Cuối xuân như rượu, Nghiêu Minh như giữa hè.
Vào tháng 5 năm nay, sau khi hoàng đế hậu Hạ cùng với tông thất quý tộc liên quan bị bắt đã được áp giải tới Kiến Khang đúng thời hạn. Lễ hiến tế tù binh mà người dân đã chờ đợi từ lâu đã được tổ chức trước Tuyên Dương Môn của phía Nam hoàng thành.
Ngày hôm nay là một ngày trời trong nắng ấm, thái hậu mang theo ấu đế ngồi ngay ngắn trên thành lầu Tuyên Dương Môn, văn võ bá quan lần lượt ngồi trái phải, dân chúng được phép đứng nhìn từ xa.
Thiên uy áp đảo, không ai dám không nghe theo. Khi mà thái hậu đương triều thay mặt ấu đế hô một tiếng “chém”, mấy chục đầu người Yết trong khoảnh khắc lăn xuống đất. Quần chúng vô cùng kích động, dân chúng phát ra tiếng hoan hô chấn động toàn thành.
Đây là một chiến thắng vĩ đại chưa từng có của người phương Nam đối với phương Bắc trong nhiều năm sau Đại Ngu vượt sông về phương Nam kể từ sau trận đại chiến Giang Bắc vào mấy năm trước. Cuộc Bắc phạt lần này chẳng những hoàn toàn tiêu diệt Yết Hạ, chém đầu quân địch ngay tại kinh sư mà hơn nữa, cũng đã mở rộng biên giới của Đại Ngu đến khu vực Hoài Nam, thống nhất mười tám châu. Nam Từ Châu, nam Dự Châu, nam Duyện Châu, những vùng đất bị mất rơi vào tay người phương Bắc cai trị từ lâu đã quay về Đại Ngu.
Đã mấy ngày trôi qua kể từ lễ tế tù, người dân trên đường phố Kiến Khang vẫn đang thảo luận về chủ đề này, cái tên mà họ nhắc đến nhiều nhất đương nhiên là Đại Tư Mã Lý Mục đương triều.
Lý Mục cũng không khải hoàn về triều giống như mọi người mong đợi.
Sau khi tiêu diệt Yết Hạ, phương Bắc hiện giờ ngoại trừ mấy vùng đất ở biên giới còn bị Hồ quốc chiếm cứ cùng với Đại Ngu tạo thế chân vạc tương đối ra thì chỉ còn lại có Yến quốc Tiên Bi.
Kể từ sau ba năm trước Yến quốc đánh hạ được Lạc Dương, hoàng đế Mộ Dung Thế vẫn chưa dời thủ đô đến Lạc Dương, vẫn lấy Yến quận làm thủ đô, lấy Lạc Dương làm thủ đô thứ hai mà thôi.
Mấy năm nay, mượn việc Yết Hạ chạy trốn tới Nhữ Nam làm lá chắn, Yến quốc đã chiếm giữ các quan ải gồm Ung, Tần, Vị cùng với bắc Từ Châu, bắc Dự Châu, bắc Duyện Châu vốn thuộc bụng Trung Nguyên nằm dưới sự cai quản của Yết Hạ, từ sau khi đẩy biên giới như tằm ăn rỗi từ phía Nam lên tới Hoài Bắc thì đình chỉ chiến sự, bắt đầu khuyến khích trồng trọt, xây dựng công trình thủy lợi và sinh sản mở rộng dân chúng, nghiễm nhiên một lòng lập quốc, không có bất cứ hoạt động quân sự ở phương Bắc nữa.
Thế nhưng ngay trước đó không lâu, khi Lý Mục tiêu diệt Yết Hạ trên đường khải hoàn trở về phương Nam thì lại nhận được một tin tức từ phương Bắc truyền đến.
Đại quân Bắc Yến tập kết tại biên cảnh, phát động tấn công đối với Đồng Quan.
Mộ Dung thị năm đó nhân lúc Nam Triều nội loạn đã đoạt lấy Lạc Dương, sau đó hai bên lấy Đồng Quan làm ranh giới, phía tây Hoa Châu thuộc sự cai quản của Lý Mục, phía Đông thì thuộc về Yến quốc, và vùng đất này tạm thời được coi là ranh giới.
Sau ba năm ngủ yên, Mộ Dung Thế vào lúc này lại đột nhiên có hành động, chĩa thẳng mũi thương vào Trường An.
Lý Mục từ sau khi lên làm Đại Tư Mã, mấy năm nay Trường An vẫn do Tôn Phóng Chi và Cao Hoàn canh giữ. Họ luôn duy trì cảnh giác đối với Yến quốc, và vùng Đồng Quan lúc nào cũng có trọng binh canh gác.
Thế nhưng hành động lần này của Mộ Dung Thế tới vô cung đột ngột, hơn nữa chuẩn bị tỉ mỉ, về mặt sức mạnh so với quân phòng thủ trên mặt binh lực gã chiếm ưu thế tuyệt đối. Ngay từ ban đầu thế tấn công đã vô cùng hung mãnh, nhanh chóng vượt qua biên giới, chiếm lĩnh mười mấy quận huyện phía tây Hoa Châu, lúc đánh tới Đồng Quan thì bị quân coi giữ dựa vào địa thế mà triển khai chống cự mạnh mẽ, bấy giờ mới dừng bước tiến lại, hai bên tạm thời lâm vào thế giằng co.
Quân tình khẩn cấp, Tôn Phóng Chi và Cao Hoàn một mặt tổ chức phòng ngự, một mặt nhanh chóng gửi tin tức cho Lý Mục.
Trước tình hình đó, Lý Mục vừa đánh hạ Hạ Yết đã tạm thời thay đổi kế hoạch, phái người áp giải tù binh về Kiến Khang đúng thời hạn, mình thì lập tức suất lĩnh đại quân quay đầu đi về hướng Trường An để ứng phó.
Đối với dân chúng Nam Triều bình thường mà nói, trong ba năm qua, không những ông trời có mắt, mưa thuận gió hoà mà bắt đầu từ năm ngoái, triều đình thi hành rất nhiều hành động cải tiến dân sinh, cũng làm cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn của họ đã tốt lên rất nhiều.
Ở trong mắt dân chúng, tất cả những điều này là nhờ vào Lý Mục.
Bởi vì Nam Triều có một nhân vật như thế, nên máu vốn đã nguội lạnh vì thất vọng năm xưa lại nóng lên.
Họ háo hức chờ đợi, đồng thời cũng tin tưởng chắc chắn rằng Đại Tư Mã Lý Mục của họ nhất định có thể tiếp tục danh hiệu chiến thần bất bại của mình, sau khi hoàn toàn tiêu diệt Yết Hạ nhân cơ hội này lại tiêu diệt Yến quốc người Tiên Bi đang chiếm cứ bụng Trung Nguyên.
Nếu như thế, Đại Ngu sẽ hoàn toàn giành lại được toàn bộ bắc địa, lại một lần nữa ngự lâm Cửu Châu. Cuộc hành trình Bắc phạt kéo dài và khó khăn này do Cao Kiệu phát động cách đây hai mươi năm trước cũng sẽ đi đến một kết thúc viên mãn.
Cộng vũ chi phục, dĩ định vương quốc. Trung Nguyên chìm nổi mấy chục năm đưa về một mối, đây sẽ là một sự nghiệp vĩ đại kích động nhân tâm bực nào!
Khi dân chúng cả nước đang chìm đắm trong niềm hân hoan và mong chờ thì họ không biết rằng vào ngày này cuối tháng 5, một sứ giả đến từ Lạc Dương đi tới trong cung Kiến Khang, thay cho chủ nhân của mình là Mộ Dung Thế hoàng đế Yến quốc mang đến một phong thư.
Sứ giả này là một tông thất Yến quốc, tên là Mộ Dung Nguyên, Hán hoá rất sâu, là người có tài hùng biện, phong thái và cách ăn mặc không khác mấy so với người Nam Triều.
Ở trong quốc thư Mộ Dung Thế vẫn xưng thần, lời nói khiêm tốn cung kính và tôn trọng, nói Mộ Dung thị từ ban đầu chính là thần tử của Đại Ngu, về sau bởi vì gặp loạn thế mà xuôi theo dòng chảy. Bản thân mình từ nhỏ đã ngưỡng mộ Hán học, coi Đại Ngu là thượng quốc, trước tiên báo thù Hạ Yết thành công, sau khi may mắn lên làm hoàng đế Yến quốc thì một lòng muốn dừng chiến tranh, chỉ muốn tự bảo vệ mình. Mấy năm trước mình vẫn giữ nghiêm biên giới, không dám vượt qua ranh giới. Khoảng thời gian ngắn trước, quân đội Yến quốc sở dĩ phát sinh xung đột với quân coi giữ Đại Ngu tuyệt đối không phải mong muốn của mình, càng không phải cố tình làm việc đó, truy cứu nguyên nhân này chính là do quân coi giữ Quan Tây không tuân thủ giới hạn nhiều lần xâm phạm biên giới, bản thân mình với dân chúng Quan Đông bị áp lực bấy giờ mới hạ lệnh tập kết quân đội để tự vệ.
Gã nói, nhiều năm trước tới nay, Nam Bắc thù địch lẫn nhau, giữa các bang phương Bắc càng chinh phạt nhau không ngừng nghỉ, cuộc sống của dân chúng cực kỳ khó khăn. Gã biết nếu như mình hiện giờ lại khai chiến với Đại Ngu, chắc chắn hai bên đều sẽ lưỡng bại câu thương, cho nên mới một lòng cầu hoà. Yến quốc chẳng những lập tức ngăn binh, còn đồng thời nguyện lấy Nhữ Dương vừa mới đoạt được từ tay Yết Hạ trả lại cho Đại Ngu, nhằm bày tỏ thành ý cầu hoà. Không chỉ thế, gã còn bằng lòng phái sứ đoàn xuống phương Nam, lấy thân phận nước phụ thuộc tiến cống Đại Ngu, nhiều thế hệ xưng thần để sửa chữa và xây dựng hòa bình biên giới.
Phong quốc thư này đã gây nên sóng to gió lớn trên triều đình Đại Ngu.
Ngày hôm nay, Lạc Thần tuy ở Bạch Lộ Châu nhưng cũng mau chóng biết được tin tức, lập tức sai người gửi thư tay cho Phùng Vệ.
Vào ban đêm, Phùng Vệ vội vã đi lên đảo. Lạc Thần nghe tin ông ta tới thì đi ra tiền đường. Phùng Vệ sắc mặt nghiêm trọng, vẫn chưa ngồi mà đi đi lại lại trong sảnh, dáng vẻ tâm thần không yên, nhìn thấy Lạc Thần đi ra thì vội bước nhanh tới chào hỏi nàng.
– Đã nhiều ngày không gặp, phu nhân vẫn khoẻ chứ.
Bất kể từ bối phận hay tuổi tác, Phùng Vệ đều lớn hơn Lạc Thần. Nhưng bao nhiêu năm nay ở trước mặt nàng ông ta vẫn luôn kính cẩn tôn trọng. Hôm nay nàng vừa gửi thư tay cho ông ta, không ngờ ông ta lại lên đảo nhanh như thế.
Điều này tất nhiên là vì Lý Mục, trong lòng Lạc Thần biết rõ, mời ông ta ngồi xuống, nói:
– Phùng công tôn trưởng, vì bức thư của cháu mà ngài đích thân đến đây, cháu vô cùng cảm kích. Mời ngài ngồi ạ.
Đợi ông ta ngồi xuống rồi nàng mới hỏi chuyện ban ngày.
Phùng Vệ ngồi xuống, nói:
– Hôm nay sau khi Yến sứ đi dịch quán rồi, cả triều thần đều tranh luận về quốc thư kia. Khi triều tan mà cũng chưa có kết quả gì.
Ông ta dừng một chút.
– Thành thật mà nói, theo ý ta, Mộ Dung Thế xảo trá, không hề đáng tin. Gã nói lần này gã tập trung hoả lực vào Đồng Quan là vì quân coi giữ Đại Ngu ta vượt biên trước. Đây rõ ràng là ăn không nói có. Ta cũng hiểu, chỉ là…
Ông nhíu mày, lắc đầu.
– Đám Lưu Huệ cứ nhất quyết giặc cùng đường chớ đuổi. Nhưng mà Mộ Dung Thế binh hùng tướng mạnh, nếu đấu võ, chiến sự nhất định lề mề kéo dài, hao tổn công quỹ không nói, dân chúng oán thán không nói, ngộ nhỡ chiến sự thất bại, cục diện sẽ không thể cứu vãn được. Nam Triều khó khăn lắm mới đi đến cục diện tốt như hiện nay, chỉ sợ một đi không thể quay lại được. Nếu đối phương thật sự có ý cầu hoà, không bằng nhân cơ hội này thừa nhận thế chân vạc Nam Bắc, chia đất cai trị, nhằm ổn định và hoà bình lâu dài. Đây cũng là nguyện vọng của người dân.
Lưu Huệ trong miệng Phùng Vệ chính là vị Chinh Lỗ tướng quân từng thay thế chức quan của Lục Quang, khi Kiến Khang gặp loạn đã không muốn ở lại mà tuyên bố mình đi theo bảo vệ đế hậu đi Khúc A, hiện giờ đang giữ chức Hầu trung, là đại gia môn phiệt mới nổi ở tân triều trong mấy năm nay.
Lạc Thần nghe xong thì yên lặng.
Trong lòng nàng hiểu rõ, Lưu Huệ cầm đầu sĩ tộc môn phiệt những kia, mấy năm nay ngoài mặt thì cung kính nghe theo Lý Mục, nhưng trong lòng nhất định là hận hắn thấu xương. Nguyên nhân trực tiếp có lẽ là đầu năm ngoái Lý Mục đã thi hành một loạt chính sách mới.
Kể từ khi Đại Ngu vượt sông về phương Nam, trong nhiều năm, môn phiệt sĩ tộc và cường hào địa chủ các nơi đã chia cắt và chiếm hữu gần như toàn bộ núi sông, ao hồ làm của riêng, dân chúng bình thường ngoại trừ phải nộp thuế phú lên quan phủ ra thì bình thường còn phải đi săn bắt đốn củi, giăng lưới bắt cá và cũng phải nộp thêm vào thuế cho những sĩ tộc địa chủ chiếm đóng rừng và ruộng đất này. Dưới áp bức nặng nề, dù cho có gặp được năm được mùa, thì thu nhập cũng không đủ nuôi gia đình, cuộc sống vô cùng gian khổ, thế cho nên tình nguyện mất đi tự do mà đầu nhập vào trang viên cầu xin sự che chở. Mà trang viên lớn lớn bé bé các nơi phụ thuộc vào môn phiệt sĩ tộc đều che giấu một lượng lớn nhân khẩu dân thường như trang đinh vì lợi ích riêng của họ, điều này dẫn đến triều đình không có binh lính có thể chinh chiến, không có thuế để thu, không thể nào nuôi dưỡng chiến tranh. Loạn tượng lan tràn, ác tính tuần hoàn.
Cơ trọng thuế má, đinh khẩu xói mòn, hai thứ hỗ trợ lẫn nhau này lại ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu của Nam Triều, Cao Kiệu trước kia không phải là chưa từng sửa chữa, nhưng trong triều đình nơi quý tộc nắm quyền, sắc lệnh được ban hành ra thì là một tờ giấy chết, nhiều lần cấm nhưng không hề dừng mà còn càng ngày càng nghiêm trọng.
Đến nay Lạc Thần còn nhớ rõ, thời điểm đó Lý Mục vì thi hành tân chính, tình cảnh cực kỳ gian nan. Ngay cả Phùng Vệ dù ngoài mặt rất tán thành, cực kỳ phẫn nộ đối với bệnh trạng này của triều đình, nhưng khi thực thi nó thì ông ta lại kiếm cớ đùn đẩy không muốn giúp đỡ. Ngoại trừ ông ta không muốn đắc tội người khác, áp lực từ Phùng gia cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Suy cho cùng, làm quan trong triều đình này đều là đại gia sĩ tộc, nhà ai mà không có một chút núi non, rừng hồ, ai chưa từng nhận lễ vật từ các trang viên phía dưới? Nếu như thật sự thi hành tân chính, lợi ích của Phùng thị nhất định cũng bị tổn hại.
Chính trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, Lạc Thần đi tìm thúc phụ Cao Duẫn thời điểm đó đã mượn cớ bị bệnh mà thoái ẩn điền viên, trần thuật những lợi và hại cho ông ấy, khẩn cầu ông ấy đi đầu ra mặt giải phóng toàn bộ tài sản trang viên và trang đinh đã giấu đi thuộc sở hữu trên danh nghĩa của ông ấy.
Thúc phụ lúc đó rất khó chịu, nhưng cuối cùng vẫn bị Lạc Thần thuyết phục, miễn cưỡng báo cáo toàn bộ hơn 800 đinh khẩu đã ẩn náu trong trang viên suốt nhiều năm qua.
Sau khi Cao thị trở thành sĩ tộc đầu tiên hưởng ứng chính sách mới, Lý Mục không còn chút kiêng dè nào nữa, hạ lệnh giết Lưu Vọng quận thủ Hội Kê có ảnh hưởng rất lớn lúc ấy đã công nhiên đi đầu kháng mệnh với một trang viên có giấu hơn ba nghìn người. Một đao vừa chém xuống, cả triều im tiếng, không một ai dám đùn đẩy nữa, chính sách mới bấy giờ mới có thể thi hành, dân chúng hân hoan, mới qua hơn một năm thôi mà hiệu quả của nó đã thể hiện ra rõ rệt.
Mà Lưu Vọng bị lấy ra tế cờ ngày đó chính là thân tộc của Lưu Huệ.
– Không biết Đại Tư Mã hiện giờ lãnh binh tới đâu rồi, cũng không biết khi nào ngài ấy mới nhận được tin tức đây.
Lạc Thần đang trầm tư, nghe Phùng Vệ thở dài.
– Hôm nay nếu như có mặt Đại Tư Mã là đã có thể giải quyết dứt khoát rồi, chiến hoặc là hòa, triều thần cũng không đến mức tranh cãi tới mức độ này.
Lạc Thần ngước lên nhìn Phùng Vệ, nói:
– Phùng công, tuy rằng Đại Tư mã không ở Kiến Khang, nhưng Phùng công đã có thắc mắc, vậy thì cháu xin thay mặt huynh ấy trả lời ngài.
– Lòng người ổn định. Nếu như Mộ Dung Thế thật lòng lui binh, thế thì dù cho Đại Tư mã một lòng muốn khôi phục Lạc Dương thì cũng sẽ không tự ý hành động, làm ra chuyện mà thiên hạ không tán đồng mà chiến đấu không ngừng nghỉ. Nhưng Mộ Dung Thế hiện tại rõ ràng là lật ngược trái phải. Không có mệnh lệnh của Đại Tư mã, cháu không tin em trai cháu sẽ tự tiện vượt biên tấn công người Yến. Trong quốc thư của hắn nhất định có trá, vô cùng đáng nghi. Đám Lưu Huệ kia xưa nay đã có bất mãn với Đại Tư mã, bình thường chỉ muốn sống tạm bợ, Phùng công biết rõ điều này mà. Trước khi Đại Tư mã chưa hồi âm tin tức, cháu cầu xin Phùng công trong lúc triều đình tranh luận thì đừng bao giờ thoái nhượng ạ.
– Cháu xin cảm tạ Phùng công trước ạ!
Lạc Thần hành lễ thật sâu với ông ta.
– Ôi ôi, xin phu nhân đừng làm như vậy. Đây là quốc sự, không phải là việc nhỏ, dù không có lời nói của phu thân, trước khi chưa nhận được hồi đáp của Đại Tư mã, tôi cũng không dám coi việc này như trò đùa. Phu nhân cứ yên tâm, tôi sẽ cố gắng hết sức khuyên thái hậu đừng dễ tin người.
Lạc Thần tiễn người đi rồi, ngồi một mình hồi lâu, tâm tư không yên, đi dạo bộ dọc theo đình viện, lại đi đến bên bờ sông đứng ở đó ngắm nhìn con sông kia.
Tối nay không có thủy triều, nước sông bình thản phẳng lặng, dòng sông êm đềm chảy qua những tảng đá sông dưới chân nàng.
Nàng nhìn bầu trời đêm tối tăm đen như mực đối diện, đang trong trạng thái xuất thần, nàng đột nhiên nghe thấy tiếng nước nhỏ bắn tung tóe từ bờ sông cách đó không xa, như thể có người vừa mới ra khỏi nước.
– Là ai dám tự tiện xông vào cấm địa?
Bốn phía trên Bạch Lộ Châu cứ cách vài bước lại có một trạm gác, ngày đêm tuần tra không ngừng nghỉ. Thủ vệ phụ cận lập tức bị động tĩnh này chú ý, nhanh chóng hội tụ lại che chắn ở trước Lạc Thần, rút đao ra quát lớn.
Một người đàn ông nhô đầu ra khỏi nước sông, lau khuôn mặt ướt sũng nước.
Lạc Thần nhận ra ngay, đó là Đô vệ Lý Hiệp đã lâu không gặp, vội sai người lui đi hết.
– Là tôi đây!
Lý Hiệp lên bờ, sải bước nhanh đến trước mặt Lạc Thần, cung kính thấp giọng nói:
– Phu nhân, phụ cận bến đò có tai mắt, nên tôi lặn xuống nước mà tới đây. Tôi phụng lệnh của Đại Tư mã đến đây để mau chóng an bài cho phu nhân rời khỏi Kiến Khang.
Lạc Thần cũng đã dần dần cảm nhận ra được, trong nửa năm qua, kể từ khi Lý Mục rời khỏi Kiến Khang, mình bất kể là ở Bạch Lộ Châu hay là ở trong thành, bất luận là ở đâu thì phụ cận dường như đều có đôi mắt nhìn mình chằm chằm. Lòng nàng trùng xuống, còn chưa kịp đáp lời đột nhiên nghe thấy có tiếng bước chân ở phía sau, quay đầu lại, thấy là một vú già chạy tới, bẩm báo:
– Thái hậu tới, nói muốn gặp phu nhân ạ!
Hết chương 138
Vào tháng 5 năm nay, sau khi hoàng đế hậu Hạ cùng với tông thất quý tộc liên quan bị bắt đã được áp giải tới Kiến Khang đúng thời hạn. Lễ hiến tế tù binh mà người dân đã chờ đợi từ lâu đã được tổ chức trước Tuyên Dương Môn của phía Nam hoàng thành.
Ngày hôm nay là một ngày trời trong nắng ấm, thái hậu mang theo ấu đế ngồi ngay ngắn trên thành lầu Tuyên Dương Môn, văn võ bá quan lần lượt ngồi trái phải, dân chúng được phép đứng nhìn từ xa.
Thiên uy áp đảo, không ai dám không nghe theo. Khi mà thái hậu đương triều thay mặt ấu đế hô một tiếng “chém”, mấy chục đầu người Yết trong khoảnh khắc lăn xuống đất. Quần chúng vô cùng kích động, dân chúng phát ra tiếng hoan hô chấn động toàn thành.
Đây là một chiến thắng vĩ đại chưa từng có của người phương Nam đối với phương Bắc trong nhiều năm sau Đại Ngu vượt sông về phương Nam kể từ sau trận đại chiến Giang Bắc vào mấy năm trước. Cuộc Bắc phạt lần này chẳng những hoàn toàn tiêu diệt Yết Hạ, chém đầu quân địch ngay tại kinh sư mà hơn nữa, cũng đã mở rộng biên giới của Đại Ngu đến khu vực Hoài Nam, thống nhất mười tám châu. Nam Từ Châu, nam Dự Châu, nam Duyện Châu, những vùng đất bị mất rơi vào tay người phương Bắc cai trị từ lâu đã quay về Đại Ngu.
Đã mấy ngày trôi qua kể từ lễ tế tù, người dân trên đường phố Kiến Khang vẫn đang thảo luận về chủ đề này, cái tên mà họ nhắc đến nhiều nhất đương nhiên là Đại Tư Mã Lý Mục đương triều.
Lý Mục cũng không khải hoàn về triều giống như mọi người mong đợi.
Sau khi tiêu diệt Yết Hạ, phương Bắc hiện giờ ngoại trừ mấy vùng đất ở biên giới còn bị Hồ quốc chiếm cứ cùng với Đại Ngu tạo thế chân vạc tương đối ra thì chỉ còn lại có Yến quốc Tiên Bi.
Kể từ sau ba năm trước Yến quốc đánh hạ được Lạc Dương, hoàng đế Mộ Dung Thế vẫn chưa dời thủ đô đến Lạc Dương, vẫn lấy Yến quận làm thủ đô, lấy Lạc Dương làm thủ đô thứ hai mà thôi.
Mấy năm nay, mượn việc Yết Hạ chạy trốn tới Nhữ Nam làm lá chắn, Yến quốc đã chiếm giữ các quan ải gồm Ung, Tần, Vị cùng với bắc Từ Châu, bắc Dự Châu, bắc Duyện Châu vốn thuộc bụng Trung Nguyên nằm dưới sự cai quản của Yết Hạ, từ sau khi đẩy biên giới như tằm ăn rỗi từ phía Nam lên tới Hoài Bắc thì đình chỉ chiến sự, bắt đầu khuyến khích trồng trọt, xây dựng công trình thủy lợi và sinh sản mở rộng dân chúng, nghiễm nhiên một lòng lập quốc, không có bất cứ hoạt động quân sự ở phương Bắc nữa.
Thế nhưng ngay trước đó không lâu, khi Lý Mục tiêu diệt Yết Hạ trên đường khải hoàn trở về phương Nam thì lại nhận được một tin tức từ phương Bắc truyền đến.
Đại quân Bắc Yến tập kết tại biên cảnh, phát động tấn công đối với Đồng Quan.
Mộ Dung thị năm đó nhân lúc Nam Triều nội loạn đã đoạt lấy Lạc Dương, sau đó hai bên lấy Đồng Quan làm ranh giới, phía tây Hoa Châu thuộc sự cai quản của Lý Mục, phía Đông thì thuộc về Yến quốc, và vùng đất này tạm thời được coi là ranh giới.
Sau ba năm ngủ yên, Mộ Dung Thế vào lúc này lại đột nhiên có hành động, chĩa thẳng mũi thương vào Trường An.
Lý Mục từ sau khi lên làm Đại Tư Mã, mấy năm nay Trường An vẫn do Tôn Phóng Chi và Cao Hoàn canh giữ. Họ luôn duy trì cảnh giác đối với Yến quốc, và vùng Đồng Quan lúc nào cũng có trọng binh canh gác.
Thế nhưng hành động lần này của Mộ Dung Thế tới vô cung đột ngột, hơn nữa chuẩn bị tỉ mỉ, về mặt sức mạnh so với quân phòng thủ trên mặt binh lực gã chiếm ưu thế tuyệt đối. Ngay từ ban đầu thế tấn công đã vô cùng hung mãnh, nhanh chóng vượt qua biên giới, chiếm lĩnh mười mấy quận huyện phía tây Hoa Châu, lúc đánh tới Đồng Quan thì bị quân coi giữ dựa vào địa thế mà triển khai chống cự mạnh mẽ, bấy giờ mới dừng bước tiến lại, hai bên tạm thời lâm vào thế giằng co.
Quân tình khẩn cấp, Tôn Phóng Chi và Cao Hoàn một mặt tổ chức phòng ngự, một mặt nhanh chóng gửi tin tức cho Lý Mục.
Trước tình hình đó, Lý Mục vừa đánh hạ Hạ Yết đã tạm thời thay đổi kế hoạch, phái người áp giải tù binh về Kiến Khang đúng thời hạn, mình thì lập tức suất lĩnh đại quân quay đầu đi về hướng Trường An để ứng phó.
Đối với dân chúng Nam Triều bình thường mà nói, trong ba năm qua, không những ông trời có mắt, mưa thuận gió hoà mà bắt đầu từ năm ngoái, triều đình thi hành rất nhiều hành động cải tiến dân sinh, cũng làm cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn của họ đã tốt lên rất nhiều.
Ở trong mắt dân chúng, tất cả những điều này là nhờ vào Lý Mục.
Bởi vì Nam Triều có một nhân vật như thế, nên máu vốn đã nguội lạnh vì thất vọng năm xưa lại nóng lên.
Họ háo hức chờ đợi, đồng thời cũng tin tưởng chắc chắn rằng Đại Tư Mã Lý Mục của họ nhất định có thể tiếp tục danh hiệu chiến thần bất bại của mình, sau khi hoàn toàn tiêu diệt Yết Hạ nhân cơ hội này lại tiêu diệt Yến quốc người Tiên Bi đang chiếm cứ bụng Trung Nguyên.
Nếu như thế, Đại Ngu sẽ hoàn toàn giành lại được toàn bộ bắc địa, lại một lần nữa ngự lâm Cửu Châu. Cuộc hành trình Bắc phạt kéo dài và khó khăn này do Cao Kiệu phát động cách đây hai mươi năm trước cũng sẽ đi đến một kết thúc viên mãn.
Cộng vũ chi phục, dĩ định vương quốc. Trung Nguyên chìm nổi mấy chục năm đưa về một mối, đây sẽ là một sự nghiệp vĩ đại kích động nhân tâm bực nào!
Khi dân chúng cả nước đang chìm đắm trong niềm hân hoan và mong chờ thì họ không biết rằng vào ngày này cuối tháng 5, một sứ giả đến từ Lạc Dương đi tới trong cung Kiến Khang, thay cho chủ nhân của mình là Mộ Dung Thế hoàng đế Yến quốc mang đến một phong thư.
Sứ giả này là một tông thất Yến quốc, tên là Mộ Dung Nguyên, Hán hoá rất sâu, là người có tài hùng biện, phong thái và cách ăn mặc không khác mấy so với người Nam Triều.
Ở trong quốc thư Mộ Dung Thế vẫn xưng thần, lời nói khiêm tốn cung kính và tôn trọng, nói Mộ Dung thị từ ban đầu chính là thần tử của Đại Ngu, về sau bởi vì gặp loạn thế mà xuôi theo dòng chảy. Bản thân mình từ nhỏ đã ngưỡng mộ Hán học, coi Đại Ngu là thượng quốc, trước tiên báo thù Hạ Yết thành công, sau khi may mắn lên làm hoàng đế Yến quốc thì một lòng muốn dừng chiến tranh, chỉ muốn tự bảo vệ mình. Mấy năm trước mình vẫn giữ nghiêm biên giới, không dám vượt qua ranh giới. Khoảng thời gian ngắn trước, quân đội Yến quốc sở dĩ phát sinh xung đột với quân coi giữ Đại Ngu tuyệt đối không phải mong muốn của mình, càng không phải cố tình làm việc đó, truy cứu nguyên nhân này chính là do quân coi giữ Quan Tây không tuân thủ giới hạn nhiều lần xâm phạm biên giới, bản thân mình với dân chúng Quan Đông bị áp lực bấy giờ mới hạ lệnh tập kết quân đội để tự vệ.
Gã nói, nhiều năm trước tới nay, Nam Bắc thù địch lẫn nhau, giữa các bang phương Bắc càng chinh phạt nhau không ngừng nghỉ, cuộc sống của dân chúng cực kỳ khó khăn. Gã biết nếu như mình hiện giờ lại khai chiến với Đại Ngu, chắc chắn hai bên đều sẽ lưỡng bại câu thương, cho nên mới một lòng cầu hoà. Yến quốc chẳng những lập tức ngăn binh, còn đồng thời nguyện lấy Nhữ Dương vừa mới đoạt được từ tay Yết Hạ trả lại cho Đại Ngu, nhằm bày tỏ thành ý cầu hoà. Không chỉ thế, gã còn bằng lòng phái sứ đoàn xuống phương Nam, lấy thân phận nước phụ thuộc tiến cống Đại Ngu, nhiều thế hệ xưng thần để sửa chữa và xây dựng hòa bình biên giới.
Phong quốc thư này đã gây nên sóng to gió lớn trên triều đình Đại Ngu.
Ngày hôm nay, Lạc Thần tuy ở Bạch Lộ Châu nhưng cũng mau chóng biết được tin tức, lập tức sai người gửi thư tay cho Phùng Vệ.
Vào ban đêm, Phùng Vệ vội vã đi lên đảo. Lạc Thần nghe tin ông ta tới thì đi ra tiền đường. Phùng Vệ sắc mặt nghiêm trọng, vẫn chưa ngồi mà đi đi lại lại trong sảnh, dáng vẻ tâm thần không yên, nhìn thấy Lạc Thần đi ra thì vội bước nhanh tới chào hỏi nàng.
– Đã nhiều ngày không gặp, phu nhân vẫn khoẻ chứ.
Bất kể từ bối phận hay tuổi tác, Phùng Vệ đều lớn hơn Lạc Thần. Nhưng bao nhiêu năm nay ở trước mặt nàng ông ta vẫn luôn kính cẩn tôn trọng. Hôm nay nàng vừa gửi thư tay cho ông ta, không ngờ ông ta lại lên đảo nhanh như thế.
Điều này tất nhiên là vì Lý Mục, trong lòng Lạc Thần biết rõ, mời ông ta ngồi xuống, nói:
– Phùng công tôn trưởng, vì bức thư của cháu mà ngài đích thân đến đây, cháu vô cùng cảm kích. Mời ngài ngồi ạ.
Đợi ông ta ngồi xuống rồi nàng mới hỏi chuyện ban ngày.
Phùng Vệ ngồi xuống, nói:
– Hôm nay sau khi Yến sứ đi dịch quán rồi, cả triều thần đều tranh luận về quốc thư kia. Khi triều tan mà cũng chưa có kết quả gì.
Ông ta dừng một chút.
– Thành thật mà nói, theo ý ta, Mộ Dung Thế xảo trá, không hề đáng tin. Gã nói lần này gã tập trung hoả lực vào Đồng Quan là vì quân coi giữ Đại Ngu ta vượt biên trước. Đây rõ ràng là ăn không nói có. Ta cũng hiểu, chỉ là…
Ông nhíu mày, lắc đầu.
– Đám Lưu Huệ cứ nhất quyết giặc cùng đường chớ đuổi. Nhưng mà Mộ Dung Thế binh hùng tướng mạnh, nếu đấu võ, chiến sự nhất định lề mề kéo dài, hao tổn công quỹ không nói, dân chúng oán thán không nói, ngộ nhỡ chiến sự thất bại, cục diện sẽ không thể cứu vãn được. Nam Triều khó khăn lắm mới đi đến cục diện tốt như hiện nay, chỉ sợ một đi không thể quay lại được. Nếu đối phương thật sự có ý cầu hoà, không bằng nhân cơ hội này thừa nhận thế chân vạc Nam Bắc, chia đất cai trị, nhằm ổn định và hoà bình lâu dài. Đây cũng là nguyện vọng của người dân.
Lưu Huệ trong miệng Phùng Vệ chính là vị Chinh Lỗ tướng quân từng thay thế chức quan của Lục Quang, khi Kiến Khang gặp loạn đã không muốn ở lại mà tuyên bố mình đi theo bảo vệ đế hậu đi Khúc A, hiện giờ đang giữ chức Hầu trung, là đại gia môn phiệt mới nổi ở tân triều trong mấy năm nay.
Lạc Thần nghe xong thì yên lặng.
Trong lòng nàng hiểu rõ, Lưu Huệ cầm đầu sĩ tộc môn phiệt những kia, mấy năm nay ngoài mặt thì cung kính nghe theo Lý Mục, nhưng trong lòng nhất định là hận hắn thấu xương. Nguyên nhân trực tiếp có lẽ là đầu năm ngoái Lý Mục đã thi hành một loạt chính sách mới.
Kể từ khi Đại Ngu vượt sông về phương Nam, trong nhiều năm, môn phiệt sĩ tộc và cường hào địa chủ các nơi đã chia cắt và chiếm hữu gần như toàn bộ núi sông, ao hồ làm của riêng, dân chúng bình thường ngoại trừ phải nộp thuế phú lên quan phủ ra thì bình thường còn phải đi săn bắt đốn củi, giăng lưới bắt cá và cũng phải nộp thêm vào thuế cho những sĩ tộc địa chủ chiếm đóng rừng và ruộng đất này. Dưới áp bức nặng nề, dù cho có gặp được năm được mùa, thì thu nhập cũng không đủ nuôi gia đình, cuộc sống vô cùng gian khổ, thế cho nên tình nguyện mất đi tự do mà đầu nhập vào trang viên cầu xin sự che chở. Mà trang viên lớn lớn bé bé các nơi phụ thuộc vào môn phiệt sĩ tộc đều che giấu một lượng lớn nhân khẩu dân thường như trang đinh vì lợi ích riêng của họ, điều này dẫn đến triều đình không có binh lính có thể chinh chiến, không có thuế để thu, không thể nào nuôi dưỡng chiến tranh. Loạn tượng lan tràn, ác tính tuần hoàn.
Cơ trọng thuế má, đinh khẩu xói mòn, hai thứ hỗ trợ lẫn nhau này lại ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu của Nam Triều, Cao Kiệu trước kia không phải là chưa từng sửa chữa, nhưng trong triều đình nơi quý tộc nắm quyền, sắc lệnh được ban hành ra thì là một tờ giấy chết, nhiều lần cấm nhưng không hề dừng mà còn càng ngày càng nghiêm trọng.
Đến nay Lạc Thần còn nhớ rõ, thời điểm đó Lý Mục vì thi hành tân chính, tình cảnh cực kỳ gian nan. Ngay cả Phùng Vệ dù ngoài mặt rất tán thành, cực kỳ phẫn nộ đối với bệnh trạng này của triều đình, nhưng khi thực thi nó thì ông ta lại kiếm cớ đùn đẩy không muốn giúp đỡ. Ngoại trừ ông ta không muốn đắc tội người khác, áp lực từ Phùng gia cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Suy cho cùng, làm quan trong triều đình này đều là đại gia sĩ tộc, nhà ai mà không có một chút núi non, rừng hồ, ai chưa từng nhận lễ vật từ các trang viên phía dưới? Nếu như thật sự thi hành tân chính, lợi ích của Phùng thị nhất định cũng bị tổn hại.
Chính trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, Lạc Thần đi tìm thúc phụ Cao Duẫn thời điểm đó đã mượn cớ bị bệnh mà thoái ẩn điền viên, trần thuật những lợi và hại cho ông ấy, khẩn cầu ông ấy đi đầu ra mặt giải phóng toàn bộ tài sản trang viên và trang đinh đã giấu đi thuộc sở hữu trên danh nghĩa của ông ấy.
Thúc phụ lúc đó rất khó chịu, nhưng cuối cùng vẫn bị Lạc Thần thuyết phục, miễn cưỡng báo cáo toàn bộ hơn 800 đinh khẩu đã ẩn náu trong trang viên suốt nhiều năm qua.
Sau khi Cao thị trở thành sĩ tộc đầu tiên hưởng ứng chính sách mới, Lý Mục không còn chút kiêng dè nào nữa, hạ lệnh giết Lưu Vọng quận thủ Hội Kê có ảnh hưởng rất lớn lúc ấy đã công nhiên đi đầu kháng mệnh với một trang viên có giấu hơn ba nghìn người. Một đao vừa chém xuống, cả triều im tiếng, không một ai dám đùn đẩy nữa, chính sách mới bấy giờ mới có thể thi hành, dân chúng hân hoan, mới qua hơn một năm thôi mà hiệu quả của nó đã thể hiện ra rõ rệt.
Mà Lưu Vọng bị lấy ra tế cờ ngày đó chính là thân tộc của Lưu Huệ.
– Không biết Đại Tư Mã hiện giờ lãnh binh tới đâu rồi, cũng không biết khi nào ngài ấy mới nhận được tin tức đây.
Lạc Thần đang trầm tư, nghe Phùng Vệ thở dài.
– Hôm nay nếu như có mặt Đại Tư Mã là đã có thể giải quyết dứt khoát rồi, chiến hoặc là hòa, triều thần cũng không đến mức tranh cãi tới mức độ này.
Lạc Thần ngước lên nhìn Phùng Vệ, nói:
– Phùng công, tuy rằng Đại Tư mã không ở Kiến Khang, nhưng Phùng công đã có thắc mắc, vậy thì cháu xin thay mặt huynh ấy trả lời ngài.
– Lòng người ổn định. Nếu như Mộ Dung Thế thật lòng lui binh, thế thì dù cho Đại Tư mã một lòng muốn khôi phục Lạc Dương thì cũng sẽ không tự ý hành động, làm ra chuyện mà thiên hạ không tán đồng mà chiến đấu không ngừng nghỉ. Nhưng Mộ Dung Thế hiện tại rõ ràng là lật ngược trái phải. Không có mệnh lệnh của Đại Tư mã, cháu không tin em trai cháu sẽ tự tiện vượt biên tấn công người Yến. Trong quốc thư của hắn nhất định có trá, vô cùng đáng nghi. Đám Lưu Huệ kia xưa nay đã có bất mãn với Đại Tư mã, bình thường chỉ muốn sống tạm bợ, Phùng công biết rõ điều này mà. Trước khi Đại Tư mã chưa hồi âm tin tức, cháu cầu xin Phùng công trong lúc triều đình tranh luận thì đừng bao giờ thoái nhượng ạ.
– Cháu xin cảm tạ Phùng công trước ạ!
Lạc Thần hành lễ thật sâu với ông ta.
– Ôi ôi, xin phu nhân đừng làm như vậy. Đây là quốc sự, không phải là việc nhỏ, dù không có lời nói của phu thân, trước khi chưa nhận được hồi đáp của Đại Tư mã, tôi cũng không dám coi việc này như trò đùa. Phu nhân cứ yên tâm, tôi sẽ cố gắng hết sức khuyên thái hậu đừng dễ tin người.
Lạc Thần tiễn người đi rồi, ngồi một mình hồi lâu, tâm tư không yên, đi dạo bộ dọc theo đình viện, lại đi đến bên bờ sông đứng ở đó ngắm nhìn con sông kia.
Tối nay không có thủy triều, nước sông bình thản phẳng lặng, dòng sông êm đềm chảy qua những tảng đá sông dưới chân nàng.
Nàng nhìn bầu trời đêm tối tăm đen như mực đối diện, đang trong trạng thái xuất thần, nàng đột nhiên nghe thấy tiếng nước nhỏ bắn tung tóe từ bờ sông cách đó không xa, như thể có người vừa mới ra khỏi nước.
– Là ai dám tự tiện xông vào cấm địa?
Bốn phía trên Bạch Lộ Châu cứ cách vài bước lại có một trạm gác, ngày đêm tuần tra không ngừng nghỉ. Thủ vệ phụ cận lập tức bị động tĩnh này chú ý, nhanh chóng hội tụ lại che chắn ở trước Lạc Thần, rút đao ra quát lớn.
Một người đàn ông nhô đầu ra khỏi nước sông, lau khuôn mặt ướt sũng nước.
Lạc Thần nhận ra ngay, đó là Đô vệ Lý Hiệp đã lâu không gặp, vội sai người lui đi hết.
– Là tôi đây!
Lý Hiệp lên bờ, sải bước nhanh đến trước mặt Lạc Thần, cung kính thấp giọng nói:
– Phu nhân, phụ cận bến đò có tai mắt, nên tôi lặn xuống nước mà tới đây. Tôi phụng lệnh của Đại Tư mã đến đây để mau chóng an bài cho phu nhân rời khỏi Kiến Khang.
Lạc Thần cũng đã dần dần cảm nhận ra được, trong nửa năm qua, kể từ khi Lý Mục rời khỏi Kiến Khang, mình bất kể là ở Bạch Lộ Châu hay là ở trong thành, bất luận là ở đâu thì phụ cận dường như đều có đôi mắt nhìn mình chằm chằm. Lòng nàng trùng xuống, còn chưa kịp đáp lời đột nhiên nghe thấy có tiếng bước chân ở phía sau, quay đầu lại, thấy là một vú già chạy tới, bẩm báo:
– Thái hậu tới, nói muốn gặp phu nhân ạ!
Hết chương 138