Mục lục
[Dịch] Trùng Sinh Chi Tư Nguyên Đại Hanh
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Ngày 23 tháng 7, vệ tinh gián điệp của Mĩ đến Iraq trinh sát lại đem theo ba đơn vị khoảng ba mươi ngàn binh lực bố trí ở khu vực cách vùng sát biên giới Kuwait chừng hai ba km. Ngày 24 tháng 7, Mĩ vì việc này mà tỏ ra quan hệ thân thiết với Các tiểu vương quốc A-rập, thống nhất tiến hành kết hợp lại diễn tập hải quân. Nhưng ngay ngày hôm ấy, khi trả lời các vấn đề của nhà báo thì nữ phát ngôn viên của Quốc vụ viện Mĩ lại nhấn mạnh rằng:

- Mĩ cùng với Kuwait chưa từng có hiệp ước phòng ngự, cũng không cam kết cụ thể gì về vấn đề phòng thủ.

Ngày 24 tháng 7, Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak đã viếng thăm Iraq và Kuwait, để thông qua họ làm trung gian để giải quyết việc tranh chấp này.

Tổng Thống Mubarak chính thức đề xuất bốn điểm đối với bất đồng của hai bên: Thứ nhất, giữa hai bên phải chấm dứt tuyên truyền công kích và đe dọa chiến tranh đối với đối phương; Thứ hai, vấn đề giữa hai bên phải giới hạn trong phạm vi của quốc gia Ảrập, không nên quốc tế hóa với hình thức gì; Thứ ba, hội nghị sắp tới ở Jeddah mà hai bên được triệu tập lần này là có sự tham gia của Ai cập và Saudi, đến thảo luận và cùng nhau giải quyết tranh chấp này; Thứ tư, trong quá trình giải quyết bất hòa này, hai bên tạm thời không thảo luận đến vấn đề biên giới.

Hòa giải của tổng thống Mubarak thành công, hai bên Kuwait và Iraq ngưng tuyên truyền công kích, người lãnh đạo cấp cao của hai nước cùng tỏ ý đồng ý tiến hành trực tiếp đàm phán ở Jeddah của Saudi.

Saddam còn trịnh trọng hứa với Tổng thống Mubarak, trước khi đàm phán ở Kuwait kết thúc, ông ấy sẽ không khơi dậy chiến tranh, kiềm chế vũ lực. Ông ấy sẽ cố gắng nhất, bình tĩnh giải quyết tranh chấp giữa hai nước.

Để chứng tỏ thành ý của Saddam, rạng sáng ngày 26, Iraq còn đem rút hết chín mươi ngàn đại quân tập kết ở vùng sát biên giới của Kuwait, làm cho mọi người đối với thế cục của vịnh Hải ngày một thở phào nhẹ nhõm.

-Minh Viễn, cháu nói họ có đánh nhau không?

Ông Quách sau khi nghe xong tin tức này, không khỏi có chút lo âu.

Phương Minh Viễn tự tin vừa cười mà nói :

- Ông, lịch sử chiến tranh trên thế giới này, liệt kê ra hư hư thật thật, dương đông kích tây, đánh lén hèn hạ, như vậy còn ít sao? Nếu như cam đoan của chính trị gia có hiệu dụng, thì cũng không có cuộc xâm lược của Đức đối với Bỉ và tiến công công kích Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai; càng không có sự kiện Nhật Bản công kích cảng Trân Châu. Có thể nói cam đoan của chính trị gia, là điều không có danh dự nhất trên thế giới! Người lãnh đạo của Kuwait, nếu ngay cả điểm này cũng nhìn không thấu, diệt vong như vậy cũng là xứng đáng .

Phương Minh Viễn nhớ rất rõ ràng, trước cục diện của thế giới, mãi cho đến khi Saddam bị binh lính của Mĩ bắt được và vài năm sau đó bị treo cổ, thì hàng loạt báo cáo về cuộc chiến tranh ở vùng vịnh mới bị tiết lộ. Theo báo cáo của phần được tiết lộ của đời sau, thì khuya ngày 24 tháng 7, Tổng Thống Iraq Saddam hẹn gặp đại sứ Mỹ thường trú ở Baghdad, Appleton Lille. Cuộc hội ngộ lần này với đại sứ Mĩ được xem là cuộc hội ngộ cao nhất. Trong hội đàm lúc này đây, thái độ của Saddam vô cùng cứng rắn nói lên phương diện mà ông ấy không vừa lòng đối với Mĩ, ông ấy cho rằng tin tức truyền thông của chính phủ Mĩ đã phóng túng nói xấu và công kích chính phủ Iraq, đa số thế lực của Mĩ tiến hành tiếp xúc ngầm với các nước ở vùng vịnh, có ý đồ lật đổ chính quyền Iraq. Ngoài ra, trong lời nói của Saddam cũng biểu lộ ra, Kuwait là kẻ địch lớn nhất hiện nay của Iraq, ông ấy hy vọng Mĩ đừng nhúng tay vào chuyện trong nội bộ của Ảrập. Trong hội đàm, đại sứ của Mĩ tỏ ý hoàn toàn hiểu nội dung bài phát biểu của Saddam. Đối với một số vấn đề quan trọng được đề cập tới trong hội đàm, tuy không thể chính thức đưa ra giải đáp của đại biểu chính phủ Mĩ, nhưng mong muốn đó còn có liên quan đến cách nhìn về vấn đề mà người đó phát biểu. Về vấn đề liên quan đến Mĩ – Iraq, bà ấy nói : bà ấy đã nhận được chỉ thị của Tổng Thống Mĩ, hi vọng cùng với Iraq mau chóng cải thiện mối quan hệ giữa hai nước.

Khi ở Kuwait khẩn trương tới mức hết sức căng thẳng , đại sứ Mĩ ở Iraq trả lời như đang buông lỏng dây thừng trên đầu Iraq, khiến Saddam cho là, Mĩ không có hành động gây trở ngại vùng Trung Đông ở Iraq. Chỉ cần Mĩ không tham gia, thì Iraq trong cuộc chiến tranh đánh tám năm giữa Iran và Iraq, chắc chắn là trong quốc gia Ảrập trừ Iran ra, quốc gia có quân sự dồi dào nhất, tuy Iraq không có được vũ khí hạt nhân, nhưng Saddam đã công khai tỏ ý rồi, Iraq có được vũ khí hóa học.

Không có sự kềm hãm của Mĩ, mà khi đó Liên Xô với Iraq có mối quan hệ khá tốt với nhau, ở quốc gia Ảrập thì sức mạnh quân sự của Iraq lại là đứng đầu, có dã tâm mãnh liệt, Saddm nhờ vào tài nguyên của Kuwait mà giúp Iraq thóat khỏi hòan cảnh tài chính khó khăn, trước khi bị hòan tòan không bị đánh tơi tả, thì bản thân tuyệt đối sẽ không rút nanh vuốt của mình về.

Cho nên Phương Minh Viễn không nóng lòng chút nào, hắn cảm thấy, cuộc chiến tranh xâm lược này đã là chuyện vô cùng cấp bách, hành động này của Saddam chẳng qua là tung hỏa mù, giả vờ khiến chính quyền Kuwait và Ảrập lơ là mà thôi

Trong lòng ông Quách không khỏi có chút xấu hổ, xem ra bản thân già thật rồi, sao không bình tĩnh được như người trẻ tuổi kia chứ.

Lâm Liên bước nhanh đi tới, điện thọai di động cầm trong tay đưa cho Phương Minh Viễn, thấp giọng nói:

- Điện thọai của bộ trưởng Tô.

Phương Minh Viễn vội vàng đưa tay nhận lấy.

Trong lòng Tô Hoán Đông lúc này có thể nói là cảm thấy hối hận không kịp, trước khi Phương Minh Viễn đi Mỹ, từng nhắc tới với ông rằng khu Trung Đông sẽ có thay đổi, nhưng ông không lưu tâm việc này. Chiến tranh giữa Iraq và Irac đã ngừng bắn, tuy Iraq cùng Kuwait, luôn đánh võ mồm, nhưng trên thế giới này, đâu có ít quốc gia đánh võ mồm? Vả lại chuyên gia chiến lược trong nước cũng không phải chưa từng phân tích tìm tòi qua việc này, rút ra kết luận là tính chất của chiến tranh là không đáng kể.

Lý do cũng rất đơn giản, Thứ nhất, chiến tranh giữa Iraq và Iran vừa ngừng bắn, quân đội Iraq đánh tám năm rồi, cũng phải có thời gian để tiến hành nghỉ ngơi chỉnh đốn, không cùng với Iran chính thức ký kết hiệp ước hòa bình, chỉ sợ người dân ở Iraq trong lòng không nhẹ nhõm; Thứ hai, Kuwait và UAE khác biệt, nhân dân Iran, Iraq trên cơ bản là cùng thuộc về một giáo phái là Đạo Hồi, trong chiến tranh Iraq - Iran, lại càng đồng nhất phe cánh, hai nước lấy số tiền vay trả lại cho Iraq, Iraq âm thầm xuất quân; Thứ ba, Saudi và Mĩ sẽ không thờ ơ khi chuyện này xảy ra. Cho nên nhóm chuyên gia trong nước cho rằng, khả năng chiến tranh bùng nổ là rất nhỏ không đáng kể.

Hơn nữa lúc ấy ông bận về việc của Bộ Đường sắt, cho nên cũng đem việc này gác qua một bên. Ai mà ngờ tới, tình thế của Kuwait lại chỉ trong một tháng ngắn ngủi như vậy mà tình trạng giương cung bạt kiếm lại tiến triển tới bây giờ, làm cho nhóm chuyên gia kia phải mở rộng tầm mắt.

Tô Hoán Đông lúc này mới nhớ tới, hơn một tháng trước Phương Minh Viễn có nói qua với mình, khu Trung Đông có thể sẽ phát sinh biến đổi, vì vậy liền gọi điện thoại để hỏi lại. Phương Minh Viễn lo lắng điện thoại sẽ bị nghe trộm, đổi máy bay gọi lại cho Tô Hoán Đông.

-Minh Viễn, đối với tình thế mở rộng của Trung Đông, cháu có ý kiến gì không?

Tô Hoán Đông hỏi ngay.

-Chiến tranh Kuwait khẳng định sẽ bùng nổ, không tới một ngày, toàn Kuwait sẽ bị Iraq chiếm lĩnh.

Phương Minh Viễn nói ra như đinh đóng cột.

Trong điện thoại Tô Hoán Đông trầm lặng một hồi, dường như để tiêu hóa tin tức kinh người này.

-Ý của cháu là chiến tranh Kuwait không thể tránh né được?

Giọng nói của Tô Hoán Đông trầm xuống. Ông cũng không hỏi Phương Minh Viễn từ đâu mà rút ra được nhận định này, đương nhiên trong lòng Tô Hoán Đông, đáp án này cũng đã sớm biết rồi.

- Sẽ tới tình trạng đó, trừ phi Saddam thay đổi chủ ý, nếu không thì…..

Tuy Phương Minh Viễn chưa nói hết câu nhưng Tô Hoán Đông đã hiểu ý của hắn.

-Ông Tô, theo nhận định của cháu, Mĩ nhất định sẽ không cho phép Iraq chiếm giữ Kuwait, Iraq có lượng dầu mỏ đứng thứ hai trên thế giới, nếu lại chiếm Kuwait có lượng dầu mỏ đứng thứ tư trên thế giới, theo số lượng dự trữ dầu mỏ mà nói, thì đã sắp đến họăc là căn bản đã vượt qua vị trí thứ nhất của Saudi rồi. Hơn nữa Iraq và Saudi có mối quan hệ với Mĩ khác nhau, đối với người Mĩ, Iraq cũng không có truyền thống gần gũi mà ngược lại, có nhiều lúc phần lớn quan hệ với Mĩ cũng không tốt. Người Mĩ sẽ không cho phép nơi bắt nguồn dầu mỏ của mình bị Iraq khống chế.

Phương Minh Viễn nói tới đây đột nhiên thấy giật mình. Kiếp trước, sau sự xâm lược của Iraq với Kuwait, xem phản ứng của người Mĩ mà biết, quả thực như lời mà bản thân nói vậy, không cho người khác chiếm kho dầu mỏ Trung Đông.

Nhưng mọi người không thừa nhận cũng không được, bất luận là lúc trước Iraq xâm lược Kuwait, sau này còn là những tư liệu tiết lộ của Mĩ, người Mĩ lúc đó, người Mĩ đã hiểu rõ tương đối xác thật về phía chính phủ Iraq, thậm chí còn tỏ vẻ với thế giới, Mĩ không có ý định can thiệp về việc ở khu Trung Đông, sẽ không gây xung đột, lại càng không gánh vác trách nhiệm bảo vệ Kuwait.

Phương Minh Viễn nhớ rất rõ lúc trước, quân đội Iraq sau khi có hiệu lệnh rút quân chưa được vài ngày, lại một lần nữa dời tới biên giới Kuwait, lúc này là một trăm ngàn đại quân, còn bao gồm mấy trăm xe tăng và đại pháo, nhưng Washington đối với chuyện này vẫn lặng im.

Hắn đã xem qua một phần báo cáo, trong đó đã nhắc qua, ngày 31 tháng 7 chính là trước một ngày của cuộc đàm phán giữa hai bên, Johan Kelly trợ lý quốc vụ của Mĩ đến uỷ ban Trung Đông của nghị viện Mĩ làm nhân chứng. Ngay lúc đó một gã nghị viên đưa ra câu hỏi, nếu nói Kuwait đã bị xâm lược, Mĩ có nghĩa vụ bảo vệ nó hay không?

Trợ lý ngoại vụ Kelly trả lời, Mĩ và các nước vùng vịnh chưa từng ký hiệp định phòng ngự, mặc dù Mĩ ủng hộ độc lập và an toàn hữu nghị các quốc gia ở khu vực ấy, cũng cho rằng chủ quyền của mỗi quốc gia ở vùng vịnh đều phải được tôn trọng, tất cả bất hòa đều phải thông qua cách giải quyết là phải có sự bình tĩnh, nhưng thật ra là không có hiệp ước hoặc là nói nghĩa vụ để ép chính phủ Mĩ xuất binh.

Ngày hôm sau, cũng chính là trước một ngày quân đội Iraq xâm lược Kuwait, điều khẩn cấp nhất của chiến tranh và hòa bình tại đây, đài phát thanh BBC của Anh lại phát bài nói chuyện của Johan Kelly, trợ lý quốc vụ của Mĩ, có thể nói là gián tiếp nói đến tổng Thống Iraq Saddam mà truyền đạt tin tức Mĩ không có ý định dính vào bảo đảm xung đột của vùng vịnh. Cũng cùng ngày này, cục tình báo trung ương Mĩ lại phát ra lời cảnh báo của chính phủ Mĩ, nói Iraq đem quân xâm lược Kuwait. Nhưng chính phủ Mĩ vẫn chưa áp dụng hành động gì, ngay cả cảnh báo người Mĩ không được đi Kuwait du lịch cũng không có.

Phương Minh Viễn tay cầm tai nghe của điện thoại không tự chủ được run nhè nhẹ, trong đời hắn chưa bao giờ có ý nghĩ này trong đầu, trong đầu hắn thình lình xảy ra, giai đoạn đầu chiến tranh giữa Iraq - Irac, đến lúc Saddam bị treo cổ, quân Mĩ chiếm đóng Iraq, trong khoảng thời gian hai mươi mấy năm nay, Mĩ vì Trung Đông, có quyền chủ động khống chế thị trường dầu mỏ trên thế giới, chuẩn bị một cái bẫy thật to.

Phương Minh Viễn đã từng xem qua tài liệu tìm hiểu những ngày tháng này, đều đã chứng minh, Iraq có thể dùng vũ lực trên bán đảo của Ảrập để xưng là đệ nhất, là do sự giúp đỡ của Mĩ, không thể loại bỏ quan hệ này. Năm đó là năm 1979, Iran xảy ra náo động, quốc vương Iran không thể không trốn chạy sang nước ngoài, lãnh tụ Ruhollah của tôn giáo Khomeini chấm dứt cuộc sống mười bốn năm đói khát trôi dạt, từ Paris trở về tiếp quản chính phủ Iran, ngày 1tháng 4 tuyên bố thành lập nước cộng hòa Islam Iran. Năm 1980, giữa Iraq và Iran bạo phát chiến tranh.

Chiến tranh giữa Iraq - Iran, Mĩ ngăn chặn chính sách suy xét phía ngoài cácch mạng Islam của Khomeini, làm quân đội Iraq trên chiến trường bị thất bại, dùng lập trường ủng hộ Iraq, không những không khiển trách trách nhiệm Saddam chủ động tấn công Iran, lại càng không khiển trách quân đội Iraq trên chiến trường tiến hành động sử dụng vũ khí hóa học, mặt khác còn lôi kéo quốc gia phương Tây đồng loạt bán cho quân đội Iraq các trang bị vũ khí tiên tiến, vả lại vệ tinh còn thường xuyên cung cấp hình ảnh hoạt động liên quan đến quân đội Iran cho Iraq.

Có thể nói bởi vì Mĩ được sự giúp đỡ của các quốc gia phương Tây, khi Iraq ngừng bắn trong chiến tranh kéo dài tám năm của hai nước, duy trì cục diện không thắng mà cũng không bại, nhưng theo những gì Phương Minh Viễn biết, về sau dường như Mĩ lén lút bán vũ khí cho Iran, còn náo loạn ở Iran làm ra vụ tai tiếng.

Sau khi giữa Iraq - Iran ngừng bắn, Mĩ để các nước phương Tây ngoài việc giúp đỡ Iraq khôi phục kinh tế, còn tiếp tục cung cấp vũ khí cho nó, hơn nữa Iraq còn sản xuất vũ khí hóa học và lặng lẽ duy trì nghiên cứu sản xuất vũ khí hạt nhân, cứ như vậy, Iraq một tay người Mĩ giúp đỡ, trở thành quốc gia có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất khu Trung Đông ngoài Iran ra.

Sau đó, Iraq đưa ra yêu cầu lãnh thổ đối với Kuwait, đòi bồi thường một tỷ đô la Mĩ vì cái gọi là “Trộm dầu mỏ”, quân đội tập kết trên quy mô lớn ở vùng sát biên giới Kuwait, lãnh đạo Mĩ tuy là tìm hiểu tình hình, lại cũng không có hành động đưa ra cảnh cáo gì.

Việc này khiến Saddam hiểu lầm. Ông ta cho rằng, người Mĩ cũng không phản đối Kuwait cắt nhường lãnh thổ cho Iraq và đền bù “hy sinh”, chính quyền Bush hy vọng duy trì thế cân bằng của khu vùng vịnh, vẫn đem lực lượng quân sự của Iraq định ngăn chặn chính quyền Islam Iraq và Syria Ảrập phản Mỹ, phục hưng Đảng Xã Hội, cân bằng lực lượng đảng cầm quyền của Mĩ, cho nên ông ta mới dám thách thức thế giới, xâm lược Kuwait.

Cho nên nói chung, trước ý đồ xâm lược Kuwait của Iraq, Mĩ chẳng những chưa từng cảnh cáo Saddam trong xung đột của Kuwait rằng không cần dùng vũ lực, ngược lại còn phát ra tín hiệu ngoại giao mơ hồ thậm chí lệch lạc, tín hiệu ngoại giao lệch lạc này lại cổ vũ Saddam quyết định áp dụng hành động.

Mà mục đích của Mĩ làm như vậy chính là khiến cho lực lượng quân sự Iraq sinh ra uy hiếp đối với các quốc gia vùng vịnh, khiến cho những quốc gia này không thể không tìm sự bảo vệ của Mĩ, do đó chủ động mời quân Mĩ trở về khu Trung Đông với quy mô lớn!

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenConvert.NET
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK