sông có thể chảy qua ngã tư con sông một cách thuận lợi, nhưng anh ta không ngờ rằng đê điều thực sự đã bị đóng lại. Chẳng những không giúp xả lũ mà ngược lại giống như muốn ép thiết lập một con đập được bổ sung thêm vào dòng sông để chặn dòng nước.
Thượng nguồn mưa to, nước sông Hoàng Hà xối xả tràn vào, bị đập chặn ở đây, cưỡng ép rẽ đường, buộc phải đổ vào Lạc Thủy, Lạc Thủy kéo theo lũ từ thượng nguồn đổ xuống dưới, hai dòng gặp nhau, sóng lớn ngập trời, mực nước càng không ngừng dâng lên, tác động sâu vào đường sông hai bên.
Một khi con đê bị xé toạc, trong nháy mắt sẽ sụp đổ hàng ngàn dặm, khi nước sông chảy ngược, Lạc Dương và các quận khác sẽ phát sinh hậu quả nặng nề và bi thảm, Vương Hành Ngũ quá biết rõ điều này.
Anh ta vô cùng sợ hãi và cố gắng ngăn cản, nhưng lại bị binh lính Tiên Bi đánh đập và đuổi đi. Thôn dân đồng hành theo mấy người đã bị đánh đến thương nặng hộc máu, bị bắt quay trở về. Họ vừa sợ hãi vừa bối rối không hiểu, con đê đã tốn không ít sức người sức của mất hơn hai năm mới xây dựng xong lẽ ra phải tạo phúc cho dân, tại sao binh lính lại làm như thế.
Mãi đến tận đêm khuya, một vị quan nhỏ phụ trách sông ngòi ngày thường vẫn tiếp xúc với anh ta mới bí mật tìm kiếm anh ta, nói mình đang chuẩn bị bỏ trốn, cũng kêu anh ta nhân lúc còn sớm mau dẫn người nhà chạy trốn đi, bấy giờ anh ta mới biết được thì ra hoàng đế Bắc Yến Mộ Dung Thế lại có ý muốn tích nước nhấn chìm Lạc Dương như thế.
Ngay sau đó, lại có tin tức lan truyền rằng sở dĩ gã lập kế hoạch như vậy là nhằm ngăn chặn quân của Lý Mục khỏi cuộc xâm lược phương Bắc của Nam triều.
Mực nước tiếp tục dâng lên, tin tức một truyền mười, mười truyền trăm, chẳng mấy chốc, mọi người ở khu vực xung quanh đều biết về nó.
Một khi toàn bộ lòng sông sụp đổ, Lạc Dương cùng các quận huyện khác sẽ bị lũ lụt nuốt chửng, mà nơi này sẽ ngay lập tức bị san bằng trước nhất. Làm sao những người đã sinh sống qua nhiều thế hệ trên mảnh đất này lại có thể bỏ nhà cửa như thế này, nhiều người lao vào tranh cãi với binh lính Tiên Bi, cuộc tranh cãi lập tức biến thành một cuộc thảm sát.
Mấy thân tộc của Vương Hành Ngũ cũng đã bị gi3t chết.
Tin tức lan truyền như một trận dịch, những người bất lực chỉ biết ôm đồ đạc trong nước mắt chạy trốn đến vùng núi có địa thế cao có thể cho họ tạm dừng chân.
Nhìn thấy con đê mà mình đã bỏ ra vô số công sức xây dựng hóa ra lại là thủ phạm chính gây ra sự tàn phá quê hương, Vương Hành Ngũ vô cùng đau buồn, trong sự tuyệt vọng, nghĩ tới Lý Mục người Nam Triều thời gian trước từng có lời đồn sắp đánh tới Lạc Dương, ôm tia hy vọng cuối cùng, anh ta không màng tất cả mà đuổi tới đây, hy vọng đại quân của hắn mau chóng đi tới Thượng Tân, trước khi con đê bị vỡ thì mở đê, giải phóng nước đã bị tích trữ ra.
Sắc mặt Lý Mục trở nên cực kỳ nghiêm trọng, trầm ngâm một lát, hỏi anh ta:
– Theo ngươi, Thượng Tân Khẩu còn chống đỡ được bao lâu?
Vương Hành Ngũ nói:
– May mắn là lúc tu sửa con đê, sau nhiều lần đệ trình của tôi thì con đê đã được gia cố. Nhưng mà thế nước to lớn như thế, cửa sông đang rất nguy hiểm. Theo những gì tôi nhìn thấy ngày hôm đó, nếu không mau chóng mở đê, chậm nhất bảy tám ngày sau thì đê sẽ bị sụp đổ. Một khi đê vỡ, lũ lụt chảy ngược về…
Trong mắt anh ta lộ vẻ hoảng sợ, lại khóc lên, quỳ xuống dập đầu cầu xin với Lý Mục.
….
Mộ Dung Thế đứng trên sườn đồi ở Thượng Tân Khẩu nhìn vào cửa sông cuồn cuộn, thân hình hồi lâu không nhúc nhích. Phía dưới cửa sông có trăm vạn nhân khẩu, mấy vạn hecta đất đai màu mỡ, chẳng bao lâu nữa, tất cả sẽ bị chôn vùi cùng Lý Mục người Nam Triều cái thế kia.
Cách đây rất lâu, gã đã từng hứa với một người cô gái rằng nếu sau này gã chiếm được Lạc Dương, gã sẽ không tàn sát thành trì để trả thù.
Gã thật sự đã làm được.
Hiện giờ họ có muốn trách thì trách vận mệnh của họ đã như vậy rồi.
Kẻ hại họ là Lý Mục người Nam Triều kia.
– Bệ hạ, nơi đây rất nguy hiểm, xin bệ hạ hay mau chóng rút lui về nơi an toàn ạ.
Thân tín của gã là một đại tướng Tiên Bi tên là Diêu Quỹ đứng bên cạnh khuyên gã, thấy gã không trả lời, bèn nhìn theo ánh mắt gã, đó là Lạc Dương nơi xa, chần chừ nói tiếp:
– Bệ hạ đã có an bài như thế, vì sao lại không tiến hành bí mật? Nghe nói thợ thủ công họ Vương đã trốn thoát rồi, chắc là đi tìm Lý Mục để cầu xin viện trợ đây. Nếu như lũ lụt chảy ngược lại, tất nhiên là có thể ngăn cản được đại quân của hắn, cho quân đội ta có thời cơ để tập hợp lại. Nhưng chẳng phải sẽ tốt hơn nếu chúng ta giấu tin này, đề phòng ngừa hắn trốn thoát và nhấn chìm quân đội của hắn hay sao ạ?
Mộ Dung Thế cuối cùng quay sang y, nét mặt lạnh nhạt:
– Chuyện lớn như thế ngươi cho rằng có thể dễ dàng che giấu được à? Huống chi, quân đội của hắn nếu như dễ bị lũ lụt nuốt chửng, thì ta và ngươi cũng sẽ không chật vật đến nông nỗi này.
Diêu Quỹ xấu hổ, cúi đầu nói:
– Là thuộc hạ vô năng.
Sắc mặt Mộ Dung Thế hòa hoãn lại.
– Thôi, cũng không thể trách ngươi được. Ngươi không biết Lý Mục, hắn khác với những người khác. Những người Nam Triều đó đều là giá áo túi cơm, uổng phí ta đã tạo cơ hội tốt cho họ. Ta muốn thợ thủ công kia đi truyền tin tức cho hắn, cho nên mới không có hành động ngăn cản nào.
Gã cười lạnh:
– Chẳng phải hắn muốn lấy Lạc Dương à? Ta dùng Lạc Dương làm ván cược, muốn cược một ván lớn với hắn.
Diêu Quỹ cái hiểu cái không, nhưng cũng biết Mộ Dung Thế có tâm tư luôn thâm trầm, không lên tiếng nữa.
Mộ Dung Thế lại trầm ngâm một lát, hỏi:
– Trọng binh của Kháng Long Quan bố trí xong chưa?
– Đã bố trí xong hết rồi. Dù là một con ruồi cũng đừng mơ bay qua khỏi đó.
Mộ Dung Thế hơi gật đầu:
– Ta chỉ tin tưởng Diêu tướng quân! Lần này tướng quân hãy đích thân đi Kháng Long Quan thủ ở đó. Chỉ cần có thể loại trừ được Lý Mục, từ nay về sau, thiên hạ to lớn này chỉ có Đại Yến ta là vô địch thủ!
Trên mặt Diêu Quỹ đầy sự kích động, quỳ xuống:
– Xin bệ hạ hãy yên tâm, Chỉ cần hắn dám đánh Kháng Long Quan, thuộc hạ sẽ bắt hắn có đi mà không có về, mạng để lại ở quan khẩu.
……
Đêm tối như mực, mưa to như trút nước.
Từng đội tướng sĩ lúc này đã được trang bị đầy đủ vũ khí, xếp hàng ngay ngắn trên gò ruộng chờ quyết định của Lý Mục.
Bên ngoài lều lớn, mười mấy tướng lĩnh Ứng Thiên Quân đứng đó, tất cả đều im lặng.
Lý Mục một mình đứng trong lều, nhìn bản đồ sông núi trải ra trước mặt, thân hình bất động hồi lâu. Từ lúc chào đời tới nay, hắn chưa bao giờ phải đối mặt với một quyết định khó khăn như đêm nay.
Nếu hắn không cứu mà lập tức mang binh rút về Hoằng Nông, tất cả sẽ bình yên vô sự. Nhưng trong vòng mấy ngày nữa, rất có khả năng, địa phương nơi mà hắn đang đứng này cũng sẽ biến thành một vùng đại dương mênh mông.
Nếu hắn hạ lệnh đi cứu, thì thời gian lại quá gấp gáp. Từ nơi này đến Thượng Tân, lối tắt gần nhất là Kháng Long Đạo hiển thị trên bản đồ.
Trước đây vì Bắc Phạt, hắn đã tìm hiểu và nắm rõ tường tận địa lý vùng sông núi của Trung Nguyên.
Kháng Long Đạo này thực chất là một cái khe nằm trên Trù Lâm Nguyên. Trù Lâm Nguyên có hình dạng như một cái bục, trên đỉnh bằng phẳng như đồng bằng, được bao phủ bởi cây cối tươi tốt, nhưng bốn phía lại là vách đá thẳng đứng, cao mấy chục trượng, chim chóc bay qua không thể nghỉ ngơi, mà nước của Lạc Thủy lại chảy dọc theo một bên vách núi, thông đạo duy nhất chính là cái khe này, dân bản xứ gọi nó là Kháng Long đạo.
Cái khe này đã tồn tại từ xa xưa, giống như bị một chiếc rìu khổng lồ xẻ ra khỏi bầu trời từ hàng nghìn năm trước, mở ra ở giữa Trù Lâm Nguyên, dài mười lăm dặm, quanh co và hẹp, hai bên là vách đá dựng đứng, hẹp đến mức chỉ có thể chứa được mấy người song song đi qua, có thể nói là trát bùn có thể tắc.
Nếu hắn đi Thượng Tân thì không có lựa chọn nào khác chỉ phải chọn tuyến đường đi Kháng Long đạo. Vậy thì hắn cần phải dùng tốc độ nhanh nhất đánh hạ Kháng Long Quan thiết lập ở ngay lối vào Kháng Long đạo.
Kháng Long Quan dựa vào nơi hiểm yếu, từ trên cao nhìn xuống, một người đã đủ giữ quan ải, vạn người không thể đi qua. Một khi hắn phát binh tiến đến, lại không thể nào trong vòng mấy ngày đánh hạ được quan khẩu và đi qua nó để kịp thời đuổi tới Thượng Tân và mở đập trước khi cửa sông bị phá hủy, hắn và các tướng sĩ đi theo mình rất có khả năng sẽ bị nước lũ cuồn cuộn phía sau nuốt chửng.
Một khi hạ lệnh thì không còn đường lui nữa, hắn cần phải thắng, cũng chỉ có thể thắng mà thôi.
Bằng không nếu như không thành công, cái giá phải trả sẽ là vô cùng lớn.
Bên ngoài trướng có tiếng bước chân, có người đi vào.
Lý Mục quay đầu lại, thấy là Cao Hoàn.
Cả người Cao Hoàn ướt đẫm nước mưa, đứng ở đó nói:
– Tỷ phu, trước khi đệ đi a tỷ có nhờ đệ gửi thư cho huynh. Đệ lỡ quên mất tiêu, mong huynh đừng trách ạ.
Nói xong cậu lấy một phong thư đã bị nước mưa làm ướt một góc trong người ra.
– Nếu như tỷ phu quyết định dẫn người đi tấn công Kháng Long quan, nhớ phải cho đệ đi cùng đấy.
Cao Hoàn nói xong trịnh trọng đặt lá thứ lên trên bàn, hành quân lễ với Lý Mục sau đó bước ra khỏi lều lớn.
Hết chương 148