Trong căn phòng nghệch ngoạc màu sắc, một cô gái đang tô điểm cho bước tranh trắng bệch của mình. Điện thoại bỗng reo lên, Mận bắt máy
Ông Lê: "Mận à, tết này con có về không?"
Ông Lê, ba của Mận, cả hai có mối quan hệ không tốt lắm. Cái tính cứng đầu cũng là cô học từ ba. Mận suy nghĩ lúc lâu, cô đáp:
"Ba hả? Dạ...dạ có"
......................
Ông Lê là người chất phát và có cuộc sống an phận. Khi nghe tin Mận quyết tâm học đại học nơi xa xứ, ông đã kịch liệt cấm cản. Vì ông không thể chi trả nổi các khoảng tiền ấy. Riêng cô, lúc đó chỉ nghĩ đến đam mê mình cần theo đuổi. Mặc sức can ngăn, cô liều lên học với vài đồng bạc lẻ. Đã năm năm đi biệt tích, lâu ngày hỏi thăm chỉ là cuộc gọi thoại dăm ba câu. Đi lâu thế, cũng chẳng biết ở nhà có chuyện gì. Thôi thì về, về để biết còn nhà, về để biết còn hai tiếng "gia đình".
Ngày 27 tháng 1, trước tết năm ngày, lúc 3 giờ sáng, Mận lái xe ô tô, chở theo ếch cùng nhau về nhà. Xe chạy bon bon qua trăm dặm đường. Mùi tết ở ngoài cứ phản phất, len lỏi theo gió chui vào trong xe. Hai bên đường, nhà nhà đều đã sắm hoa chưng, treo những lời chúc đẹp trước cửa. Cái nắng mới sáng đã kéo đến, ấm cả nẻo đường.
Chiếc xe luồn qua những con đường cao tốc, tạm biệt phố phường, tiến thẳng về quê nhà. Các cổng báo tạm biệt và xin chào hiện lên mấy hồi, chẳng cái nào là của quê. Đến khi cái thấy nó, cái cổng " Xin chào quý khách đã đến với thành phố Rạch Giá" thì cảm xúc khó mà diễn tả nổi.
"Ếch à, tới nhà rồi!"
"Gấu gấu"
Chạy thêm vài dăm nữa là đến. Còn một cái đèn đỏ, quẹo trái nữa sẽ tới nhà bà. Nhìn từ xa, nhà bà vẫn vậy. Nhà hai tầng, gạch trắng, trước nhà là tiệm cây cảnh của cô Đào. Từ trong nhà, một đứa bé trai bước ra, cậu chạy đi chơi với đám bạn gần đó. Chiếc xe ô tô dần chậm lại rồi dừng hẳn trước nhà. Từ cửa kính có thể thấy được vẻ bàng hoàng của người trong nhà.
"Khách hạng sang tới bây ơi!" - Bà Nội (đi tới cười tủm tỉm)
Từ trong xe, một cô gái ăn mặc kín đáo, đeo kính râm bước ra.
" Lựa đi cô!" - Bà Nội
Vẫn là câu nói quen thuộc đã nuôi các cháu đó. Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu thoáng thế nên dễ dàng nhìn vào trong nhà. Bên trong, trên bàn khách đã chưng đầy bánh kẹo, hoa quả. Ngoài hàng được trang trí bắt mắt cho hợp cái tết.
" Mua đỗ quyên không em? Một cặp 70" - Cô Đào
" Dạ không, em tới mua sen chưng trên xe thôi."
Lát sau, Mận chọn được hai cây sen vừa ý. Cô đưa cho bà thay đất đổi chậu mới cho nó đẹp hơn.
"Của cô hết trăm tư." - Bà Nội
" Dạ đây." - Mận
"Bảo à, lấy túi thối tiền cho cô!"
" Dạ, dạ đây" - Bảo
Trong nhà còn có ba người đàn ông ngồi ghế xem phim. Một là ông nội, hai là ông Lê, ba là chú ba. Thối tiền xong, cô phải lên xe đi về. Nhưng cô đến nhà rồi, chẳng ai nhận ra, họ cứ bận việc họ. Hay là do từ lâu đã không còn ai quan tâm cô nữa? Cô chậm rãi lên xe, chờ đợi một tiếng gọi " Mận ơi" từ trong gia đình. Mặt cô cứ hướng vào nhà, kính cửa xe cũng đã kéo xuống. Hoàn cảnh này giống như cái ngày cô đi xa mất, chẳng ai ra giã từ.
Từ sau khi ba mẹ ly hôn, mối quan hệ ba và Mận đã rạn nứt. Cho dù những năm sau khi gia đình rời xa nhau, cô được ba chăm sóc. Vì các cháu đều rất quý ông bà nội nên mới không đi theo mẹ. Nhưng trong chuyện năm đó, ít ai biết rằng lỗi sai xuất phát từ người chồng.
Chần chờ lúc lâu, Mận dụi mắt, cô mở toan cửa bước xuống, giọng gào thét:
"Ủa con nè? Không ai nhận ra hết vậy?"
"Á là chị Mận, chị về rồi" - Bảo nói giọng vui mừng
" Ủa Mận hả" - Ông Bà Nội đi gần lại hỏi thăm
"Trời ơi, Mận hả? Cô không nhận ra luôn?" - Cô Đào
Vẫn như ngày nào, Bảo( con trai cô Đào, em họ Mận) vẫn nhớ rõ cô.Tiếng cười nói cứ rôm rả, lúc thì nói ghẹo lúc thì nói yêu. Bước vào trong nhà, ngồi xuống uống trà thì ông Lê mới lại hỏi thăm với vẻ mặt ấy nấy:
"Dạo này con sống có tốt không?"
...-------- Hết chương II--------...
Ông Lê: "Mận à, tết này con có về không?"
Ông Lê, ba của Mận, cả hai có mối quan hệ không tốt lắm. Cái tính cứng đầu cũng là cô học từ ba. Mận suy nghĩ lúc lâu, cô đáp:
"Ba hả? Dạ...dạ có"
......................
Ông Lê là người chất phát và có cuộc sống an phận. Khi nghe tin Mận quyết tâm học đại học nơi xa xứ, ông đã kịch liệt cấm cản. Vì ông không thể chi trả nổi các khoảng tiền ấy. Riêng cô, lúc đó chỉ nghĩ đến đam mê mình cần theo đuổi. Mặc sức can ngăn, cô liều lên học với vài đồng bạc lẻ. Đã năm năm đi biệt tích, lâu ngày hỏi thăm chỉ là cuộc gọi thoại dăm ba câu. Đi lâu thế, cũng chẳng biết ở nhà có chuyện gì. Thôi thì về, về để biết còn nhà, về để biết còn hai tiếng "gia đình".
Ngày 27 tháng 1, trước tết năm ngày, lúc 3 giờ sáng, Mận lái xe ô tô, chở theo ếch cùng nhau về nhà. Xe chạy bon bon qua trăm dặm đường. Mùi tết ở ngoài cứ phản phất, len lỏi theo gió chui vào trong xe. Hai bên đường, nhà nhà đều đã sắm hoa chưng, treo những lời chúc đẹp trước cửa. Cái nắng mới sáng đã kéo đến, ấm cả nẻo đường.
Chiếc xe luồn qua những con đường cao tốc, tạm biệt phố phường, tiến thẳng về quê nhà. Các cổng báo tạm biệt và xin chào hiện lên mấy hồi, chẳng cái nào là của quê. Đến khi cái thấy nó, cái cổng " Xin chào quý khách đã đến với thành phố Rạch Giá" thì cảm xúc khó mà diễn tả nổi.
"Ếch à, tới nhà rồi!"
"Gấu gấu"
Chạy thêm vài dăm nữa là đến. Còn một cái đèn đỏ, quẹo trái nữa sẽ tới nhà bà. Nhìn từ xa, nhà bà vẫn vậy. Nhà hai tầng, gạch trắng, trước nhà là tiệm cây cảnh của cô Đào. Từ trong nhà, một đứa bé trai bước ra, cậu chạy đi chơi với đám bạn gần đó. Chiếc xe ô tô dần chậm lại rồi dừng hẳn trước nhà. Từ cửa kính có thể thấy được vẻ bàng hoàng của người trong nhà.
"Khách hạng sang tới bây ơi!" - Bà Nội (đi tới cười tủm tỉm)
Từ trong xe, một cô gái ăn mặc kín đáo, đeo kính râm bước ra.
" Lựa đi cô!" - Bà Nội
Vẫn là câu nói quen thuộc đã nuôi các cháu đó. Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu thoáng thế nên dễ dàng nhìn vào trong nhà. Bên trong, trên bàn khách đã chưng đầy bánh kẹo, hoa quả. Ngoài hàng được trang trí bắt mắt cho hợp cái tết.
" Mua đỗ quyên không em? Một cặp 70" - Cô Đào
" Dạ không, em tới mua sen chưng trên xe thôi."
Lát sau, Mận chọn được hai cây sen vừa ý. Cô đưa cho bà thay đất đổi chậu mới cho nó đẹp hơn.
"Của cô hết trăm tư." - Bà Nội
" Dạ đây." - Mận
"Bảo à, lấy túi thối tiền cho cô!"
" Dạ, dạ đây" - Bảo
Trong nhà còn có ba người đàn ông ngồi ghế xem phim. Một là ông nội, hai là ông Lê, ba là chú ba. Thối tiền xong, cô phải lên xe đi về. Nhưng cô đến nhà rồi, chẳng ai nhận ra, họ cứ bận việc họ. Hay là do từ lâu đã không còn ai quan tâm cô nữa? Cô chậm rãi lên xe, chờ đợi một tiếng gọi " Mận ơi" từ trong gia đình. Mặt cô cứ hướng vào nhà, kính cửa xe cũng đã kéo xuống. Hoàn cảnh này giống như cái ngày cô đi xa mất, chẳng ai ra giã từ.
Từ sau khi ba mẹ ly hôn, mối quan hệ ba và Mận đã rạn nứt. Cho dù những năm sau khi gia đình rời xa nhau, cô được ba chăm sóc. Vì các cháu đều rất quý ông bà nội nên mới không đi theo mẹ. Nhưng trong chuyện năm đó, ít ai biết rằng lỗi sai xuất phát từ người chồng.
Chần chờ lúc lâu, Mận dụi mắt, cô mở toan cửa bước xuống, giọng gào thét:
"Ủa con nè? Không ai nhận ra hết vậy?"
"Á là chị Mận, chị về rồi" - Bảo nói giọng vui mừng
" Ủa Mận hả" - Ông Bà Nội đi gần lại hỏi thăm
"Trời ơi, Mận hả? Cô không nhận ra luôn?" - Cô Đào
Vẫn như ngày nào, Bảo( con trai cô Đào, em họ Mận) vẫn nhớ rõ cô.Tiếng cười nói cứ rôm rả, lúc thì nói ghẹo lúc thì nói yêu. Bước vào trong nhà, ngồi xuống uống trà thì ông Lê mới lại hỏi thăm với vẻ mặt ấy nấy:
"Dạo này con sống có tốt không?"
...-------- Hết chương II--------...