• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Câu thơ cuối được ngâm lên trong thương cảm.

Cả điện như chìm trong ý thơ dạt dào của mùa xuân. Mãi một lúc sau, tiếng vỗ tay khen gợi của Tông đế vang lên, mới kéo được họ về chốn nhân gian

"Hay quá. Thật không hổ danh đệ nhất tài nữ. Bảy bước làm bốn bài thơ, ngay cả Tào Thực còn phải hổ thẹn không bằng. Tiêu tiểu thư mới thực xứng với danh Thần thi."

"Đúng vậy. Quả thật không hổ danh tài nữ."

"Lời thơ tuôn ra như suối nhưng vẫn mượt mà đầy ý nghĩa. Mỗ đây tự thẹn không bằng." một nhân sỹ trẻ tuổi nói góp vào.

Trong chốc lát cả điện nhao nhao đầy những lời tán dương tận mây xanh.

Bình vương trong lòng cảm thấy có gì đấy bất ổn, càng trở nên cảnh giác hơn bao giờ hết.

Đột nhiên, Tông đế phất tay, nói

"A Thuận, lấy văn phong tứ bảo (bút, nghiên mực, ) ra đây cho trẫm."

A Thuận cầm khay đựng viết, nghiên mực ra, rồi đứng cạnh mài mực.

Tông đế cầm ngòi bút lên viết, những nét chữ như rồng bay phượng múa, đẹp rực rỡ trên tấm lụa màu vàng son.

"Từ cổ mỹ nhân như danh tướng.

Tay không tấc sắt diệt vạn địch."

Tông đế vừa viết xong, A Thuận đã hiểu ý, cẩn thận đón lấy tấm lụa đặt vào khay đỏ.

Cái khay đó dùng để đựng phẩm vật ngự ban của vua.

Vừa thấy động tác của A Thuận, mọi người đã đoán được ngay dụng ý của Tông đế.

Quả nhiên, y nhìn Tiêu Lam, đến cả giọng nói cũng đong đầy ý cười, nói

"Tiêu tiểu thư là bậc tài nữ thoát tục, khiến trẫm ngưỡng mộ khôn cùng, thật lòng muốn ban thưởng. Nếu ban tặng vàng bạc châu báu thì khác nào làm nhục nàng. Vậy, trẫm đành lấy lễ quân tử mà đối đãi quân tử. Mong nàng không chê."

Tiêu Lam quỳ xuống, hai tay chắp lên nhau, dập đầu tạ ơn xong, mới từ từ nâng cả hai bàn tay lên, xòe ra nhận lấy cái khay.

A Thuận vừa thấy động tác của nàng ta, trong mắt không giấu nổi sự khinh thường, nhưng chỉ trong chốc lát sau, lại khôi phục vẻ lạnh nhạt như thường.

Động tác nhận thưởng hợp lễ nghĩa, không hề được sủng mà kiêu, khiến mọi người càng thêm tán thưởng.

Nhưng A Thuận vốn sống trong cung từ nhỏ, thì lại không nhìn sự việc bằng ánh mắt của người thường như vậy. Hắn thầm nghĩ trong bụng rằng, nếu không phải có ý muốn vào cung, thì học những động tác nhận lộc vua này làm gì. Một cô gái lần đầu nhận lộc vua ban mà có thể thực hiện những động tác đấy một cách thành thục như vậy, chắc hẳn đã phải tập trước rất nhiều lần. Cô nương này ngoài mặt thì như thanh tam quả dục (không có tham vọng), nhưng bên trong thì không đơn giản chút nào.

Hiền phi nhìn nét say mê hiện lên trong ánh mắt Tông đế, trong lòng chợt cảm thấy may mắn, vì dù sao Tiêu Lam cũng chỉ là con gái nhà phú hào, vĩnh viễn không thể tiến cung. Dù Tông đế có mê nàng ta cỡ nào, thì cũng không thể bất chấp tất cả nạp nàng ta vào cung.

Thái hậu càng nghe càng mất hứng, bèn nói

"Sắc trời cũng đã bắt đầu ngả vàng rồi, chúng ta kết thúc bữa tiệc ở đây thôi."

Thái hậu vừa nói xong, Thanh Nguyên đã đánh mắt về phía Lâm Hiệp.

Thấy y vẫn án binh bất động, Thanh Nguyên càng căng thẳng hơn.

Nhưng chỉ một cái chớp mắt sau, tiếng hô "có thích khách" đã vang lên, điều mà họ cùng chờ đợi đã đến.

Sau đấy là một sự hỗn loạn khó diễn tả. Nếu bạn thường xem phim thì trong đầu bạn sẽ hình thành một ý nghĩ thế này, thích khách có xông vào cung cũng chỉ là chuyện bình thường.

Nhưng thực ra bạn đã sai lầm, hoàng cung to lớn như vậy, với cả nghìn quân chỉ để gác cổng, thì làm sao thích khách lọt nổi vào.

Có khi đây là lần đầu tiên những người ngồi trong điện này gặp thích khách, nên trông họ chẳng khác gì dân chạy nạn.

Các quan viên miệng thì hô hộ giá nhưng thân thì đã chui xuống gầm bàn.

Còn các quý tiểu thư công tử quý tộc chưa từng thấy cảnh tượng chém giết thì chạy tán loạn cả lên.

Thích khách rất động, hơn cả chục người, người nào người nấy bịt kín mặt mũi, thân hình to lớn, trên tay lăm lăm thanh đao sắc bén.

Không cần một mệnh lệnh nào, các ngự lâm thị vệ tự động chia làm hai toán, một toán xông vào đánh trả lũ thích khách, toán còn lại rút kiếm vây quanh Tông đế, thái hậu và hai vị vương gia.để hộ giá.

Dù quân ngự lâm được huấn luyện hết sức nghiêm ngặt, ai nấy đều chiến đấu rất quyết liệt, nhưng có câu "mãnh hổ nan địch quần hồ" (mạnh không chống được nhiều), số thị vệ chống trả với thích khách cứ bị giết dần.

Hứa Sơn, Lâm Hiệp và một vài vị quan võ khác xông lên tiếp chiến. Tiêu Lam biết trước việc có thích khách đột nhập, nên tỏ ra rất bình tĩnh, cô nàng khẽ núp xuống gầm bàn, chờ thời cờ.

Trận chiến kéo dài cả nén nhang nhưng vẫn chưa ngả ngũ, không một tên thích khách nào xông được đến gần Tông đế, nhưng quân tiếp viện của hoàng gia vẫn chưa thấy ló dạng.

Tông đế nhìn ngự lâm thị vệ ngày càng bị ép vào thế yếu thì tức giận gầm lên

"Lũ Ngự lâm ăn hại rốt cuộc đã chết ở xó nào mà không thấy ló dạng. Cả một Thanh cung rộng lớn thế này mà không có lấy một bóng ngự lâm canh phòng là như thế nào?"

Thủ lĩnh quân Ngự lâm Lữ Phương thấy long nhan giận dữ, bèn quỳ vội xuống.

"Xin hoàng thượng bớt giận, thần sẽ cho người điều động ngự lâm quân đến ngay."

Tông đế cả giận chỉ vào mũi Lữ Phương quát

"Vậy khanh còn quỳ đó làm gí, còn không mau sai người đi ngay."

Lữ Phương vâng một tiếng rồi lập tức sai viên phó tướng bên người chạy đi tìm quân viện trợ ngay.

Viên phó tướng họ Lương vâng vâng dạ dạ rồi mở đường máu chạy đi ngay.

Nhưng vừa chạy ra khỏi Thanh cung, y đột nhiên dừng cước bộ, không chạy nữa.

Y đi đến một cung điện bỏ hoang gần đấy, nơi đó đã tập hợp một đội quân ngự lâm tinh nhuệ.

Hắn thản nhiên ngồi xuống ghế, bỏ mặc những tiếng kêu cứu vang trời ở Thanh cung, chỉ ngồi quan sát nén nhang đang lụi tàn dần trên bàn.

Thanh Nguyên núp vào một góc,trong lòng tính toán.

Từ hành cung chính đến Thanh cung chỉ mất khoảng một nén nhang.

Có nghĩa là, nếu trong vòng một nén nhang nữa mà vẫn không thể tiếp cận được Tông đế thì coi như hỏng bét.

Lâm Hiệp cũng như đang ngồi trên đống than vậy, lúc đầu hắn còn ra tay giết thích khách rất hăng, nhưng sau dần cũng thủ hạ lưu tình rất nhiều lần, có vài lần đã có thể xuống tay chém bay đầu thích khách, nhưng hắn chỉ chém nhẹ lên vai.

Ánh mắt Bình vương lóe lên sự thâm trầm khó dò, chăm chú quan sát từng cử chỉ của Lâm Hiệp. Rồi bất ngờ nghiêng người nói thầm với gả thị vệ đang đứng gần đấy.

Thanh Nguyên than thôi hỏng rồi. Có lẽ Bình vương cũng nhận thấy sự khác lạ, nên đã hạ lệnh cho gả thị vệ đi tìm quân tiếp viện.

Hiển nhiên Tông đế cũng hiểu rõ ý đồ của gã, hắn khẽ liếc A Thuận một cái. A Thuận bèn vung cây phất trần hành lễ một cái rồi xoay người bỏ đi.

"Xem ra gả thị vệ ấy không còn mạng về nữa rồi." Thanh Nguyên thầm nghĩ.

Thanh Nguyên quan sát một lúc, bèn hiểu ngay tại sao cả một đoàn thích khách hung hãn như vậy mà cũng không đấu nổi một đám ngự lâm quân.

Đơn giản vì vẫn chưa có màu đổ, chỉ cần có máu kích thích, cục diện sẽ thay đổi ngay.

Có lẽ vì Lâm Hiệp đã hạ lệnh không được giết bất kì người nào, tuy lũ thích khách vung đao rất nhanh nhưng hạ đao rất nhẹ, nên hầu như không có mấy ai bị thương. Chính vì vậy, Bình vương mới nhìn ra sơ hở.

Xem ra Lâm Hiệp vẫn chưa đủ nhẫn tâm.

Thanh Nguyên suy nghĩ một lúc, rồi đặt tay lên vai, rờ rẫm tìm phần nhiều thịt nhất trên vai, bấm mạnh xuống.

Cô hít vào một hơi lấy can đảm, nhìn khắp xung quanh một lượt, thấy không ai nhìn về phía mình, bèn nhặt lấy thanh kiếm bị đánh rơi gần chỗ mình, chém vào vai của chính mình.

Tuy không tồn thương đến gân cốt nhưng vết thương trên vai vẫn rất đau, dù vậy, đôi tay cô không hề run rẩy.

Xong, cô ngả lăn ra đất, khóc thét lên

"Cứu mạng, cứu mạng với, thích khách chém tôi."

Lâm Hiệp ngạc nhiên nhìn vết chém dang chảy máu ròng ròng trên vai Thanh Nguyên, trong lòng lóe lên sự nghi hoặc. Rõ ràng hắn đã dặn không được đả thương bất kì người nào, lũ thích khách này sao dám làm trái lệnh hắn?Chẳng lẽ....

Nghĩ vậy, hắn ngẩng đầu lên, liền chạm ngay một ánh mặt bình tĩnh, lạnh lùng, hoàn toàn không phải ánh mắt của một kẻ bất ngờ bị thương.

Lâm Hiệp rốt cuộc cũng vỡ lẽ ra. Hắn cũng hít sâu một hơi, vừa đánh vừa tiếp cận gã thích khách đầu đàn, đọc lên một cái tên.

Gả thích khách hiểu ý, bèn xoay người xông đến chỗ ngồi của Dung quốc công, đâm vào ngực ông ta một nhát.

Dung quốc công cũng là người từng trải, lại có luyện võ, bèn ngiêng người tránh được một nhát, thanh kiếm chỉ sượt nhẹ qua vai, dính chút máu.

Lâm Hiệp tận mắt thấy Dung quốc công không hề hấn gì, nhưng vẫn hét bừa lên

"Bảo vệ quốc công, ông ấy bị đâm trúng ngực rồi."

Thanh Nguyên ôm chặt vết thương, phụ họa theo

"Quốc công tính mạng nguy kịch."

Trong chốc lát, tiếng hét hòa vào mùi máu tanh, tiếng kêu cứu vang lên khắp nơi.

Những quan viên ngồi ở đây đều là những người thông minh, lúc đầu còn sợ, nhưng sau thấy đám thích khách chỉ chăm chăm nhằm vào Tông đế, không nguy hiểm đến bản thân, nên cũng thả lỏng.

Nay lại thấy chúng "được ăn cả ngả về không", gặp ai giết đấy bèn sợ đến nỗi bủn rủn tay chân, chỉ lo kiếm chỗ chạy.

Thế là cả đám người vừa quan viên vừa tài tử tiểu thư chạy loạn xạ cả lên, dẫm đạp lên nhau.

Các thị vệ ngự lâm không dám chém bậy, sợ chém phải người vô tội, còn thích khách thì cứ mậc sức mà chém, thế là chỉ trong chốc lát, thích khách đã áp đảo

Thái hậu nghe câu "quốc công nguy kịch" bèn lo lắng đến mất cả lí trí, ra lệnh

"Lũ ngự lâm các người còn đứng đực ở đây làm gì? Còn không xông lên ứng cứu."

Bình vương giữ chặt tay bà, nói

"Mẫu hậu, khoan manh động, cữu cữu (cậu) là người luyện võ, há dễ bị thương."

Nhưng ngay lúc đó, tiếng hét trầm trầm đầy nội lực của Lâm Hiệp vang lên kháp điện "Mau gọi thái y ngay, quốc công đang hấp hối."

Thái hậu bèn hất tay Bình vương, thét lớn

"Lữ Phương, ngươi chết đâu rồi, còn không cút ra đây."

Lữ đại nhân đang chiến đấu quyết liệt với thích khách, nhanh chóng trở về quỳ xuống nhận lệnh

'Có ti chức."

"Mau ra lệnh cho đám ngự lâm ngu xuẩn này ra ứng cứu ngay." thái hậu vừa hét lên vừa chỉ vào đám ngự lâm thị vệ đang bảo vệ cho Tông đế.

Lữ Phương liếc nhìn sắc mặt Tông đế, cẩn thận khuyên

"Thái hậu, thứ lỗi thần không thể tuân mệnh, hay là chúng ta chờ quân tiếp viện đến....."

Bình vương lại vịn tay thái hậu, khẽ dụng lực, ánh mắt lạnh lùng quét qua Tông đế, nói

"Mẫu hậu, chỉ có hoàng huynh mới có thể ra lệnh cho điều động ngự lâm quân. Người đừng làm khó Lữ đại nhân nữa."

Tông đế nhếch mép cười, nói

"Mẫu hậu thứ tội, ngự lâm quân để hộ giá chứ không phải để đánh thích khách."

Bình vương thấy Tông đế thấy chết không cứu thì giận tái mặt, tay vẫn nắm chặt cánh tay thái hậu.

Thái hậu bất chấp tất cả, giằng tay ra, rồi chỉ vào mặt Lữ Phương với khí thế bức người, nói

"Bổn cung lấy thân phận Nhiếp chính phi ra lệnh cho ngươi lập tức dẫn người xông ra ứng cứu."

Lữ Phương vốn là môn sinh của Dung quốc công, do đích thân Dung gia nâng đỡ, nên hiển nhiên vẫn nể sợ thái hậu hơn Tông đế. Lão cũng hiểu nếu Dung gia mà thất thế thì lão cũng không thể trụ vững trong triều.

Lão tính toán trong lòng, cũng sắp hết một nén nhang, một lúc nữa quân tiếp viện sẽ đến, bên này e là cũng không còn nguy hiểm, thế là cũng an tâm hơn, bèn chỉ vào đám ngự lâm quân đang bảo vệ Tông đế, ra lệnh "Các ngươi xông vào ứng chiến ngay."

Đám ngự lâm thị vệ thấy Tông đế không ra lệnh ngăn cản, bèn nhanh chóng rời vị trí chạy ra ứng chiến.

Thời cơ đã đến, khi tên thị vệ cuối cùng vừa rời khỏi, một tên thích khách xông như tên bắn về phía Tông đế.

Hành động ám sát này chỉ diễn ra trong nháy mắt, không một ai kịp phản ứng.

Kỳ vương tái cả mặt vội phóng kiếm về phía tên thích khách để chặn hắn lại.

Mũi kiếm của Kỳ vương cắm xuyên ngực thích khách, nhưng y vẫn chăm chăm lao vào Tông đế.

Ngay lúc nghìn cân treo sợi tóc, một bóng dáng xanh lam đã xông ra chắn trước Tông đế, mũi kiếm của gả thích khách, vừa vặn đâm qua ngực người con gái ấy.

Gả thích khách và cô gái cùng lúc ngả nhào xuống.

Tông đế ôm mỹ nhân trong lòng, mặt trắng bệch, vừa đạp vào xác tên thích khách một phát, vừa thất thanh hô lên

"Gọi thái y, gọi thái y ngay cho trẫm."

Nhưng thái y chưa đến thì quân tiếp viện do viên phó tướng chỉ huy đã đến

"Quân tiếp viện đến rồi."

"Chúng thần hộ giá chậm trễ."

"Thái y đến rồi."

"Lũ cẩu nô tài này, bây giờ mới vác mặt đến, nhanh cứu quốc công gia ngay."

"Tóm gọn bọn chúng cho trẫm."

"Thích khách cắn thuôc độc tự sát."

Thanh Nguyên nhìn tình hình hỗn loạn trước mắt, rồi len lén ôm vết thương trên bả vai, cố lết vào một lúm cây khuất.

Cô đè thật chặt vết thương, vừa để tránh không mất máu thêm, vừa dùng đau đớn để bắt bản thân phải tỉnh táo.

Rất nhiều tạp âm rơi vào tai cô nhưng cô chẳng nghe rõ họ đang nói gì.

Một lúc lâu sau, những tiếng động huyên náo biến mất, hình như tất cả mọi người đều đi mất rôi, hình như đã bỏ quên cô.

Một lúc sau, cô nghe thấy tiếng một thanh niên trẻ, hình như là lính ngự lâm, anh ta đang khóc thương người bạn vừa ngả xuống của mình. Họ nói gì nhỉ?

Một lúc sau nữa, cô nghe thấy một giọng nói trong trẻo vang lên

"Nô tỳ được Lan cô cô phái đến."

Đến lúc đó, cô mới yên tâm thả lỏng bản thân vào giấc ngủ.

Lúc cô tỉnh lại đã là rạng sáng ngày hôm sau.

Văn Sinh vừa thấy cô mở mắt, bèn đưa chén thuốc đen tuyền để trước mũi cô, nói

"Nếu đã tỉnh rồi thì uống đi."

Thanh Nguyên sờ vào vai trái đã được băng bó cẩn thận của mình, nhìn một lượt khắp phòng, thấy chỉ có Lương Quan, Bùi Tuấn và Văn Sinh, bèn dựa người vào thành giường, vừa đón chén thuốc vừa hỏi

"Đã xử lý gọn ghẽ rồi chứ?"

Lương Quan gật đầu, đáp

" Hôm ấy quá hổn loạn, vết thương của cô lại không sâu, nên chỉ có hai cô cung nữ băng bó giúp cô. Nô Lan đã bí mật tống cổ họ ra khỏi cung rồi.. Tôi đã đưa cho họ một số tiền lớn, đồng thời cho người đích thân đưa họ về quê. Tin chắc sẽ không ai dám tiết lộ nủa chữ."

Thanh Nguyên cầm chén thuốc đắng nghét uống từng ngụm, nói

"Trên đời này không có người tên Nô Lan, chỉ có Trưởng quản ti trân cục Lan cô cô thôi."

"Tôi biết rồi. Tôi sẽ chú ý." Lương Quan đáp.

Văn Sinh đưa Thanh Nguyên một xấp tài liệu, nói

"Tôi đã cho người về tận Hóa Châu điều tra rồi. Quả nhiên cô đoán không sai, Lan cô cô vốn xuất thân trong gia đình quyền quý, phụ thân cô ta là là Ngự sử tứ phẩm họ Lý, vì trong lúc biên soạn sử sách, viết sai tên thái hậu, nên bị lưu đày đến tận biên cương, toàn gia biếm nô. Cô ta còn có một cậu em trai, tôi đã mua cậu ta về rồi. Tuy đã mua hộ tịch giả để giúp cô ta tiến cung, nhưng đó là những cung điện bình thường.

Một khi muốn vào tẩm cung của thái hậu, thì sẽ bị Nội vụ tra xét kỹ càng, đến lúc đó, e rằng sẽ lộ sơ hở. Hơn nữa, về phía Tiêu gia, tuy đã chuộc lại giấy bán thân, nhưng những người quen biết Lan cô cô thực sự quá nhiều, không thể bịt miệng hết được. Tuy tạm thời Tiêu gia chưa biết cô ta đã vào cung, nên chưa có gì nguy hiểm, nhưng nếu ngộ nhỡ có người phát hiện Lan cô cô cao quý chính là nô tỳ Nô Lan ngày trước,

sẽ có người đem chuyện này ra uy hiếp."

Thanh Nguyên không hề ngẩng đầu lên, vừa đọc tài liệu vừa nói

"Đưa cô ta vào điện của Tiêu phi, Tiêu Lam sẽ tự biết bịt miệng người của Tiêu gia. Còn về thân phận thật của cô ta thì,...tùy cơ ứng biến thôi, đôi lúc nước xiết quá không thể làm lật thuyền, mà ngược lại còn góp sức giúp đẩy thuyền. "

Văn Sinh không trả lời, trong phòng im lặng như tờ. Mùi thơm của thuốc dịu dàng lan tỏa khắp phòng.

"Tiêu Lam vẫn còn chưa tỉnh.." Lương Quan lên tiếng nhắc nhở, phá vỡ sự tĩnh lặng vốn có.

Thanh Nguyên ngước mắt lên, trong đầu lại hiện lên hình ảnh nhát kiếm đâm vào ngực Tiêu Lam ngày hôm ấy.

Ngực gần tim, chỉ cần đứng lệch vị trí một chút, nhất kiếm xuyên tâm, e là mạng cũng không còn.

Rõ ràng cô ta chỉ cần đưa lưng ra đỡ là được hoặc giả chỉ cần đẩy Tông đế ra, cũng có thể xem như có công cứu giá.

Thế nhưng cô nàng lại chọn cách quyết tuyệt nhất, mạo hiểm nhất. Lấy cả tính mạng ra đặt cược.

Thanh Nguyên cười khì một tiếng, đáp

"Cô ta sẽ tỉnh lại thôi, không dễ chết như vậy đâu. Ngay cả chính cung của Tông đế còn chưa kịp nhìn thấy, sao cam tâm đi gặp Diêm vương được."

Trong điện Liêm Chính ngày hôm nay, không một ai dám thở nặng một hơi. Tông đế ngồi trên bệ rồng, quắc mắt nhìn Lữ Phương đang quỳ giữa điện, văn võ đại thần đứng thành hai hàng người đông đúc, thế nhưng trong điện lại tuyệt nhiên không có tiếng động.

"Trẫm muốn biết, toàn bộ ngự lâm quân bảo vệ Thanh cung hôm qua đã chết ở xó nào? Lũ thích khách xông vào cung điện của trẫm như chốn không người, hoành hành trước mặt trẫm tận một nén nhang, xém tí đã lấy được mạng trẫm, thế mà một bóng ngự lâm quân đến tiếp viện cũng không thấy. Chỉ có ngự lâm thị vệ bên trẫm ứng chiến. Nếu hôm ấy trẫm nhất thời có hứng, không cho những thị vệ ấy đi theo mình, vậy chẳng phải lũ thích khách đó đã lấy được mạng trẫm rồi sao? Lữ Phương, khanh bài bố quân kiểu gì thế? Rốt cuộc là do năng lực của ngươi quá kém, hay có dã tâm gì đây?"

"Thánh thượng, đám thích khách sau khi biết không còn đường thoát, toàn bộ đã cắn thuộc độc tự sát, toàn bộ đều vong mạng nên tạm thời chưa có manh mối gì. Nhưng từ cách giết người của chúng, có thể nhận ra chúng đều là tử sỹ được huấn luyện kỹ càng, thần sẽ dốc sức tra xét, nhất định sẽ tóm được chủ mưu đứng sau vụ hành thích này. Còn về việc ngự lâm quân không kịp đến hộ giá, là do...." nói đến đây, hắn bất giác nhìn liếc qua thái hậu, rồi hơi chột dạ nói tiếp thái hậu ra lệnh ạ. Thái hậu nói rằng "Hội đào hoa" là gia yến, sợ có ngự lâm quân lảng vảng gần đó sẽ gây mất tự nhiên, nên đã ra lệnh cấm ngự lâm quân đến gần khu vực yến tiệc. Từ nhiều năm trước, đã như vậy rồi ạ.

Sau khi phát hiện có thích khách, toàn bộ ngự lâm thị vệ đã được điều đến để tiếp viện, nhưng vì Thanh cung nằm ở góc khuất của hoàng cung, nên mới xảy ra chậm trễ."

Tông đế cười, nhưng không khó để nhận ra lửa giận trong mắt hắn, hắn nói

"Trả lời trôi chảy lắm, vậy trẫm hỏi khanh một câu, người được phép ra lệnh điều động ngự lâm quân, là ai? Là trẫm, hay thái hậu? Thái hậu muốn khanh điều quân đi chỗ khác thì khanh cứ thế mà làm à, có thánh chỉ không, có khẩu dụ của trẫm không? Khanh là bề tôi của trẫm hay của thái hậu thế?"

Thái hậu tức giận liếc nhìn Tông đế, nhưng vì biết từng lời nói của hắn đều lý lẽ đầy mình, càng phản bác càng đuối lý, nên thái hậu đành cam chịu thế hạ phong.

Đường đường là đương kim thái hậu điều động vài tên ngự lâm thị vệ chỉ là chuyện lông gà vỏ tỏi, đừng nói Lữ Phương là người do Dung gia bồi dưỡng nên, cho dù là người khác e rằng cũng sẽ tuân lệnh thôi. \

Nếu không gặp phải thích khách, không gây ra hậu quả nghiêm trọng, e rằng Lữ Phương cũng chẳng nhớ đến việc thái hậu từng ra lệnh điều người tránh xa Thanh cung.

Thấy Lữ Phương bị Tông đế áp bức đến không biết trả lời, thái hậu bèn lên tiếng giải vây

"Hoàng thượng, chẳng là mấy năm trước, có lần thiên kim nhà Thị lang vào cung dự yến, trong lúc vui đùa không cẩn thận đụng phải Hi quý nhân, ngự lâm thị vệ không hiểu chuyện làm loạn cả lên, đòi bắt bớ bỏ tù, khiến cô nương nhà người ta sợ quá ngả bệnh, cuối cùng thì hương tiêu ngọc vẫn.

Mẫu hậu thấy vậy, nên mới bảo Lữ đại nhân khỏi điều người đến Thanh cung, dù sao cũng chỉ là gia yến, toàn người gia với trẻ nít, tài nữ với công tử, có thể xảy ra chuyện gì chứ?"

Tông đế quay người nhìn thái hậu, hết sức hiếu kính mà nói

"Không sợ nhất vạn, chỉ sợ vạn nhất (ý là hiểm họa có thể đến bất cứ lúc nào), hôm nay chẳng phải đã xuất hiện thích khách sao? Thái hậu không rành chuyện triều chính, nhưng Lữ Phương thân là quan trong triều, lại là thủ lĩnh ngự lâm quân, biết rõ quy cũ mà còn làm trái, dám tùy ý nghe lệnh người khác, điều động quân trái quy tắc, là tội khi quân. Hơn nữa, hắn lại nhất nhất nghe lệnh thái hậu như vậy, khác nào muốn bố cáo thiên hạ, thái hậu đang tiếm quyền trẫm? Trẫm biết thái hậu từ bi, nhưng tội lỗi của Lữ Phương đã rành rành, mẫu hậu không cần nói giúp hắn làm gì?"

Nói xong, bèn chỉ tay vào Lữ Phương, nói

"Lữ Phương, thân là thủ lĩnh ngự lâm, trọng trách to lớn nhưng làm việc bất lực, còn dám khi quân phạm thượng, không có thánh mệnh mà dám hành động điều quân bừa bãi, tội không thể dung thứ, nay trẫm tuyên chỉ cách chức, giải vào Hình Bộ chờ điều tra."

Lữ Phương mím chặt môi, lộ vẻ không cam lòng. Ông ta bắt đầu thượng triều từ thuở thiếu thời, nay tóc đã hoa râm. Một vị quan có thể bám trụ suốt mười mấy năm trong triều, chức tước lại cao đến thế, sóng gió gì mà chưa từng trải qua.

Những người bạn đồng liêu người thì ngã ngựa, người thì dậm chân mãi chẳng được thăng quan, chỉ có ông là vẫn vững như bàn thạch. Ngay cả khi Tông đế mới lên ngôi, ra tay thanh trừng đám tham quan, bản thân ông cũng tham không ít của, nhưng vẫn không hề hấn gì.

Thế mà bây giờ lại vì một lỗi lầm nhỏ nhặt như vậy mà bị cách chức, sao có thể cam tâm.

Lão nhìn về hàng quan văn đang xếp thành đường thẳng chỉnh tề, chỉ chốc lát sau, một mẫu của đường thẳng đó đã ra khỏi hàng, hướng về phía Tông đế, cúi người thưa

"Thánh thượng, xin để bổn quốc công nói vài câu. Có câu "địch trong tối ta ngoài sáng", ngự lâm quân lúc nào cũng ở thế bị động, chỉ có cách đích đến thì đánh chứ làm gì có đạo lý ngăn chặn thích khách từ đầu. Tuy nhiên, Ngự lâm quân có trách nhệm bảo vệ hoàng cung, để thích khách xâm nhập vào tận Thanh cung một phần cũng do sơ suất của họ, nhưng tội không đáng chết. Còn về việc ông ấy nghe lệnh thái hậu điều quân xằng bậy thì, làm gì có bằng chứng hẳn hoi.

Lữ đại nhân vốn là thủ lĩnh ngự lâm quân, ngoài thánh thượng thì ông ấy là người thứ hai được phép điều động, sắp xếp ngự lâm quân theo ý mình. Nếu ông ta đã có quyền lực này thì việc tự ý điều động quân ra khỏi Thanh cung cũng xem như là hợp lý. Những gì ông ta nói lúc nãy có thể là do hoảng quá hóa nói bậy, còn thái hậu thì lòng dạ từ bi nên nói đỡ thôi. Không có người thứ ba nghe thấy, vậy thì làm sao chứng minh ông ấy khi quân. cái sai của Lữ đại nhân, chỉ là bài quân không hợp lý. Lữ đại nhân đã dốc sức công hiến cho triều đình suốt hơn mươi năm trời, lập biết bao công lao, cho dù có tội nhưng cũng không đến mức phải cách chức"

Thái hậu nghe vậy bèn gật đầu phụ họa theo

"Đúng là lúc nãy do bổn cung quá xúc động, không nỡ thấy Lữ đại nhân chịu tôi, nên mới bịa chuyện nói đỡ thôi."

Lữ Phương cũng chớp lấy cơ hội nói

"Thái hậu tha tội, thần vì quá hoảng sợ mà xuất khẩu cuồng ngôn, khiến thái hậu vạ lây, hoàng thượng hiểu lầm, thần tội đang muôn chết."

Tông đế phải bật cười trước độ trơ trẽn của đám người này.

"Vậy nếu đích thân trẫm thấy Lữ Phương khi quân thì sao?"

Nhất thời, cả đám người ngẩng lên nhìn Tông đế

"Thần chưa bao giờ khi quân, thánh thượng minh xét.": Lữ Phương dập đầu nói.

"Hôm qua, Dung quốc công bị thích khách tấn công, thái hậu vì quá lo mà hoảng, trong lúc nguy cấp, đã ra lệnh cho ngươi phái những thị vệ đang bảo vệ trẫm xông vào ứng chiến. Lúc đó trẫm chưa hề đồng ý, mà ngươi cũng chưa hề hỏi xem trẫm có đồng ý hay không, đã dẫn những thị vệ đó đi khỏi. Như vậy còn không tính là khi quân? Ngươi rõ ràng đã xem trọng lệnh của thái hậu hơn lệnh của trẫm, cũng đặt tính mạng của Dung quốc công lên trên mạng của thiên tử. Thích khách muốn lấy mạng trẫm, ngươi còn dẫn người bỏ đi. Hành động của ngươi, không chỉ là khi quân, mà còn đồng nghĩa với việc âm mưu lấy mạng trẫm. Nếu không nể tình ngươi đã phục vụ hai triều, hơn nữa cũng không phải thực sự có dã tâm, ngươi nghĩ ngươi chỉ bị cách chức thôi ư?"

Nói xong, hắn liếc sang Dung quốc công, công kích

"Dung khanh gia, bằng chứng nhân chứng đã rõ ràng như vậy, có đủ để định tội chưa?"

Dung quốc công cúi đầu lạnh nhạt đáp một câu "Thần không còn gì để nói." rồi lui vào hàng.

Tông đế mỉm cười tỏ vẻ hài lòng, phất tay một cái, lập tức có hai binh sỹ tiến vào điện, cởi mũ ô sa và áo quan của Lữ Phương, giải ông ta ra khỏi điện. Trên khóe mắt đầy nếp nhăn đẫm lệ. Không ít quan viên thấy vậy, lòng cũng lạnh đi vài phần. Có câu quan trường hiểm ác, lúc được thời thì lên tới trên mây, còn khi thất thế thì như cọp xuống đồng bằng. Vẫn nhớ mấy hôm trước trong buổi tiệc thành nhân (tiệc trường thành) của con trai lão, lão còn khoe với mấy ông bạn già đồng liêu rằng sẽ để con trai gia nhập ngự lâm quân, còn nói sẽ đích thân dìu dắt nó, không để nó lêu lỏng nữa,

"Những tên thị vệ ngày hôm đó đã nghe lệnh của Lữ Phương, toàn bộ chặt bỏ tay, phế bỏ phẩm vị ngự lâm, đuổi ra khỏi cung. Thân là thị vệ ngự lâm, mà dám bỏ mặc sự sống chết của thiên tử là tội không thể dung thứ. Riêng phó tướng Lương Thuật lập công cứu giá, giữ chức phó tướng ngự lâm đã lâu, nay thăng chức thành thủ lĩnh ngự lâm quân, thay thế Lữ Phương." Tông đế nói tiếp.

Lâm Hiệp nghe đến đây, đột nhiên trong lòng vừa sợ hãi vừa thương cảm vừa buồn bã.

Những thị vệ đó tuy nói là người của Lữ Phuong, nhưng thực tế đều là thân tín của Tông đế, người nào người nấy hết sức trung thành, luôn đặt mạng của thiên tử lên đầu. Nếu không phải do Tông đế ngầm ra lệnh, sao họ dám tùy ý nghe lệnh Lữ Phương. Rõ ràng do một tay Tông đế sắp đặt cả.

Họ bán mạng vào sinh ra rử để bảo vệ người bao nhiêu năm nay, thế mà chỉ vì muốn giết gà dọa khỉ, người lại nhẫn tâm chặt tay, đuổi ra khỏi cung. Một thị vệ, không, chỉ cần là một người đàn ông mất đu đôi tay thì còn gì là "sống".

Nếu có ngày Lâm Hiệp hắn cũng mất đi giá trị, có lẽ cũng sẽ bị loại bỏ không thương tiếc như vậy, không, chắc còn thảm hơn thế nữa, phải không?

Thốt nhiên, trong đầu hắn vang lên một câu nói

"Phò sai chủ, chết cũng đáng" (hy vọng các bạn còn nhớ câu này của ai)

Nghĩ đến đó, hắn cảm thấy dễ chịu hơn nhiều, đúng vậy, chính hắn đã chọn đi theo người, thì phải hết sức phục tùng, cho dù có đúng có sai, có thịt rơi máu chảy thì cũng là do hắn tự chọn.

Lúc hắn hết suy nghĩ ngẩn ngơ thì đã thấy Tông đế khẽ gõ tay vào thành ngai vàng, nét mặt như giãn hẳn ra, lộ ra vẻ dịu dàng hiếm có, nói

"Trước lúc bãi triều, Trẫm còn một việc muốn tuyên bố. Dân nữ Tiêu thị xinh đẹp hiền thục, khí chất cao quý, vì cứu giá mà không ngại lấy thân đỡ kiếm, khiến trẫm hết sức cảm phục. Nay tấn phong thành Hy tần, lấy hiệu Trung tần. Tháng sau chính thức sắc phong. Các khanh có ý kiến gì không?"

Vừa dứt lời, thái hậu liền đập ghế phản đối ngay

"Bổn cung không đồng ý. Tiêu thị vốn chỉ là con gái của bậc thương nhân thô tục, không đủ tư cách trở thành hy tần. Nếu hoàng thượng muốn báo đáp ân cứu mạng, thì có thể ban thưởng vàng bạc, hoặc giả ban hôn cũng được. Nếu để cô ta vào cung, thì khác nào sỉ nhục hoàng hậu và các quý phi thân phận cao quý trong cung. Đó là chưa kể cô ta vẫn còn hôn mê chưa tỉnh, nếu chẳng may có gì bất trắc, chẳng lẽ hoàng thượng định phong tấn cho một linh bài."

Tông đế đanh mặt lại, nói

"Mẫu hậu, vậy là người không biết rồi, tam thúc của Tiêu thị Tiêu Tường vừa được thăng chức thành thái thú tam phẩm, tháng sau sẽ trở về kinh nhậm chức. Về lý mà nói, Tiêu Lam hoàn toàn đủ tư cách vào cung. Còn về tình, nếu không phải do Tiêu tiểu thư không xá nguy hiểm lấy thân cứu giúp thì trẫm đã không còn mạng mà hiếu kinh mẫu hậu, cho dù có phải động phòng với một linh vị, thì cũng không tính là thiệt thòi. Hơn nữa, lúc Tiêu tiểu thư bị thương, trẫm đã đích thân bế cô ấy về cung, trong quá trình chẩn bệnh, trẫm cũng đã ở đấy, xem như đã có tiếp xúc da thịt, đã vậy, nếu trẫm còn không chịu trách nhiệm, thì xem như đã hủy cả đời Tiểu tiểu thư."

Thái hậu muốn phản biện nữa, nhưng Tông đế đã chặn lời ngay,

"Thái hậu, trẫm làm vậy cũng một phần vì người. Nếu hôm qua không phải do người ra lệnh bắt Lữ Phương điều động thị vệ của trẫm đi, thì thích khách đã chẳng có cơ hội tiếp cận trẫm, còn khiến Tiêu tiểu thư vì vậy bị đâm trúng, bây giờ vẫn còn hôn mê. Nếu trẫm không phong tần cho nàng, sau này e rằng Tiêu gia sẽ thấy bất mãn, tạo ra những lời đồn không hay ho. Dân gian sẽ cho rằng thái hậu đang tiếm quyền trẫm.":

Thái hậu trừng mắt nhìn Tông đế, ánh mắt sắc lạnh kinh người, Tông đế bình thàn nhìn trả.

Thái hậu đã bị nắm lấy đuôi thì cũng chỉ còn cách đầu hàng.

Lát sau, thái hậu tỏ vẻ mệt mỏi, phất tay nói

"Được, được, lại lấy việc này ra uy hiếp cả bổn cung, được, hoàng thượng là thiên tử, muốn tấn phong ai thì cứ việc tấn phong. Bổn cung không quản nữa."

"Tạ ơn mẫu hậu thành toàn."

Vừa nói xong, đã thấy A Thuận hớt hải đi vào, nói nhỏ gì đó bên tai Tông đế.

Tông đế càng nghe mắt càng sáng rỡ, hưng phấn nói to

"Thật đúng là hỷ sự nhân đôi mà, Tiêu tần vừa mới tỉnh dậy. Tháng sau lễ phong tần phải cử hành đúng ngày, Lễ bộ thị lang đâu rồi, trẫm nghe nói dưới quyền khanh có một sư phụ may triều phục rất đẹp, khanh cho người này toàn quyền may triều phục cho hy tần đi. Dốc sức cho trẫm, là tốt sẽ được thưởng."

Lễ bộ thị lang vội bước ra nhận lệnh. Lòng thầm nghĩ, vẫn chưa có chỉ sắc phong mà đã luon miệng hy tần hy tần, Tiêu tiểu thư này chưa vào cung đã được sủng như thế, sau này e rằng hậu cung sẽ nổi sóng gió.

Sau này, khi Dung gia hoàn toàn bị quét sạch khỏi triều, có lần Thanh Nguyên được dịp nghe các nhân sỹ tán tụng Tông đế và bàn luận về Bình vương.

Thanh Nguyên cảm thấy hứng thú, nên cùng ngồi vào nghe chơi.

Khi noi về thái hậu, một người bảo, Thái hậu Dung thị nắm giữ ngôi Nhiếp chính phi bao năm nay, nhưng chưa bao giờ để xảy ra điều tiếng gì, chưa một ai dám đồn đại bà đang tiếm quyền vua.

Nhưng chỉ vì một chút lòng mềm yếu, mà vừa phải vơ danh tiếm quyền vào người, vừa phải trơ mắt nhìn Tông đế nạp Tiêu phi vào cung, lại vừa hại chết cả bề tôi trung thành như Lữ Phương.

Người này cho rằng, tất cả những thất bại sau này của Dung gia và Bình vương đều bắt nguồn từ lần thất bại này.

Cuối cùng , họ kết luận, Dung thái hậu có được sự thông minh như bậc trượng phu, nhưng lại không đủ cứng rắn, nên mới thảm bại.

Thanh Nguyên nghe đến đó bèn thấy chán rồi bỏ đi ngay.

Cô cho rằng, sở dĩ Bình vương thật bại trong cuộc chiến này, là do y không đủ khôn ngoan như Tông đế.

Còn thái hậu, thật ra, trong cả chục năm nay, không một ai đủ cứng rắn và sắc sảo trong chính trị hơn bà ta.

Thanh Nguyên nghĩ, vào giờ khắc nghe tin Dung quốc công bị thích khách chém ấy, bà ta rất bình tĩnh.

Bà ta biết rõ đấy có thể là kế "cá chết rách lưới"(nghĩa là đặt hai bên trong tình thế nguy hiểm) của Tông đế, nhưng bà ta vẫn sẵn sàng nhảy vào.

Bởi vì ông ấy không chỉ là huynh trưởng của bà ta, mà còn là món tiền cược lớn nhất trong tay Bình vương.

Có câu "người chết thì hết", nếu Dung quốc công mà thực sự vong mạng, thì bao nhiêu quyền lực nằm trong tay Dung gia nhất định sẽ bị Tông đế tìm cách phân tán dần. Hoặc giả cho dù ông ấy không sao, nhưng trong lúc dầu sôi lửa bỏng, mạng người treo trên mành chuông như thế, mà chính thái hậu và Bình vương lại bỏ mặc ông ta, khác nào tự nhân mình là kẻ vong ơn bội nghĩa, khác nào tạt gáo nước lạnh vào lòng trung thành của họ Dung. Một bên nặng, một bên nhẹ, nên đành phải bỏ chốt lấy xe. Một người đàn bà tỉnh táo như vậy, liệu có mềm yếu không?

Thế nhưng, dù tài giỏi đến đâu, cuối cùng, thái hậu vẫn là thủ hạ bại tướng của Tông đế.

Điện Hòa Ái

Tông đế nhíu mày lại, tay xoa xoa trán trong vô thức. Đầu hắn đau như búa bổ, đôi mắt nhắm nghiền nhưng khi Kỳ vương vừa dứt lời, đã mở to ra, vẻ không tin nổi, lặp lại

"Cái gì? Một vạn?:

Giọng Kỳ vương khàn khàn vang lên đều đều, vẻ mặt nghiêm trọng mà đáp

"Chỗ đó được tầng tầng lớp lớp cây bao phủ, kín đáo và yên tĩnh đến mức nếu không vào tận sâu bên trong cũng không biết đó là trại huấn luyện binh sỹ. Toàn bộ những hang động đều có các hốc hang nhỏ, tất cả các hốc đó đều chứa đầy chăn màn, nồi niêu, vũ khí, lương khô, có vẻ như đó là nơi nghỉ ngơi sinh hoạt của chúng. Nhân lúc chúng không có ở đó, em đã đi đếm một lượt rồi, Tổng cộng có gần cả nghìn hốc hang, mỗi hốc đủ chỗ cho năm người, sáu người ở, nên em đoán, có lẽ quân số của chúng dông đến năm, sáu nghìn người."

Tông đế chậc một tiếng, tay vẫn xoa trán liên tục, nhắm hờ mắt, nói

"Nhị đệ này càng lúc càng lợi hại, có thể xây dựng cả một đội tư quân (quân đội cá nhân) đến sáu nghìn người ngay trên lãnh thổ của ta mà ta không hề hay biết. Vốn đã biết hắn có nuôi tư binh, nhưng không ngờ lại đông đến sáu nghìn. Hay thật, nếu không nhờ Trần khanh gia bức được đám người Tô gia giao ngân lượng ra, rồi theo dõi lộ trình chuyển ngân lượng từ Sa thành về Hạo thành, thì e rằng phải đợi đến lúc chúng đánh vào cung, ngồi lên bệ rồng của ta rồi mà ta vẫn chưa hay gì. Ta phải mất bao công sức, thậm chí phải mạo hiểm cả tính mạng mới triệt được một Lữ Phương, bây giờ......."

Tông đế không nói nữa. Kỳ vương nhạy cảm nghe được sự giận dữ trong lời tự mỉa của hắn nên rất thức thời mà im lặng.

A Thuận đích tiến lên thay tách trà đã nguội của cả bốn người. Nhất thời trong phòng chỉ có tiếng rót trà tí tách. Gió mang mùi thơm của hoa hiu hiu thổi vào phòng, mát rượi.

Thanh Nguyên nhìn nhìn Tông đế, rồi phất tay bảo cô cug nữ gần đó đến gần, nhẹ giọng dặn dò gì đó, xong, cô cung nữ lãnh mệnh đi ngay.

Lúc Tông đế mở mắt ra lần nữa, Kỳ vương lại thấy vẻ lạnh nhạt thường ngày trong ánh mắt đấy, nên không cố kỵ mà nói

"Thực ra hoàng huynh anh đừng lo nhiều, dù sao một vạn người tuy đông, nhưng chúng ta đã có sự quy thuận của Hứa Sơn rồi, có thể mượn Binh phù của hắn để điều động binh mã, rồi lấy danh nghĩa diệt sơn tặc tấn công vào hang ổ của chúng. Có thể một lưới bắt gọn cả bọn."

Lâm Hiệp lại không đồng ý cách nói của hắn

"Lời ấy Kỳ vương nói sai rồi. Nghe cách huấn luyện của chúng, thần có thể dám chắc chúng toàn là tử sỹ. Trên đời này không quân đội nào đáng sợ bằng tử sỹ, lấy một địch mười cũng không nói quá. Thần dám khẳng định, một vạn quân triều đình cũng chưa chắc là đối thủ của đám binh này. Nếu chúng ta mạo muội tấn công, e rằng chúng sẽ chống trả quyết liệt, sau đó thì "lưỡng bại câu thương" (hai bên cùng chịu thiệt hại), đối với chúng ta hoàn toàn không có lợi. Hơn nữa, dù chúng là tư binh của Bình vương, nhưng dù sao cũng là quân nước ta, nếu có cách nào đó thu phục chúng thay vì tiêu diệt không phải càng tốt hơn sao? Còn một vấn đề nữa, thú thật, thần không tin Hứa Sơn sẽ dễ dàng cho chúng ta mượn Binh phù."

"Lâm đại nhân nói hay thật. Chúng đã là tử sỹ rồi, thì tất nhiên chỉ trung thành với nhị ca, làm sao thu phục? Nếu không diệt chúng bây giờ thì sau này chúng sẽ diệt ta. Hơn nữa, đâu nhất thiết để hai quân giáp lá cà, có hàng nghìn cách để giết chúng mà không cần hao tổn một binh một tướng. Đốt rừng để chúng chết cháy, lén mai phục vào buổi tối để đánh úp, hay đánh mạn sườn (nghĩa là mai phục đánh bên hông kết hợp đánh chính diện), thậm chí đầu độc nguồn nước. Còn về Hứa Sơn, dù sao em gái hắn ta sắp được phong phi, trong tay chúng ta lại có bức tranh ấy để uy hiếp hắn. (nếu các bạn còn nhớ bức tranh ấy là gì, thì mình thực sự rất vui.) hắn dám không tuân lệnh sao?"

"Kỳ vương, người nghĩ kỹ chưa. Ngài cũng biết xung quanh chỗ ấy toàn cây cối, một khi nổi lửa, sẽ rất khó khống chế ngọn lửa, nếu không cẩn thận sẽ thiêu rụi tất cả, thậm chí có thể san bằng cả Sa thành. E rằng Bình vương bài quân ở nơi cây cối rậm rạp như thế cũng chỉ để đề phòng có người phóng hỏa. Đầu độc nguồn nước ư,người nghĩ Bình vương cố công xây cả một căn cứ như thế, mà lại sơ suất đến nỗi để đám tử sỹ chết vì thuốc độc sao? Đánh mạn sườn, mai phục ư? Địa hình như vậy làm sao đánh mạn sườn, nếu dễ dàng bị mai phục như vậy, thì Kỳ vương cần gì tốn cả hai tháng trời, rồi phải đích thân mạo hiểm mới thâm nhập được nơi đó. Còn về Hứa Sơn, người cũng nghe Trần đại nhân nói rồi đấy, hắn hoàn toàn không chút thương yêu gì em gái. Thần thượng triều cùng thời điểm với hắn, quen biết nhau nhiều năm nay, cũng khá am tường về tính cách hắn, con người này dã tâm bừng bừng, hơn nữa lại còn thông mình gian xảo hơn người, dễ gì ngồi yên để chúng ta uy hiếp. Binh phù trong tay vốn là lợi thế duy nhất của hắn, giống như tấm mai của con rùa, dễ gì hắn chịu trao ra. Chỉ với một bức họa vốn chẳng thể cầm chân hắn được. Chẳng qua vì tạm thời chúng ta chưa uy hiếp bắt hắn làm này làm nọ, nên hắn mới án binh bất động thế thôi. Còn nếu chúng ta thực sự ép buộc hắn, hắn sẽ không để chúng ta chiếm được lợi ích gì."

"Thế này không được, thế kia không được, vậy ngươi muốn sao?" Kỳ vương bực mình giãy nãy cả lên.

Tông đế thở dài, mệt đến nỗi không thèm lên tiếng bảo họ im miệng, một trận gió thổi vào, hắn ho khan liên tục, A Thuận tiến lên đưa hắn tách trà.

Lúc này, Thanh Nguyên vốn đang ngồi bất động một góc, đột nhiên đứng dậy, trước sự kinh ngạc của mọi người, đóng hết tất cả cửa sổ lại.

Xong, lại đến gần chỗ ngồi của Tông đế, giằng lấy tách trà trên tay A Thuận, đặt xuống bàn, rồi lại nghiêm nghị nhìn Tông đế, nói

"Bệ hạ, thứ cho thần mạo phạm. Cổ họng đau thì phải uống nước ấm, trà sen thanh quá mức, sẽ khiến cổ họng người càng đau thêm. Mi tâm người co giật nhẹ, bọng mắt tối đen, rõ ràng là do mất ngủ lâu ngày, dẫn đến khí huyết mất cân đối. Đã mất ngủ còn uống thêm trà thì sẽ càng khó ngủ. Từ lúc thần tiến vào đến bây giờ, tay người cứ đặt trên đầu gối xoa liên tục, đầy là "Tỳ chứng", khi trời trở lạnh , cản trở huyết mạch, người mang giày càng chật, thì huyết khí lại càng khó lưu thông, chân và đầu gối sẽ càng nhói. Người nên dùng nước nóng ngâm chân kết hợp xoa bóp huyệt vị để khai thông huyết mạch, như vậy sẽ đỡ hơn nhiều. Sở dĩ người bị đau đầu.là do hương thơm của hoa quá nồng, phấn hoa bay vào mũi gây ngứa ngáy nhảy mũi. Nên tốt nhất, người không nên mở cửa sổ thường xuyên. Tích trọng nan phản (bệnh tích tụ lại thì khó chữa), bệ hạ nên quan tâm đến long thể nhiều hơn, không thể ỷ còn trẻ còn sức khỏe mà quá lao lực"

Tông đế sững sờ nhìn Thanh Nguyên một lúc, rồi thoải mái bật cười, bảo

"Đến A Thuận cũng chẳng chu đáo được như khanh. Khanh còn phiền hơn cả hắn nữa."

Đúng lúc này, cô cung nữ ban nãy đi vào, mang theo một câu nước ấm và hai tách nước.

Thanh Nguyên đón hai tách nước từ tay cô cung nữ, dâng một tách nước trước mặt hắn, nói

"Bệ hạ, súc họng bằng nước muối bảy lần có thể giúp cổ họng dễ chịu hơn."

Tông đế quay qua liếc A Thuận một cái, hắn liền hiểu ý chạy đến dùng cây kim thử độc nhúng vào tách nước. Thấy không có gì lạ mới dâng cho Tông đế.

Tông đế súc hết bảy lần nước, súc xong, bèn giơ tay quơ chén trà muốn uống. Thanh Nguyên kéo tách trà ra xa, rồi đưa tách nước ấm còn lại.

Tông đế vốn không quen uống nước ấm nên hơi nhăn mày khó chịu, nhưng sau khi nước ấm vào cổ, liền thấy dẽ chịu hơn nhiều, giọng nói cũng thanh hơn, nói

"Thì ra khanh còn biết cả y thuật nữa à?"

Thanh Nguyên bưng chậu nước ấm để sát chân hắn, cười bảo

"Thần còn biết cả xoa bóp cơ,bệ hạ có muốn thử."

Thấy Tông đế không phản đối, cô bèn nhẹ nhàng ngồi bệt xuống sàn, nâng hai chân hắn lên. cởi giày hắn ra, động tác hết sức nhẹ nhàng.

Thanh Nguyên nắm lấy bàn chân trần căng cứng ra, nhẹ nhàng xoa bóp để các cơ thả lỏng, rồi ngâm vào chậu nước nóng.

Động tác này khiến tất thảy mọi người trong phòng há hốc mồm.

Ở Chung quốc, rửa chân cho người khác là công việc rất thấp hèn, chỉ dành cho phận nô tài. Thể hiện sự thuần phục, kính nể tuyệt đối.

Thế nhưng cô lại không chút nề hà, không ngại dơ bẩn, chẳng những rửa chân mà còn nhúng tay vào chậu nước để xoa bóp.

Tông đế nhắm mắt lại, hưỡng thụ sự dễ chịu truyền lên từ bàn chân, ngay cả đầu gối dường như cũng thả lỏng ra, bớt cả đau.

Thanh Nguyên chăm chú xoa bóp tìm huyệt vị trên gan bàn chân hắn, khẽ dùng lực nhấn vào, khiến Tông đế đau nhíu mày.

Nhưng sau cơn đau là cảm giác thả lòng, mềm mại đến là dễ chịu.

Sau một khác (15p) xoa bóp liên tục, chân hắn như lại có sức lực, không còn tê cứng nữa.

"Dễ chịu quá, vậy là sau này trẫm không cần phải ngày ngày uống thuốc rồi. Đám thái y già đó thực vô dụng, uống bao nhiêu thuốc cũng không dễ chịu được như vậy."

"Thuốc hai phần là độc, bệ hạ uống nhiều quá cũng không tốt, những căn bệnh thế này, trị liệu xoa bóp sẽ có ích hơn." Thanh Nguyên phụ họa theo.

Cô đứng lên, nhúng tay vào một chậu nước khác, rửa sạch tay, lau khô rồi vòng ra phía sau Tông đế.

"Bệ hạ, thần mạn phép."

Cô đặt tay lên hai bên thái dương của hắn, nhẹ nhàng xoa bóp.Thanh Nguyên không học y, nhưng vẫn nhận biết được một số huyệt đạo cơ bản, biết rõ ấn vào huyệt đạo nào có thể giảm bớt cơn đau

Những ngón tay mềm mại, mát lạnh xoa nắn thái dương, cơn đau dịu đi nhanh chóng, cảm giác dễ chịu đến nỗi hắn chỉ muốn ngủ.

Hắn dựa hẳn người ra sau, nói

"Khanh thật to gan đấy, không biết gần vua thì như gần cọp à, không sợ trẫm sẽ trị khanh tội bất kính sao?"

"Bệ hạ là bậc anh minh, đâu dễ dàng bắt lỗi thần tử như thế."

Tông đế chỉ mỉm cười khong trả lời, cũng có thể xem như tán đồng.

Thấy hắn đang thả lỏng, Thanh Nguyên đánh bạo hỏi

"Có một việc thần luôn cảm thấy thắc mắc, chẳng hay thánh thượng có thể chỉ bảo?"

Tông đế vẫn không trả lời, chẳng biết có phải đã ngủ rồi không? Nhưng Thanh Nguyên vẫn tiếp tục nói

"Thần thắc mắc làm sao người lại biết được tên tự của Hứa Sơn?"

Hứa Sơn là kẻ hành sự cẩn thận, tất nhiên sẽ phải giữ kín tên tự của minh, sao có thể sơ suất đến độ để Tông đế nắm được.

Hồi lâu sau, lâu đến mức Thanh Nguyên cứ nghĩ là Tông đế đã ngủ mất rồi, thì giọng nói ngái ngủ của hắn lại vang lên

"Sao khanh không hỏi Lâm Hiệp mà lại hỏi trẫm?"

"Bởi vì nếu không có lệnh của người, Lâm đại nhân tuyệt đối không dám manh động như vậy."

Thanh Nguyên nghe thấy tiếng y cười khẽ.

"Hứa Sơn sinh thiếu tháng, sức khỏe cực yếu, lại vô cùng khó nuôi. Hứa lão tướng quân bèn tiến cung xin tiên đế ban một cái tên tự cho Hứa Sơn."

Vừa nói xong một lúc, Tông đế đã chìm hẳn vào giấc ngủ, nhưng Thanh Nguyên không hề dừng tay, vẫn tiếp tục xoa bóp.

vẻ mặt rất chuyên chú nhưng tâm trí thì đã phiêu du đến nơi khác.

Tông đế còn nhỏ hơn Hứa Sơn một tuổi, vì vậy không thể nào biết đến chuyện xin tên tự của đời trước được.

Mà việc xin tên này cũng không phải chuyện lơn lao, nên chắc chắn không thể lưu lại trong sử sách, mà chỉ được ghi qua loa trong Nội ký(đây là một quyển sổ sách ghi lại những việc sinh hoạt đời thường của vua) của Sâm đế..

Một việc cỏn con như vậy cũng bị lợi dụng để lập kế bẫy người. Tâm cơ của người này thực sự quá sâu.

Trong lúc cô đang mơ màng suy nghĩ, Kỳ vương và Lâm Hiệp nhìn nhau, không ai bảo ai cùng nhau ngồi đợi.

A Thuận thở dài

"Đã ba ngày rồi bệ hạ không được yên giấc, phê duyệt tấu chương đến tận khuya, đặt mình xuống long sàn lại không ngủ được, hôm sau vẫn phải thức dậy thượng triều. Lần này, may nhờ có Trần đại nhân, nếu không chẳng biết chừng nào bệ hạ mới được yên giấc."

Thanh Nguyên không đáp lời hắn, chỉ chuyên chú xoa bóp liên tục.

Hơn một canh giờ sau, Tông đế mới tỉnh giấc. A Thuận bèn chạy lên hầu hạ hắn súc miệng, uống nước.

"Trẫm đã ngủ bao lâu rồi."

'Bẩm, bệ hạ đã ngủ hơn canh giờ rồi."

Hắn vươn vai ngồi tựa ra sau ghế, thoải mái nói

"Lâu rồi không được thả lỏng như vậy, để các khanh đợi lâu, trẫm thật có lỗi"

Kỳ vương xua tay, bảo

"Thấy anh ngủ ngon như vậy, em mừng còn không hết. Đợi thêm một hai canh giờ có là gì đâu."

Tông đế ngồi thẳng dậy, ánh mắt thâm thúy lướt qua khắp một lượt.

"Có hai điều ta muốn các khanh điều tra cho rõ. Thứ nhất, số tử sỹ này tìm đâu ra? Tử sỹ thường là những đứa trẻ mồ côi, bởi chỉ khi chúng không còn vương bận tình thân thì mới có thể hết lòng trung thành. Nhưng muốn tìm một vạn (10000) đứa trẻ mồ côi thì chắc chắn là không thể.

Nên chắc chắn quá nữa trong số này là những người bình thường. Mà nếu đã là người bình thường thì ắt hẳn phải có cha mẹ, thân nhân. Chỉ cần biết được thân phận rồi cho tìm bắt người thân để uy hiếp, thì chắc chắn chúng sẽ tự khắc đầu hàng.

Thứ hai, chắc chắn tên quan trấn thủ Sa thành đã bí mật cấu kết với Bình vương. Sa thành gần với Tuyên thành, Mẫn thành, nếu trong Sa thành có ẩn chứa một đội quân với số lượng lớn như vậy, thì chắc hẳn quan trấn thủ hai thành này cũng phong phanh biết được gì đấy. Nhưng lại không ai báo về triều tiếng nào.

Rõ là đám cẩu quan này đã thông đồng làm bậy với nhau. Các khanh hãy lén cài tai mắt bên cạnh những tên này để nắm tin tức, nhưng phải hành sự cẩn thận, nếu không e sẽ đánh rắn động cỏ."

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenConvert.NET
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK