Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Dã Tượng rước Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương về đến hành doanh Xuân Đình vào lúc bình minh. Tất cả sự tấp nập của hành doanh giữa hai trận đánh đang diễn ra ồ ạt. Hàng loạt lều trận lợp da sơn đỏ dựng san sát ở trảng trống của làng Xuân Đình. Tiếng mõ lệnh, tiếng tù và của quân sơn cước, tiếng trống đồng đánh điệu mừng, tiếng chiêng, tiếng ngựa hí, tiếng voi gầm huyên náo. Cờ xí cắm loạn mắt. Những lính thông hiệu cưỡi những con ngựa chiến thực hăng phi đi phi về. Riêng ở các bếp cơm đã nấu xong rồi. Lửa được dập tắt kỹ lưỡng để khói không bốc lên. Những ngũ lính tuần thám bằng ngựa tế ầm ầm qua, tung bụi mù mịt. Họ phi ngựa về lều trận của Trương Hán Siêu. Đó là nơi thu góp tin tức về địch, về chiến trường, về hành quân của tạ Trần Quốc Tuấn gò cương. Con ngựa tía mật gật cổ hục hặc muốn phị Binh sĩ nhận ra Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương. Tiếng reo hò vang lên:

- Quốc công muôn tuổi! Quốc công muôn tuổi!

Trần Quốc Tuấn cười sung sướng. Ông thả cương. Con tía mật lao vụt đi, đưa ông về lều trận, theo sau là đoàn tùy tùng và Dã Tượng. Vào trướng hổ, Trần Quốc Tuấn ngồi ngay vào án thư, bắt đầu một ngày làm việc quân. Ông ra lệnh truy nã bọn giặc hai bên bờ sông Thiên Mạc. Ông ra lệnh đưa các chiến sĩ bị thương về các làng, nhờ dân làng chăm nom. Ông ra lệnh cho quan coi lương phát rượu, phát lợn cho đạo quân chiến thắng ở Chương Dương, và nhiều lệnh khác nữa. Lúc ông đã ngơi tay bút phê vào các bản lệnh. Dã Tượng vẻ mặt buồn rầu bước vào trướng hổ trình lên ông một chiếc nậm rượu. Trần Quốc Tuấn sững người nhìn chằm chằm chiếc nậm rượu. Ông nhận ra chiếc nậm này là của ông. Ông đã cho cụ Uẩn, người lính già thời Nguyên Phong đã từng là tay kiếm hộ vệ cho cha ông. Hỡi ơi, ông già bến Bình Than, ông đã từng giữ lái thuyền tướng cho ta trong mấy mùa luyện quân, ông đã từng mặc áo the La Khê súng sính thay mặt hương Vạn Kiếp về dự hội Diên Hồng, ông đã từng dạy dỗ binh gia của ta, nên biết bao dũng sĩ cung kiếm tuyệt vời mà trí dũng cũng hơn người... Nhìn cái nậm, Trần Quốc Tuấn hiểu rằng cụ Uẩn đã lập công lớn trong trận đốt thủy trại Chương Dương, nhưng ông cụ đã đem thân mình đền nợ nước trong trận đó. Thốt nhiên, Trần Quốc Tuấn hiểu rằng sơn hà xã tắc vững bền chính nhờ gương chiến đấu xả thân của biết bao con người trung nghĩa, trong đó có những người như cụ Uẩn, như ông già họ Hoàng trên bãi Màn Trò...

Nếu như tất cả trận đánh to, nhỏ trong một cuộc chiến tranh đều có cân lượng của nó thì các liệt sĩ ngã xuống vì nghĩa cả có người được chép tên trong quốc sử, có người không, nhưng nhân dân đời đời không quên ơn các bậc tiên liệt, tất cả các bậc tiên liệt. Trần Quốc Tuấn khẽ ra lệnh gọi Trương Hán Siêu. Khi viên quan coi về từ lệnh của hành trung doanh đến, Trần Quốc Tuấn nói:

- Nhà ngươi thảo sẵn bài văn để ta tế các tướng sĩ trận vong một tuần. Thế đó. Ông cầm quân vì chí nam nhi đã chịu ơn vua nợ nước, vì cơm áo của trăm họ, vì mái ấm nhà yên của dân lành. Đó là lẽ sống của ông và của mọi người dưới trướng ông. Nhưng làm được điều đó, chính là nhờ nghĩa tử tiết của các liệt sĩ. Ông sẽ ô hô ba tiếng thống thiết trong tuần tế tướng sĩ trận vong. Rượu thiêng sẽ rót ba chén xuống nước dòng Thiên Mạc này, đem tấc lòng ông hòa vào cái lai láng của con sông mênh mang. Còn bây giờ... thì phải dành cho những người đang sống và những người chưa sinh ra! Trần Quốc Tuấn gằn giọng ra lệnh:

- Cho thông hiệu hẹn các hành doanh vùng Thăng Long phải phái người về ngay chờ lệnh ở đây tối nay.

Ông sai Dã Tượng cắm biển cấm ở cửa lều trận, hạ các rèm che nắng xuống. Trong thứ ánh sáng mờ nhạt của trướng hổ, giữa mùi kim loại của binh khí, Trần Quốc Tuấn đắm mình vào những suy tính tỉ mỉ, khó khăn về các trận đánh sắp tới để giải phóng Thăng Long.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenConvert.NET
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK